Thời gian gần đây có rất nhiều siêu cây cảnh được giới yêu cây xếp vào hàng độc bản, có giá trị tiền tỷ, thậm chí là vài trăm tỷ đồng khiến ai nghe cũng thấy choáng váng. Các siêu cây có giá "khủng" thu hút người xem sẽ được định giá này phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố về tuổi đời hay độ "kỳ hoa dị thảo"...
Thông tin trên Dân Việt, kênh Nghệ thuật và bonsai đăng tải đoạn clip giới thiệu về cặp đôi cây cảnh đạt kỷ lục Guinness độc bản Việt Nam. Cụ thể đoạn lip nói về cây lộc vừng và cây me kiểng thuộc sở hữu của ông Trần Hùng Liệt (46 tuổi) - một người khá nổi tiếng trong giới chơi cây cảnh ở miền Tây.
Nổi bật trong giàn cây cảnh tiền tỷ của ông Liệt, cây lộc vừng có dáng bonsai, tuổi đời hơn 100 năm, hoành gốc trên 4m, chiều cao 7m, đường kính tán trên 6m. Chủ nhân định giá cho siêu cây này là 120 tỷ đồng.
Cây lộc vừng nổi tiếng bởi dáng thế đẹp, chủ nhân ví như "báu vật" trong nhà. Tuy nhiên nếu ai có nhu cầu mua, ông có thể bán 1 trong 2 cây chứ không bán cả 2 vì đây là niềm đam mê của riêng ông. Ông cũng hé lộ: "Tôi chỉ bán 1 cây cho vợ vui thôi chứ tiền nhiều mà làm gì".
Cách đây không lâu, nhiều vị khách, giới chơi cây khi đến Triển lãm cây cảnh Bắc Ninh đều trầm trồ trước cây lộc vừng lớn trồng trong chậu được rao bán với giá ít nhất 2 tỷ đồng.
Theo Dân Trí, cây lộc vừng của ông Nguyễn Văn Phúc,một nông dân thuộc vùng cây cảnh Văn Giang (Hưng Yên) - vẫn được du khách, giới chơi cây chú ý bởi rất ít khi họ nhìn thấy một cây lộc vừng trồng trong chậu lớn như vậy. Với độ "khủng" của thân, gốc, cây phải có tuổi đời hàng trăm năm
Theo ông Phúc, nhiều cây lộc vừng trong rừng hay mọc ở ngoài tự nhiên rất lớn nhưng để có một cây lên chậu lớn như vậy rất hiếm vì phải trải qua nhiều năm mới có được. “Cây này đưa lên chậu 35 năm nay, toàn bộ bệ rễ, thân, tay cành lớn… đã rất mịn, múp sẹo (sẹo liền)”, ông Phúc giới thiệu.
Nhìn từ xa các điểm cắt giữa tay cành và thân cũng liền sẹo. “Chỉ những người làm nghề mới nhận biết rõ nhất những vết cắt để thu cành ngắn lại hay vết đục theo thời gian đã liền để tạo nên một tác phẩm hoàn chỉnh từ gốc lên ngọn. Chỉ những người làm nghề mới biết để một cây lớn sống trong chậu khó khăn như thế nào”, ông Phúc nói.
Trúc Chi (t/h)