Món quý tộc ở trời tây, xưa từng cho lợn ăn ở châu Á

Thứ 2, 26/12/2022 19:53

Người ta thường ví món ăn quý hiếm này như “vàng trắng", thậm chí còn đem buôn lậu trên toàn cầu.

Vẻ ngoài trong suốt, lấp lánh của lươn thủy tinh hẳn sẽ khiến nhiều người mê mẩn khi nhìn thấy chúng lần đầu. Đây là món ăn đắt đỏ ở trời tây, chúng còn được biết đến với tên gọi khác là cá chình châu Âu hoặc lươn châu Âu. Từng có một giai đoạn, giá lươn thủy tinh lên đến 1.000 EUR (25 triệu đồng)/kg. Còn thông thường, giá 1 con có thể lên đến 10 EUR (250.000 đồng).

img

Điều thú vị là lươn thủy tinh ở châu Âu có giá rất cao, nhưng ở châu Á chúng lại từng được dùng làm… thức ăn cho lợn. Cụ thể, vào những năm 60-70 của thế kỷ trước, lươn thủy tinh xuất hiện rất nhiều ở vùng nông thôn Trung Quốc, chỉ cần tới kênh rạch hay ao hồ là có thể bắt được chúng. Có lẽ vì người Trung Quốc khi ấy cảm thấy lươn thủy tinh sinh sản tràn lan mà hương vị lại nhạt nhẽo nên đã dùng chúng để nuôi lợn.

img

Loài này sinh sản ở phía Tây đảo Mariana, cách bờ biển Nhật Bản khoảng 2.000 - 3.000km. Chúng sẽ thay đổi về màu sắc của da theo một số giai đoạn trưởng thành. Đến khi trưởng thành, lớp da trong suốt như thủy tinh kia sẽ biến đổi thành màu vàng. Và khi sinh sản, da của chúng sẽ đổi sang màu bạc. 

img

Được biết, lươn thủy tinh được coi là có thể giúp tăng cường sinh lý nên rất được ưa chuộng tại nhiều nước như Nhật Bản, Tây Ban Nha… Theo Tổ chức Bảo tồn Lươn châu Âu, nghề buôn lậu lươn thủy tinh mang về khoảng 3,7 tỷ USD mỗi năm. Chúng còn được ví như “vàng trắng” vì mức giá trên trời. 

Hiện tại, lươn thủy tinh đang nằm trong danh sách những loài "cực kỳ nguy cấp" cần bảo vệ của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN), nguyên nhân là do hoạt động buôn bán bất hợp pháp của những kẻ buôn lươn.

Hương Nguyễn (Theo 163.com)

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.