Mang thai hộ: Ngoài mẹ đẻ con sẽ có thêm mẹ ruột

Mang thai hộ: Ngoài mẹ đẻ con sẽ có thêm mẹ ruột

Thứ 4, 27/11/2013 | 14:16
0
Nếu việc mang thai hộ được thừa nhận trong luật thì nhiều quy định pháp luật khác sẽ phải thay đổi, thậm chí những thuật ngữ pháp lý cũng cần được xem xét lại.

Chế định mang thai hộ vì mục đích nhân đạo trong dự thảo sửa đổi Luật hôn nhân gia đình đang được khá nhiều người ủng hộ và nhiều khả năng quy định về mang thai hộ sẽ chính thức được đưa vào luật trong thời gian tới.

Ngoài việc sẽ phải thay đổi một số quy định trong luật hôn nhân gia đình về xác định quan hệ cha mẹ con, vấn đề khai sinh, hộ tịch thì việc thừa nhận vấn đề mang thai hộ sẽ dẫn đến những thay đổi khác trong Bộ luật dân sự.

Cụ thể liên quan đến vấn đề thừa kế, Bộ luật dân sự quy định hàng thừa kế thứ nhất gồm: Vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết. Tuy nhiên, khi chế định mang thai hộ được đưa vào luật chắc chắn phải định nghĩa lại thế nào là cha đẻ, mẹ đẻ.

Luật sư - Mang thai hộ: Ngoài mẹ đẻ con sẽ có thêm mẹ ruột

Ảnh minh họa

Bởi lẽ, hiểu theo nghĩa đen thì người đẻ ra đứa trẻ do mang thai hộ không có quan hệ huyết thống hay nuôi dưỡng với đứa trẻ nên sẽ không thuộc trường hợp được thừa kế. Trong khi đó Bộ luật dân sự chưa có một thuật ngữ nào dạng như cha ruột, mẹ ruột hay cha cùng huyết thống, mẹ cùng huyết thống.

Hiện tại thuật ngữ cha đẻ, mẹ đẻ trong bộ luật dân sự vẫn gắn liền với ý nghĩa là người sinh ra đứa trẻ và có cùng huyết thống với đứa trẻ.

Thuật ngữ cha đẻ, mẹ đẻ cũng được ghi nhận trong Bộ luật dân sự khi nói về quyền thay đổi họ tên, quyền xác định dân tộc…

Chẳng hạn, đối với việc xác định dân tộc, điều 28, Bộ luật dân sự 2005 quy định: "Cá nhân khi sinh ra được xác định dân tộc theo dân tộc của cha đẻ, mẹ đẻ. Trong trường hợp cha đẻ và mẹ đẻ thuộc hai dân tộc khác nhau thì dân tộc của người con được xác định là dân tộc của cha đẻ hoặc dân tộc của mẹ đẻ theo tập quán hoặc theo thoả thuận của cha đẻ, mẹ đẻ…”.

Khi vấn đề mang thai hộ được thừa nhận, đứa trẻ sinh ra được giao cho người nhờ mang thai hộ thì những vấn đề như dân tộc, dòng họ dĩ nhiên sẽ theo người nhờ mang thai hộ. Nhưng thực tế thì người mang thai hộ lại không phải là mẹ đẻ ra đứa trẻ (hiểu theo nghĩa đen).

Do đó, những quy định nói trên của Bộ luật dân sự sẽ “lỗi thời” nếu như vấn đề mang thai hộ được đưa vào luật hôn nhân gia đình. Người sinh ra đứa trẻ sau 9 tháng 10 ngày mang nặng đẻ đau sẽ được gọi là người mang thai hộ hay là mẹ đẻ của đứa trẻ vẫn là một câu hỏi chưa có lời giải đáp.

Rõ ràng cần phải có một quy định cụ thể, hướng dẫn chi tiết thế nào là cha đẻ, mẹ đẻ thế nào là cha ruột, mẹ ruột. Và rất có thể một đứa trẻ khi sinh ra sẽ có cả mẹ đẻ và mẹ ruột.

Điều 27. Quyền thay đổi họ, tên

1. Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ, tên trong các trường hợp sau đây:

a) Theo yêu cầu của người có họ, tên mà việc sử dụng họ, tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó;

b) Theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi về việc thay đổi họ, tên cho con nuôi hoặc khi người con nuôi thôi không làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại họ, tên mà cha đẻ, mẹ đẻ đã đặt;

c) Theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc người con khi xác định cha, mẹ cho con;

d) Thay đổi họ cho con từ họ của cha sang họ của mẹ hoặc ngược lại;

đ) Thay đổi họ, tên của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình;

e) Thay đổi họ, tên của người được xác định lại giới tính;

g) Các trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định.

2. Việc thay đổi họ, tên cho người từ đủ chín tuổi trở lên phải có sự đồng ý của người đó.

3. Việc thay đổi họ, tên của cá nhân không làm thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự được xác lập theo họ, tên cũ.

Điều 28. Quyền xác định dân tộc

1. Cá nhân khi sinh ra được xác định dân tộc theo dân tộc của cha đẻ, mẹ đẻ. Trong trường hợp cha đẻ và mẹ đẻ thuộc hai dân tộc khác nhau thì dân tộc của người con được xác định là dân tộc của cha đẻ hoặc dân tộc của mẹ đẻ theo tập quán hoặc theo thoả thuận của cha đẻ, mẹ đẻ.

2. Người đã thành niên, cha đẻ và mẹ đẻ hoặc người giám hộ của người chưa thành niên có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định lại dân tộc trong các trường hợp sau đây:

a) Xác định lại theo dân tộc của cha đẻ hoặc mẹ đẻ, nếu cha đẻ, mẹ đẻ thuộc hai dân tộc khác nhau;

b) Xác định lại theo dân tộc của cha đẻ, mẹ đẻ trong trường hợp làm con nuôi của người thuộc dân tộc khác mà được xác định theo dân tộc của cha nuôi, mẹ nuôi do không biết cha đẻ, mẹ đẻ là ai.

3. Trong trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ hoặc người giám hộ của người chưa thành niên yêu cầu xác định lại dân tộc cho người chưa thành niên từ đủ mười lăm tuổi trở lên theo quy định tại khoản 2 Điều này thì phải được sự đồng ý của người chưa thành niên đó.

Tạ Giang

Mang thai hộ làm ‘phá sản’ nguyên tắc xác định cha con

Thứ 4, 27/11/2013 | 08:22
Chế định mang thai hộ vì mục đích nhân đạo trong dự thảo sửa đổi Luật hôn nhân gia đình đang được khá nhiều người ủng hộ và nhiều khả năng quy định về mang thai hộ sẽ chính thức được đưa vào luật trong thời gian tới.

Nhiều đại biểu ủng hộ quy định cho mang thai hộ

Thứ 6, 15/11/2013 | 10:37
Trước thực tế nhiều cặp vợ chồng hiếm muộn, khao khát có con, một số đại biểu quốc hội đồng tình với quy định cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, tuy nhiên cần có chế tài xử phạt nếu vi phạm.

Việt Nam sắp cho mang thai hộ?

Thứ 5, 14/11/2013 | 18:13
Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII đang diễn ra với rất nhiều vấn đề nóng được cả xã hội quan tâm. Đặc biệt trong phiên thảo luận mới đây, dự thảo Luật Hôn nhân và Gia đình sửa đổi có nêu vấn đề: "Nghiêm cấm mang thai hộ với mục đích thương mại nhưng cho phép mang thai hộ với mục đích nhân đạo" đã trở thành điểm nóng với rất nhiều ý kiến trái chiều. Đa số công luận ủng hộ nhưng cũng nhiều lo ngại trăn trở về biến tướng của vấn đề nhạy cảm này.

Mang thai hộ phải là người thân thích?

Thứ 6, 14/06/2013 | 08:59
Mang thai hộ là vấn đề mà Luật Hôn nhân gia đình (HNGĐ) hiện hành “bỏ trống”, vì thế thực tế nảy sinh muôn ngàn rắc rối, đơn cử như việc ai sẽ là mẹ đích thực của đứa trẻ, người mang thai hộ cần đảm bảo các tiêu chuẩn về sức khỏe ra sao, trường hợp không nhận con thì giải quyết thế nào. Dự thảo Luật HNGĐ sửa đổi đã dự liệu các tình huống này.

Lo đẻ 'thuê', đẻ 'chui' lợi dụng nếu cho phép mang thai hộ

Thứ 6, 26/04/2013 | 09:57
Mục đích là nhân đạo, nhưng nhiều người cố tình hiểu sai, lợi dụng điều này để mua bán con, thông qua các dịch vụ đẻ “thuê”, đẻ “chui” như hiện nay.

Tâm sự của người đàn bà hành nghề 'mang thai hộ'

Thứ 3, 23/04/2013 | 07:59
"Cách đây gần một năm em từng mang thai hộ cho một cặp vợ chồng người nước ngoài. Kết quả mang thai hộ của em ngoài sức mong đợi, em sinh cho họ một cặp gồm một trai một gái. Cũng chính vì thế mà em có uy tín trong nghề mang thai hộ", cô gái tên Thanh chia sẻ.

Mang thai hộ: Con sinh ra là con của ai?

Thứ 5, 04/04/2013 | 09:57
Mang thai hộ hay đẻ thuê là những cụm từ không còn xa lạ trong thời gian gần đây. Pháp luật Việt Nam cũng đã có những quy định nhằm ngăn chặn việc mang thai hộ.

Mang thai hộ làm ‘phá sản’ nguyên tắc xác định cha con

Thứ 4, 27/11/2013 | 08:22
Chế định mang thai hộ vì mục đích nhân đạo trong dự thảo sửa đổi Luật hôn nhân gia đình đang được khá nhiều người ủng hộ và nhiều khả năng quy định về mang thai hộ sẽ chính thức được đưa vào luật trong thời gian tới.

Nhiều đại biểu ủng hộ quy định cho mang thai hộ

Thứ 6, 15/11/2013 | 10:37
Trước thực tế nhiều cặp vợ chồng hiếm muộn, khao khát có con, một số đại biểu quốc hội đồng tình với quy định cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, tuy nhiên cần có chế tài xử phạt nếu vi phạm.

Việt Nam sắp cho mang thai hộ?

Thứ 5, 14/11/2013 | 18:13
Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII đang diễn ra với rất nhiều vấn đề nóng được cả xã hội quan tâm. Đặc biệt trong phiên thảo luận mới đây, dự thảo Luật Hôn nhân và Gia đình sửa đổi có nêu vấn đề: "Nghiêm cấm mang thai hộ với mục đích thương mại nhưng cho phép mang thai hộ với mục đích nhân đạo" đã trở thành điểm nóng với rất nhiều ý kiến trái chiều. Đa số công luận ủng hộ nhưng cũng nhiều lo ngại trăn trở về biến tướng của vấn đề nhạy cảm này.

Mang thai hộ phải là người thân thích?

Thứ 6, 14/06/2013 | 08:59
Mang thai hộ là vấn đề mà Luật Hôn nhân gia đình (HNGĐ) hiện hành “bỏ trống”, vì thế thực tế nảy sinh muôn ngàn rắc rối, đơn cử như việc ai sẽ là mẹ đích thực của đứa trẻ, người mang thai hộ cần đảm bảo các tiêu chuẩn về sức khỏe ra sao, trường hợp không nhận con thì giải quyết thế nào. Dự thảo Luật HNGĐ sửa đổi đã dự liệu các tình huống này.

Lo đẻ 'thuê', đẻ 'chui' lợi dụng nếu cho phép mang thai hộ

Thứ 6, 26/04/2013 | 09:57
Mục đích là nhân đạo, nhưng nhiều người cố tình hiểu sai, lợi dụng điều này để mua bán con, thông qua các dịch vụ đẻ “thuê”, đẻ “chui” như hiện nay.

Tâm sự của người đàn bà hành nghề 'mang thai hộ'

Thứ 3, 23/04/2013 | 07:59
"Cách đây gần một năm em từng mang thai hộ cho một cặp vợ chồng người nước ngoài. Kết quả mang thai hộ của em ngoài sức mong đợi, em sinh cho họ một cặp gồm một trai một gái. Cũng chính vì thế mà em có uy tín trong nghề mang thai hộ", cô gái tên Thanh chia sẻ.

Mang thai hộ: Con sinh ra là con của ai?

Thứ 5, 04/04/2013 | 09:57
Mang thai hộ hay đẻ thuê là những cụm từ không còn xa lạ trong thời gian gần đây. Pháp luật Việt Nam cũng đã có những quy định nhằm ngăn chặn việc mang thai hộ.