Mỹ "ngán ngẩm" Nga, nhưng "điểm yếu chí tử" Nga lại nằm trong tay Thổ?

Mỹ "ngán ngẩm" Nga, nhưng "điểm yếu chí tử" Nga lại nằm trong tay Thổ?

Trương Mạnh Kiên

Trương Mạnh Kiên

Chủ nhật, 27/12/2020 08:00

Thổ Nhĩ Kỳ sẽ sớm hiểu được rằng, tái hợp với Mỹ sẽ mang lại lợi ích lớn, bất chấp việc họ sẽ phải làm mất lòng người bạn Nga.

Tiêu điểm - Mỹ 'ngán ngẩm' Nga, nhưng 'điểm yếu chí tử' Nga lại nằm trong tay Thổ?

Sẽ có sự đảo ngược về chính sách của Mỹ với Nga-Thổ dưới thời Biden.

 

Quyết định trừng phạt của Mỹ đối với Thổ Nhĩ Kỳ vì mua hệ thống tên lửa S-400 của Nga theo đạo luật CAATSA đã một lần nữa làm dấy lên cuộc tranh luận về những gì xảy đến tiếp theo cho mối quan hệ Mỹ-Thổ.

Kể từ khi kết quả của cuộc bầu cử Hoa Kỳ được xác nhận, đã có cảm giác chung rằng ông Joe Biden sẽ theo đuổi một chính sách cứng rắn và ít khoan nhượng hơn đối với Thổ Nhĩ Kỳ so với người tiền nhiệm Donald Trump.

Tuy nhiên, có những dấu hiệu cho thấy Ankara có thể quay trở lại vai trò đồng minh vô giá đối với chính quyền mới của Mỹ và khả năng tái hợp quan hệ giữa hai cường quốc.

Bộ mặt cũ

Giới phân tích nhận định, chính sách đối ngoại của Mỹ đã định hình lại hoàn toàn trong nhiệm kỳ của ông Trump. Theo đó, nhà lãnh đạo này gây lo ngại với đồng minh khi gọi NATO là "lỗi thời", ngụ ý rằng ông sẽ dần xóa bỏ dấu ấn của liên minh và hạn chế cam kết của Mỹ đối với tổ chức.

Với học thuyết "Nước Mỹ trên hết" được ông Trump cam kết trước cuộc bầu cử Mỹ năm 2016, đã không có thêm hoạt động quân sự nào của Mỹ ở nước ngoài và dấu chân của Mỹ liên quan đến các cuộc xung đột và tranh chấp đang diễn ra trên khắp Trung Đông và Đông Địa Trung Hải đã dần được giảm thiểu, ngoại trừ duy nhất vấn đề quan hệ Israel-Ả Rập.

Tương tự như vậy, sự can dự của Mỹ là không đáng kể trong các cuộc xung đột ở Libya và Syria, cuộc chiến Azeri-Armenia và sự bế tắc ngoại giao giữa Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ. Việc Mỹ không quan tâm đến những nơi đó đã tạo ra một khoảng trống địa chính trị, cuối cùng tạo điều kiện cho Nga và Thổ Nhĩ Kỳ mở rộng từng bước.

Trong cùng thời gian, quan hệ Mỹ-Nga đã trải qua giai đoạn tái định vị. Do mối quan hệ đặc biệt giữa ông Trump và Tổng thống Nga Vladimir Putin, Moscow và Washington đã đạt được một phương thức hợp tác, báo hiệu kỷ nguyên mới giữa hai cường quốc.

Bất chấp nhiều biện pháp trừng phạt chống lại Nga trong nhiệm kỳ của ông Trump, không có tác động lớn hoặc leo thang nghiêm trọng trong các vấn đề song phương từ năm 2017 đến năm 2020, và quan trọng nhất, ông Trump dường như để mặc Nga mở rộng ảnh hưởng quốc tế.

Tổng thống Trump đã tránh tăng cường quân đội ở các nước Baltic và đã xử lý cẩn thận các mối quan hệ tổng thể với Điện Kremlin. Nhận thức về mối đe dọa của Mỹ trong những năm ông Trump cầm quyền đã chuyển sang Trung Quốc. Về cơ bản là vẫn đối trọng nhưng đã tăng cường mối quan hệ với Nga.

Ngược lại, ông Biden được cho là sẽ ít chào đón Nga hơn. Tổng thống đắc cử Mỹ tuyên bố ông sẽ áp dụng một cách tiếp cận không khoan nhượng chống lại Nga, có thể phát triển thành một mối quan hệ cạnh tranh theo kiểu Chiến tranh Lạnh.

Mỹ cần Thổ Nhĩ Kỳ trợ lực chống Nga

Tiêu điểm - Mỹ 'ngán ngẩm' Nga, nhưng 'điểm yếu chí tử' Nga lại nằm trong tay Thổ? (Hình 2).

Thổ Nhĩ Kỳ sẽ sớm hiểu được lợi ích khi tái hợp với Mỹ.

Chiến lược chống Nga mới của chính quyền Biden sẽ chủ yếu dựa trên các liên minh trong khu vực và củng cố sự hiện diện của NATO. Đây chính xác là nơi mà mối quan hệ tăng cường với Thổ Nhĩ Kỳ có thể phù hợp với kế hoạch.

Minh chứng cho việc chính quyền mới coi trọng quan hệ tiềm năng với Thổ Nhĩ Kỳ là việc Antony Blinken đang được nhắm đến cho vị trí ngoại trưởng của chính quyền Biden.

Mặc dù Blinken là nhân vật bày tỏ lo ngại về những thách thức hiện tại, bao gồm cả việc mua S-400 và kế hoạch của Thổ Nhĩ Kỳ ở Đông Địa Trung Hải, nhưng ông đã khẳng định rằng Thổ Nhĩ Kỳ là một đồng minh thiết yếu của NATO và là một "quốc gia cực kỳ quan trọng".

Với việc Thổ Nhĩ Kỳ kiểm soát eo biển Bosporus và Dardanelles và đôi khi ngăn cản Nga tiếp cận tuyến đường tự do với Địa Trung Hải và các tuyến đường biển rộng lớn trên toàn cầu, một mối quan hệ đối kháng dai dẳng và lâu dài giữa Nga-Thổ đã bắt nguồn từ lâu trong lịch sử.

Khuôn khổ này vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay, đặc biệt khi xem xét sự hiện diện của hải quân Nga ở Tartus, với tuyến đường duy nhất từ ​​các căn cứ trên Biển Đen tới Syria là qua eo biển do Thổ Nhĩ Kỳ nắm giữ.

Đồng thời, trong khi cả hai cường quốc đang mở rộng ảnh hưởng và hiện diện quốc tế theo cấp số nhân kể từ năm 2015, họ hiện có lợi ích đối lập trong một khu vực kéo dài từ Syria đến Trung Phi và từ Libya đến Caucasus.

Cuối cùng, Mỹ có thể tìm cách tăng cường quan hệ với Thổ Nhĩ Kỳ vì tầm quan trọng chiến lược của nước này trong khu vực. Điều này là lẽ tất nhiên khi chính quyền mới sẽ áp dụng một lập trường khá thù địch đối với Moscow. Cụ thể hơn, Chính phủ Biden có thể tìm cách thiết lập mối liên hệ chặt chẽ với nhà nước Thổ Nhĩ Kỳ, chứ không phải cá nhân ông Erdogan.

Với người đi theo chủ nghĩa cơ hội như nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ, người ta có thể trông chờ rằng ông Erdogan sẽ nhanh chóng hiểu được sự liên kết với chiến lược khu vực của Mỹ sẽ mang lại lợi ích như thế nào, bất chấp việc họ sẽ phải đối đầu với người bạn Nga.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.