Mua bát đĩa tránh xa 3 loại này vì có thể là

Mua bát đĩa tránh xa 3 loại này vì có thể là "ổ độc tố", dễ gây ung thư

Thứ 2, 06/12/2021 | 19:00
0
Có 3 loại bát các chuyên gia khuyên bạn không nên mua vì sử dụng lâu dài có thể gây nguy hại đến sức khỏe.

Bát đĩa là dụng cụ không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày và chúng cũng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe. Trên thị trường hiện nay có vô vàn các loại bát đĩa với mẫu mã, màu sắc đa dạng khác nhau nhưng để chọn mua được những sản phẩm bát đĩa an toàn, đạt chất lượng, giá cả phải chăng, không phải điều đơn giản. Nếu mua phải những sản phẩm kém chất lượng, chất độc hại từ bát có thể thôi nhiễm ra thực phẩm, ẩn họa gieo rắc nhiều căn bệnh nguy hiểm. Dưới đây là 3 loại bát các chuyên gia khuyên bạn không nên mua.

Bát sứ có màu men quá sặc sỡ

Đời sống - Mua bát đĩa tránh xa 3 loại này vì có thể là 'ổ độc tố', dễ gây ung thư

Những màu men sặc sỡ trong bát có thể gây hại cho cơ thể, chúng thôi nhiễm ra thực phẩm và ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta. Ảnh minh họa.

Khi lựa chọn bát đĩa làm bằng gốm sứ, người tiêu dùng không nên ham các sản phẩm có màu sắc quá bắt mắt, hoa văn cầu kỳ bởi chúng thường sử dụng nhiều chì để tăng độ bám dính, độ sắc nét, màu mè của hoa văn.

Nhiễm độc chì sẽ gây sụt cân, buồn nôn, đau bụng, tăng nguy cơ cao huyết áp,… về lâu về dài sẽ gây ra các bệnh về thận và não. Đáng lo ngại nhất là chì làm ảnh hưởng xấu tới trí tuệ trẻ em, nồng độ chì trong máu càng tăng thì chỉ số IQ của trẻ càng giảm. Chì trong máu tăng thêm từ 1-4mcg/dL thì chỉ số IQ giảm 2,3 - 5,2 điểm (trung bình giảm 3,7 điểm). Ngày càng có nhiều nghiên cứu thuyết phục cho thấy ngay cả với chì trong máu <10mcg/dL, vẫn có mối liên quan tỷ lệ nghịch giữa chì máu và chỉ số IQ.

Thân bát gồ ghề, họa tiết phức tạp

Không chỉ khó sử dụng, loại bát này còn gây phiền phức trong khâu vệ sinh do kết cấu phức tạp, khiến vi khuẩn dễ tích tụ, cặn thực phẩm khó được làm sạch. Điều này có thể khiến cơ thể bị nhiễm khuẩn, đặc biệt là các căn bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa.

Bát giả sứ

Bát giả sứ được nhiều người yêu thích vì đẹp mắt, giá rẻ, tuy nhiên nhiều loại bát giả sứ kém chất lượng thường được làm từ nhựa melamine, sử dụng trong nước nóng có thể giải phóng formaldehyde.

IARC - Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế thuộc WHO cũng đã liệt kê formaldehyde vào danh sách các chất gây ung thư cấp 1. Tiếp xúc lâu dài có thể gây ra ung thư vòm họng, ung thư hạch bạch huyết, u não, bệnh bạch cầu...

Đời sống - Mua bát đĩa tránh xa 3 loại này vì có thể là 'ổ độc tố', dễ gây ung thư (Hình 2).

Nên chọn những bộ bát màu trắng để tránh nguy cơ ngộ độc chì. Ảnh minh họa.

Vậy khi đi chợ, nên chọn những bộ đồ ăn như thế nào là an toàn?

Nguyên tắc chung khi chọn mua bát đĩa an toàn là ưu tiên cho những sản phẩm có thương hiệu và nguồn gốc rõ ràng. Đây là điều quan trọng vì nó minh chứng cho việc sản phẩm đã được đăng ký và kiểm tra chất lượng.

Để giúp người tiêu dùng dễ dàng nhận biết sản phẩm có đạt chất lượng hay không, trên mỗi sản phẩm đã được công bố hợp quy thường sẽ được gắn dấu CR (tem hợp quy).

Theo đó, các sản phẩm bát, đĩa bằng gốm sứ phải đảm bảo các chỉ tiêu về hàm lượng chì, cadmi, còn đối với những sản phẩm bằng nhựa là những chỉ tiêu về phenol, formaldehyde,...

Tổ chức, cá nhân nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh bao bì, dụng cụ phải công bố hợp quy theo các yêu cầu của quy chuẩn này. Tổ chức, cá nhân chỉ được phép nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh bao bì, dụng cụ sau khi đã được Cục An toàn thực phẩm cấp Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy và đáp ứng các quy định pháp luật hiện hành khác có liên quan.

Ngoài ra chúng ta nên chọn những bộ bát màu trắng để tránh nguy cơ ngộ độc chì. Không nên chọn loại men sứ có hoa văn sặc sỡ, tốt nhất là men đồng màu, càng đơn giản càng tốt. Trong tất cả các chất liệu bát thì bát thủy tinh là loại an toàn nhất nhưng khi dùng bát thủy tinh, các bạn không nên đổ nước quá nóng vì có thể khiến bát bị vỡ.

Với bát ăn cơm, đĩa và khay bằng sứ có ba cách chọn: Nhìn, gõ và úp. Quan sát bề mặt ngoài của đồ vật để xem độ sáng, xỉn của màu men, đậm nhạt của các hình vẽ và có các điểm đen, vết rạn nứt hay không.

Dùng que nhỏ gõ nhẹ lên thành bát hay cạnh đĩa, khay. Nếu âm thanh phát ra nghe giòn, trong thì đó là đồ tốt, nếu âm thanh đục hay pha tạp thì chứng tỏ đó là đồ chất lượng kém.

Hãy úp ngược bát hay đĩa lên một mặt phẳng hay úp ngược chúng vào nhau. Sản phẩm chất lượng cao thường được tạo hình tròn trĩnh, cân đối, khi úp xuống sẽ không thấy cong lệch. Chú ý, với bát ăn cơm nên chọn loại đáy cao vì như vậy sẽ tránh được bỏng tay và khi cầm cũng dễ dàng thuận tiện hơn.

Minh Hoa (t/h)

 

 

Những sai lầm khi ăn khiến thịt bò mất hết chất dinh dưỡng

Chủ nhật, 28/11/2021 | 06:00
Thịt bò là thực phẩm bổ dưỡng, được nhiều chị em nội trợ lựa chọn vào thực đơn hàng ngày. Tuy nhiên không phải ai cũng ăn thịt bò đúng cách.

Chuyên gia chỉ ra 7 sai lầm khi ăn rau muống, cần loại bỏ ngay

Thứ 5, 25/11/2021 | 06:57
Rau muống là loại rau quen thuộc trên mâm cơm của các gia đình người Việt. Dù thế, không phải ai cũng ăn rau muống đúng cách.

Chuyên gia chỉ ra 4 sai lầm khi ăn bưởi cần loại bỏ ngay

Thứ 4, 17/11/2021 | 07:44
Bưởi có rất nhiều công dụng và tốt cho sức khỏe, tuy nhiên nếu ăn bưởi không đúng cách có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.

Chuyên gia chỉ ra những sai lầm cơ bản khi ăn cá

Thứ 7, 06/11/2021 | 14:00
Cá là thực phẩm quen thuộc của mỗi gia đình, dù thế không phải ai cũng biết ăn cá đúng cách.
Cùng chuyên mục

Tp.HCM: 2 thẩm mỹ viện ngang nhiên hoạt động trái phép

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:45
2 cơ sở thẩm mỹ hoạt động trái phép tại quận 1 hiện đang bị đình chỉ hoạt động, nhưng vẫn ngang nhiên cung ứng dịch vụ khám, chữa bệnh.

Cải tạo ngôi nhà, cặp vợ chồng sốc nặng khi phát hiện ra giếng bí mật

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:36
Một cặp vợ chồng đã vô cùng sửng sốt khi phát hiện ra một cái giếng bí mật 200 năm tuổi bên dưới hành lang khi họ bắt đầu cải tạo ngôi nhà của mình.

Th.S Tâm lý Nguyễn Ngọc Vui: "Thuật ngữ 'chữa lành' đang bị lạm dụng"

Thứ 6, 26/04/2024 | 18:50
Trò chuyện cùng Người Đưa Tin, Thạc sĩ tâm lý Nguyễn Ngọc Vui có những lý giải cặn kẽ về khái niệm chữa lành đang được sử dụng một cách tràn làn.
     
Nổi bật trong ngày

Bé 3 tuổi bị ngộ độc chì nặng, nguy kịch vì sai lầm của cha mẹ

Thứ 5, 25/04/2024 | 19:51
Bệnh viện Nhi trung ương đang điều trị tích cực cho một bệnh nhi bị ngộ độc chì nặng do cha mẹ cho trẻ dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc để chữa động kinh.

Thứ “xưa không ai dám ăn” nay thành đặc sản đắt đỏ 1,4 triệu đồng/kg

Thứ 6, 26/04/2024 | 11:25
Để săn được loại đặc sản này, người dân Tây Ninh phải leo núi, dùng mồi để câu trong những hốc đá cheo leo.

Loại quả dại "xanh lét" trước rụng đầy gốc nay lên tầm đặc sản "một vốn bốn lời"

Thứ 6, 26/04/2024 | 15:30
Từ loại quả mọc dại, người dân hái "ăn vui miệng", không ngờ khi chế biến lại thành một món ngon bất ngờ, giá cũng đắt đỏ 200.000 đồng/kg.

Anh nông dân kiếm hơn nửa tỷ/năm nhờ nuôi con vật “hiền lành” trong hộp nhựa

Thứ 5, 25/04/2024 | 07:30
Nhờ tinh thần quyết tâm cùng sự sáng tạo trong cách nghĩ cách làm, anh Lương Anh Thiện hiện có nguồn thu nhập khiến nhiều người ao ước.

Loại quả "quê mùa" trước không ai ngó nay vào rừng hái về sang tay 300.000 đồng/kg

Thứ 5, 25/04/2024 | 15:30
Nhìn vừa có nét giống quả tiêu lại vừa giống hạt cà dại, rất nhiều người không hề biết tên của loại quả "quê mùa" này.