Mua voucher du lịch: Thực tế khác xa quảng cáo

Mua voucher du lịch: Thực tế khác xa quảng cáo

Thứ 3, 11/06/2013 | 11:27
0
Với mong muốn tiết kiệm chi phí nhưng vẫn được hưởng chất lượng dịch vụ tốt, không ít người đã chọn mua voucher giảm giá du lịch. Song, chỉ đến khi sử dụng dịch vụ, nhiều người mới “ngã ngửa” của rẻ là của ôi…

Ăn quả đắng…

Theo đại diện nhiều công ty lữ hành thì voucher du lịch không còn quá xa lạ với các nước phát triển. Đây là một loại thẻ đã được thanh toán trước. Ưu điểm lớn nhất của voucher là giúp quý khách được hưởng dịch vụ tốt, phòng nghỉ chất lượng cao mà chỉ cần trả tiền bằng 50% giá công bố của tour du lịch đó hoặc 70% giá bán của các đại lý du lịch. Mặc dù, voucher là một trong những hình thức kích cầu du lịch bởi giá rẻ sẽ thu hút được du khách mua. Tuy nhiên, trên thực tế phần lớn du khách sau khi sử dụng đều có nhận xét chung “của rẻ là của ôi”.

Lạ & Cười - Mua voucher du lịch: Thực tế khác xa quảng cáo
Du khách nên cân nhắc và tìm hiểu kỹ thông tin về các voucher du lịch trước khi đặt mua qua các website. (Ảnh minh họa)

Theo kinh nghiệm của những người đã từng mua voucher giảm giá du lịch thì dịch vụ thực tế không giống như quảng cáo. Gọi điện đến Đường dây nóng Báo ANTĐ, chị Phạm Thanh Thuý, ở phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng chưa hết bực mình kể: Cách đây 2 tuần, chị đã đặt mua 3 voucher nghỉ 2 đêm tại một khách sạn 3 sao ở Hội An với giá 1.350.000 đồng/đêm.

Trước khi mua voucher, chị đã được đơn vị cung cấp voucher quảng cáo đây là loại phòng cao cấp rộng rãi, cửa sổ phòng nhìn ra biển rất đẹp,… Tuy nhiên, khi cùng gia đình đến khách sạn, chị vô cùng ngỡ ngàng khi được nhân viên khách sạn cho biết loại phòng mà chị đã mua trên voucher là loại phòng standard (phòng tiêu chuẩn) diện tích khá nhỏ, lại ở tầng thấp, không có cửa sổ nhìn ra biển. Cho rằng có sự nhầm lẫn, chị Thuý thắc mắc với quản lý của khách sạn thì nhận được câu trả lời “khách sạn chỉ ký hợp đồng với đơn vị cung cấp voucher cho khách hàng sử dụng loại phòng tiêu chuẩn”. Nếu khách muốn ở loại phòng tốt hơn sẽ phải trả thêm 500.000 đồng/phòng/đêm.

“Chẳng biết có phải họ phân biệt khách hàng sử dụng voucher với khách hàng đặt phòng thông thường hay không mà mất gần 2 tiếng đồng hồ chờ đợi, tôi mới được nhận phòng. Đã vậy còn chuốc bực vào mình vì mất thời gian giải thích. Tôi rút ra kinh nghiệm là không nên sử dụng các loại voucher giảm giá vì hầu hết các đơn vị đưa ra khuyến mãi kiểu này chẳng khác nào “treo đầu dê, bán thịt chó” – chị Thuý phản ánh.

Tương tự, anh Bùi Thế Anh- nhân viên một công ty xây dựng cũng phải chịu cảnh ấm ức khi mua voucher du lịch đặt phòng ở Mũi Né trong kỳ nghỉ 1-5 vừa rồi. Khi đến nhận phòng, anh Thế Anh được khách sạn thông báo hết phòng. Sau một vài cuộc điện thoại, nhân viên lễ tân cho biết sẽ đưa gia đình anh đến một khách sạn khác và trấn an dịch vụ tại đây khá tốt. Tuy nhiên, khi đến khách sạn mới, anh không hề nhận được dịch vụ tốt như quảng cáo trên voucher. Vì không muốn chuyến đi mất vui nên anh Thế Anh đành phải trả thêm tiền để được hưởng dịch vụ tốt hơn.

Theo anh Thế Anh, thực chất, những ưu đãi mà đơn vị cung cấp voucher đưa ra chỉ áp dụng trong những dịp số lượng khách du lịch giảm, thậm chí những khách sạn mà những đơn vị này liên kết để cung cấp dịch vụ thường là những khách sạn vắng khách, chất lượng kém, thậm chí là xa trung tâm. “Mua voucher giảm giá tưởng là tiết kiệm chi phí nhưng nếu muốn dịch vụ như ý thì chẳng còn cách nào khác là phải trả thêm phí cho khách sạn. Như vậy còn tốn kém hơn nhiều so với đặt phòng trực tiếp”- anh Thế Anh than phiền.

Nguy hiểm kiểu làm ăn chụp giật

Chia sẻ kinh nghiệm của mình, chị Nguyễn Hoàng Oanh- nhân viên công ty quảng cáo cho hay, nếu có ý định mua voucher, mọi người nên kiểm tra kỹ phần dịch vụ trong voucher đó. Sau đó, nên gọi điện trực tiếp đến khách sạn để kiểm tra loại phòng, giá cả, nếu chất lượng tốt và giá rẻ hơn thì mới mua. Cách an toàn hơn là đặt trực tiếp tại các công ty lữ hành du lịch, vừa đảm bảo, vừa yên tâm về chất lượng.

Ông Nguyễn Văn Quang- Giám đốc Công ty Du lịch Sapa nhận xét, để đáp ứng nhu cầu du lịch, nhiều công ty lữ hành tung ra hàng loạt tour nội địa và quốc tế bằng hình thức voucher du lịch, áp dụng nhiều hình thức giảm giá phòng, giá tour từ 15-50%. Mặc dù đây là một cách làm hiệu quả để cạnh tranh thu hút khách du lịch nhưng người tiêu dùng cũng nên cảnh giác, bởi nhiều đơn vị không uy tín, làm ăn theo kiểu chụp giật thường tăng giá lên rồi giảm trong voucher hoặc cắt giảm nhiều tiện ích và điều kiện đi kèm, đánh vào tâm lý ham rẻ của khách hàng. Chính vì vậy, không ít khách hàng than phiền các tour du lịch dạng này chất lượng dịch vụ kém, khách sạn từ 3, 4 sao được hạ xuống thành khách sạn bình dân, thiếu đủ thứ. Đây là lối kinh doanh ăn xổi, ở thì.

Cũng theo ông Quang, nếu các đơn vị cung cấp dịch vụ và đơn vị lữ hành không phối hợp cùng nhau để đưa ra những chương trình phù hợp, đảm bảo quyền lợi khách hàng, thì chính khách du lịch nội địa sẽ mất dần niềm tin vào du lịch trong nước. Bởi khi khách du lịch Việt còn hoài nghi về chất lượng dịch vụ của những tour du lịch trong nước thì thử hỏi du khách nước ngoài sẽ đánh giá thế nào về chất lượng du lịch Việt Nam.

Theo An ninh Thủ đô

Săn voucher du lịch để lén lút ngoại tình

Thứ 5, 14/02/2013 | 14:38
Nổi tiếng công ty bởi vẻ ngoài bốc lửa nhưng Hà My vẫn đi về lẻ bóng, thỉnh thoảng cô lại mất hút vào dịp cuối tuần vì đi bar, du lịch với nhóm bạn thời đại học.

Chê khuyến mãi nội, người Việt du lịch nước ngoài

Thứ 6, 15/03/2013 | 09:25
Mặc dù đang vào mùa cao điểm du lịch nhưng vì ế ẩm các hãng lữ hành, dịch vụ du lịch kèm theo đã ồ ạt đưa ra nhiều chương trình giảm giá kích cầu hấp dẫn. Tuy nhiên, khách quốc tế không mà khách nội địa lại đi du lịch nước ngoài nhiều hơn.

Triển lãm Du lịch Trăng mật và Dịch vụ Cưới 2012

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:49
Triển lãm Du lịch Trăng mật và Dịch vụ Cưới 2012 với chuỗi hoạt động phong phú diễn ra liên tục trong 3 ngày sẽ là sự kiện cưới lớn nhất trong năm với những tour du lịch ấn tượng nhất ghi lại những khoảnh khắc khó quên trong đời dành cho các cặp uyên ương.

Khách hàng "ăn quả đắng" vì các dịch vụ gắn mác VIP

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:43
Gắn mác VIP cho các sản phẩm bình dân hay câu kéo khách mở thẻ sử dụng dịch vụ VIP với những ưu đãi bèo bọt... là những chiêu lừa phổ biến đối với những khách hàng nhẹ dạ.

Kinh nghiệm đi du lịch cuối tuần cùng trẻ nhỏ

Chủ nhật, 09/06/2013 | 14:10
Những lời khuyên dưới đây sẽ giúp bạn cách tổ chức chuyến đi hoàn hảo cho gia đình mình ngay cả khi cho trẻ nhỏ đi cùng.

Du lịch Cát Bà: 150.000 đồng/đĩa rau muống

Thứ 5, 06/06/2013 | 10:40
Đi du lịch biển mùa nóng, các “thượng đế” không chỉ toát mồ hôi vì cảnh chen lấn, xô đẩy mà còn choáng với kiểu “chém” đẹp của các dịch vụ tại đây.