Mỹ gọi lực lượng "đánh hội đồng", Nga thích "phiêu lưu" hãy coi chừng?

Mỹ gọi lực lượng "đánh hội đồng", Nga thích "phiêu lưu" hãy coi chừng?

Trương Mạnh Kiên

Trương Mạnh Kiên

Thứ 6, 11/12/2020 08:00

Chiến thuật đối đầu với Nga của ông Biden không mới: Tập hợp đồng minh NATO và "dạy cho Nga bài học".

Tiêu điểm - Mỹ gọi lực lượng 'đánh hội đồng', Nga thích 'phiêu lưu' hãy coi chừng?

Chính quyền mới của Mỹ sẽ tập trung chống lại Nga-Trung Quốc.

Ông Joe Biden từng tuyên bố sẽ đối đầu với Trung Quốc và Nga, nhưng không giống như Tổng thống Donald Trump, ông nhấn mạnh sự cần thiết phải hợp tác chặt chẽ với các đồng minh và các tổ chức quốc tế để thể hiện một mặt trận thống nhất chống lại hai quốc gia mà Washington coi là đối thủ cạnh tranh hàng đầu.

Tập hợp đồng minh chống Nga-Trung

Chính quyền Trump coi sự cạnh tranh với Trung Quốc và Nga phần lớn thông qua lăng kính thực tế, đề cao kỷ nguyên mới về “cạnh tranh quyền lực lớn” trong chính sách đối ngoại. Trong khi ông Biden nhiều khả năng nhìn nhận vấn đề về mặt ý thức hệ, coi tình hình không chỉ là cuộc tranh giành quyền lực giữa các quốc gia mà còn là cuộc đấu tranh giữa các nền dân chủ cùng chí hướng chống lại các đối thủ đang trỗi dậy.

Trong nhiệm kỳ tới đây, ông Biden sẽ đón nhận những thách thức đáng kể. Mối quan hệ của Mỹ với Bắc Kinh và Moscow đang trở nên gay gắt hơn so với những thập kỷ qua và người được coi là tổng thống sắp tới đã cho thấy rất ít ý định làm dịu cách tiếp cận của Washington.

Trung Quốc sở hữu công nghệ ngày càng tinh vi, tạo ra thách thức đối với một Chính phủ Mỹ có ngân sách quốc phòng đang ngày càng bị hạn chế. Nga tỏ ra thích thú với chủ nghĩa phiêu lưu địa chính trị, thứ có thể thách thức ông Biden giống như cách Moscow đã làm với cuộc khủng hoảng Ukraine khiến chính quyền Barack Obama phật ý vào năm 2014.

Trong cuộc phỏng vấn ngày 2/12 với cây bút Thomas Friedman của New York Times, Biden cho biết, ông sẽ không hủy bỏ ngay lập tức mức thuế 25% mà chính quyền Trump đặt lên hàng hóa Trung Quốc hoặc thỏa thuận ban đầu yêu cầu Trung Quốc mua 200 tỷ USD hàng hóa của Mỹ trong hơn hai năm. Biden cho biết ông sẽ dành khoảng thời gian để xem xét lại vấn đề này.

“Chiến lược tốt nhất dành cho Trung Quốc là chiến lược đưa tất cả - hoặc ít nhất là những ai đã từng là đồng minh của chúng ta – đứng trên cùng chiến tuyến,” ông nói. “Đó sẽ là ưu tiên chính của tôi. Trong những tuần đầu của nhiệm kỳ tổng thống, tôi sẽ cố gắng đưa nước Mỹ trở lại với các đồng minh”.

Chính quyền Biden cũng không có khả năng đảo ngược ngay lập tức các hạn chế mà ông Trump đã áp đặt đối với các công ty công nghệ Trung Quốc, mặc dù ông Biden có thể sẽ hợp tác chặt chẽ hơn với các đồng minh của Mỹ để thúc đẩy các lựa chọn thay thế cho các sản phẩm Trung Quốc.

Biden cho biết ông sẽ tập trung vào việc chấm dứt các chiến thuật kinh tế cưỡng bức của Trung Quốc, bao gồm cáo buộc về hành vi đánh cắp tài sản trí tuệ và các khoản trợ cấp của Chính phủ cho các tập đoàn Trung Quốc.

Ông cũng kêu gọi một chính sách đầy tham vọng nhằm đầu tư vào cơ sở hạ tầng, năng lượng, công nghệ sinh học và các lĩnh vực khác của Mỹ để cạnh tranh với Trung Quốc trên sân nhà.

Nga

Tiêu điểm - Mỹ gọi lực lượng 'đánh hội đồng', Nga thích 'phiêu lưu' hãy coi chừng? (Hình 2).

Joe Biden.

Về phía Nga, thời điểm ông Biden dự kiến nhậm chức sẽ chỉ còn hơn hai tuần nữa là hết hạn New START, một hiệp ước giữa Washington và Moscow nhằm hạn chế vũ khí hạt nhân chiến lược. Trong khi ông Trump tìm cách đàm phán một thỏa thuận mới, Biden cho biết ông sẽ ký gia hạn 5 năm New START với Tổng thống Vladimir Putin, và sau đó theo đuổi các sáng kiến ​​kiểm soát vũ khí khác với Nga.

Ông Biden cũng đã đề xuất thay đổi học thuyết hạt nhân của Mỹ để tuyên bố rằng mục đích duy nhất của vũ khí hạt nhân Mỹ là để ngăn chặn hoặc đáp trả một cuộc tấn công hạt nhân của kẻ thù, một sự khác biệt với học thuyết hạt nhân hiện tại của Mỹ.

Sự thay đổi như vậy được cho là sẽ vấp phải sự phản đối từ các bộ phận quân đội Mỹ và các nghị sĩ đảng Cộng hòa trong Quốc hội. Cựu Tổng thống Barack Obama cũng từng hướng tới học thuyết “không sử dụng trước” tương tự vào thời điểm cuối nhiệm kỳ nhưng cuối cùng đã lùi bước.

Không giống như ông Trump, người thường xuyên chỉ trích NATO, ông Biden trong nhiều thập kỷ là người ủng hộ mạnh mẽ liên minh và sẽ tìm cách tái lập lòng tin với các đồng minh châu Âu để tiếp tục tăng cường khả năng phòng thủ của NATO trước Nga.

“Điện Kremlin lo ngại về một NATO hùng mạnh, một liên minh chính trị-quân sự hiệu quả nhất trong lịch sử hiện đại. Để chống lại sự xâm lược của Nga , chúng ta phải giữ cho khả năng quân sự của liên minh sắc bén đồng thời mở rộng khả năng đối phó với các mối đe dọa phi truyền thống”, ông Biden viết trong một bài báo hồi tháng 1 trên tờ Foreign Affairs.

Ông Biden cũng có khả năng sẽ quay trở lại Ukraine, nơi với tư cách là phó tổng thống, ông đã thúc đẩy các phong trào chống tham nhũng và ủng hộ dân chủ ở nước này trước sự phản đối từ nước láng giềng Nga.

Kết luận lại, chính quyền Biden được cho là sẽ tiếp tục tập trung về sức mạnh quân đội nhằm chuẩn bị cho xung đột có thể xảy ra với Trung Quốc hoặc Nga. Nhưng với nhu cầu về các gói kích thích lớn của Chính phủ trong dịch bệnh, Lầu Năm Góc có thể không được hưởng ngân sách tăng cường mà họ đã nhận được dưới chính quyền Trump.

Sự cần thiết phải cắt giảm tài chính có thể đảo ngược quá trình hiện đại hóa 30 năm lực lượng hạt nhân của Mỹ được bắt đầu dưới thời Obama.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.