Mỹ đầu tư hàng tỷ USD nhằm mở rộng quy mô sản xuất vắc-xin Covid-19

Mỹ đầu tư hàng tỷ USD nhằm mở rộng quy mô sản xuất vắc-xin Covid-19

Phạm Thị Thu Thanh

Phạm Thị Thu Thanh

Thứ 5, 18/11/2021 15:34

Mục tiêu của chương trình là mở rộng năng lực phòng dịch bằng cách bổ sung 1 tỷ liều vắc-xin mRNA mỗi năm, với quy trình sản xuất được khởi động từ giữa năm 2022.

Hôm thứ Tư ngày 17/11, chính quyềnTtổng thống Joe Biden thông báo áp dụng các biện pháp để đầu tư hàng tỷ USD cho các nhà sản xuất thuốc, nhằm mở rộng quy mô sản xuất nội địa, giải quyết sự bất bình đẳng trong việc tiếp cận vắc-xin Covid-19, chia sẻ với cộng đồng thế giới và chuẩn bị ứng phó với nguy cơ những làn sóng đại dịch tiếp theo.

“Mục tiêu của chương trình là mở rộng năng lực phòng dịch bằng cách bổ sung 1 tỷ liều vắc-xin mRNA mỗi năm, với quy trình sản xuất được khởi động từ giữa năm 2022”, theo ông Jeff Zients, Điều phối viên ứng phó dịch Covid-19 của chính phủ Mỹ.

Ông cho biết thêm, Mỹ hiện đã tài trợ 250 triệu liều vắc-xin Covid-19 trên toàn cầu, nhiều hơn so với bất kỳ quốc gia nào, tiến tới đạt được mục tiêu chia sẻ hơn 1,1 tỷ liều vào cuối năm 2022.

Theo đó, Cơ quan Nghiên cứu và Phát triển Y sinh Tiên tiến Mỹ (BARDA) đang kêu gọi các công ty đã chứng minh có khả năng sản xuất vắc - xin mRNA hiệu quả để đấu thầu đầu tư trong việc mở rộng quy mô sản xuất. Pfizer và Moderna là hai hãng sản xuất vắc-xin mRNA lớn hiện nay đã được Mỹ chấp thuận.

Chính quyền Mỹ ưu tiên tiêm vắc-xin được sản xuất theo công nghệ mRNA bởi cho thấy hiệu quả cao hơn trong việc ngăn chặn tình trạng bệnh nghiêm trọng và tử vong do Covid-19 so với vắc-xin véc tơ virus Johnson & Johnson.

Thế giới - Mỹ đầu tư hàng tỷ USD nhằm mở rộng quy mô sản xuất vắc-xin Covid-19

Tổng thống Joe Biden phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh về khí hậu COP26 ngày 1/11. Ảnh: CNN

Bất bình đẳng vắc-xin

Tuyên bố được đưa ra trong bối cảnh Mỹ đang phải đối mặt với áp lực ngày càng lớn cả trong và ngoài nước về sự bất bình đẳng nguồn cung vắc-xin toàn cầu

Bởi chính quyền Tổng thống Joe Biden đang xem xét triển khai kế hoạch tiêm chủng nhắc lại cho tất cả người Mỹ trưởng thành, trong khi nhiều người dễ bị tổn thương ở các quốc gia nghèo hơn vẫn chờ đợi để được tiếp cận mũi tiêm đầu tiên.

Theo phân tích của ONE Campaign, một tổ chức vận động và viện trợ quốc tế, chỉ có 4,7% người dân các nước thu nhập thấp được tiêm chủng liều đầu tiên. Trong khi các quốc gia phát triển hơn đã có hơn 173 triệu mũi tiêm nhắc lại thì các nước thu nhập thấp mới ghi nhận khoảng 32 triệu mũi tiêm đầu tiên.

Hành động vẫn chưa đủ

Ông Robbie Silverman, nhà vận động chính sách cấp cao tại tổ chức Oxfam, hoan nghênh kế hoạch đầu tư của Mỹ nhưng cho biết hiện điều đó vẫn chưa đủ. Ông cho rằng Mỹ nên ủng hộ đề xuất mà Nam Phi và Ấn Độ đã kêu gọi tại WTO về dỡ bỏ quyền sở hữu trí tuệ đối với vắc-xin Covid-19, nhằm thúc đẩy sản xuất và khắc phục tình trạng bất bình đẳng trong tiếp cận vắc-xin giữa các nước. Ông nói: “Chính phủ Mỹ có rất nhiều công cụ để thúc đẩy các công ty dược phẩm" và “cần đảm bảo rằng các công ty do Mỹ tài trợ phải ưu tiên sức khỏe cộng đồng hơn lợi nhuận”.

Bà Ava Alkon, nhà nghiên cứu của Tổ chức Bác sĩ không biên giới (MSF), cho biết rằng 1 tỷ liều được sản xuất với sự đầu tư của Mỹ vẫn chưa thấm vào đâu so với con số cần thiết. Theo trang wdsu.com trích dẫn, các chuyên gia Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính cần đến 11 tỷ liều vắc-xin Covid-19 để đạt miễn dịch cộng đồng toàn cầu. Bà cho biết thêm một số ước tính rằng Mỹ có thể thừa ít nhất 500 triệu liều vắc-xin vào cuối năm nay.

Hãng dược phẩm Moderna cho biết họ mong được thảo luận với chính quyền, “tìm hiểu xem có thể đóng vai trò gì trong việc hỗ trợ chính phủ giải quyết vấn đề chuẩn bị cho ứng phó với đại dịch”

Phạm Thu Thanh ( theo AP, wdsu.com)

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.