Một hậu quả đáng lo ngại hơn đe dọa tương lai của Trung Quốc là chất lượng tinh trùng của nam giới trong độ tuổi sinh sản đang giảm, theo các bác sĩ nước này.
Theo thống kê, chỉ 1/3 nguồn cung cho ngân hàng tinh trùng đáp ứng tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới. Thực tế còn đáng lo ngại hơn khi kết hợp con số thống kê 12,5% số người đang trong độ tuổi sinh đẻ ở Trung Quốc bị vô sinh.
Giám đốc ngân hàng tinh trùng ở Thượng Hải, ông Li Zheng, cho biết: “Nếu chúng ta không bảo vệ môi trường hiện nay, nhân loại phải đối mặt với tình trạng vô sinh đang ngày càng tồi tệ”.
Một cặp đôi chụp ảnh cưới trong khung cảnh mù mịt khói sương ô nhiễm ở Thượng Hải, Trung Quốc hôm 7/11.
Trong nhiều năm qua, cộng đồng y tế đang nghi ngờ rằng, mức độ ô nhiễm nước và không khí cao là nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy giảm khả năng sinh sản ở nam giới và nữ giới.
Trong những năm gần đây, Trung Quốc chứng kiến chỉ số ô nhiễm môi trường tăng theo cấp số nhân. Đến nay, việc thiết lập giới hạn sử dụng than và số lượng xe cộ trên đường không mấy hiệu quả.
Chính phủ Trung Quốc thậm chí còn thưởng tiền mặt cho những thành phố có thể giảm được mức độ ô nhiễm của địa phương nhưng cũng không đi đến kết quả.
Phụ nữ Trung Quốc ưa lấy chồng ngoại
Theo số liệu của chính phủ năm 1978, không hề có cuộc hôn nhân với người nước ngoài nào được đăng ký ở Trung Quốc.
Nhưng số người Trung Quốc lấy người nước ngoài đã dần tăng, với khoảng 53.000 đôi làm đám cưới năm 2012.
Trong mối quan hệ đa văn hóa, số phụ nữ Trung Quốc lấy chồng Tây nhiều hơn rất nhiều nam giới.
Một trong những học giả về tình dục nổi tiếng nhất Trung Quốc, Lý Ngân Hà cho rằng, có thể do đàn ông Trung Quốc thiếu tự tin.

Ông Burger cũng đồng ý và nói: “Đàn ông thường bị định kiến sâu về văn hóa và bị nuôi dậy rằng họ là chủ gia đình, họ có quyền lực.
“Nên khi muốn làm quen với một phụ nữ nước ngoài có học vấn cao hơn, kiếm được nhiều tiền, nhiều quyền hơn, và cả kinh nghiệm tình dục cũng hơn, thì họ thấy bị yếm thế, chạm sĩ diện.”
Bà Đặng Văn Địch (Wendi Deng), nổi tiếng với nickname ‘vợ hùm’, từng lấy tài phiệt truyền thông Rupert Murdoch 14 năm, trước khi chia tay nhau vào tháng 06/2013.
Hồi đầu năm nay, diễn viên người Anh Hugh Grant thông báo sự ra đời của đứa con thứ hai với bạn tình người Trung Quốc Đình Lam Hồng (Tinglan Hong).
Vĩnh Chí là một cô gái trẻ lớn lên ở Bắc Kinh, cô “mơ ước được du lịch nước ngoài”.
Do ‘nghiện’ đọc tiểu thuyết phương Tây mà cô chọn học văn học Anh ở trường đại học uy tín Cát Lâm ở Đông Bắc Trung Quốc.
“Tôi cũng hẹn hò nhưng chỉ nửa vời. Tôi nói rất rõ với bạn trai người Trung Quốc là tôi muốn ra nước ngoài nên điều đó cũng tạo ra giới hạn cho mối quan hệ của chúng tôi.”
Vĩnh Chí sau này gặp David, nay là chồng, chỉ trong hai tháng khi tới Anh theo học đại học Liverpool. Nay cô đang kỷ niệm 16 năm ngày cưới.
Cô nói biết nhiều phụ nữ có giáo dục, xinh xắn, vẫn đến một số quán bar để tìm chồng Tây.
“Họ đã mường tượng ra cuộc sống của mình và muốn sống ‘giấc mơ’ đó.”
Hôn nhân với người nước ngoài có thể mang lại cơ hội được đi đây đi đó và nuôi dạy con ở nước ngoài. Nói được tiếng Anh cũng giúp có lương cao hơn và nhiều cơ hội việc làm hơn, cô nói.
Nhưng hôn nhân đa văn hóa cũng khá phức tạp, một nhà tư vấn quan hệ ở tổ chức phi lợi nhuận Trung tâm Cộng đồng Thượng Hải nói.
Kế hoạch cuộc đời, giao tiếp với nhau, quản lý cảm xúc và chấp nhận khác biệt văn hóa là các vấn đề thường gặp.
“Những cặp mà tôi từng tư vấn hẹn hò hay hôn nhân vì họ yêu nhau, nhưng họ vẫn phải đối mặt với những thách thức và khó khăn của cuộc sống hàng ngày.
“Tôi không muốn tập trung quá nhiều vào việc họ mang chủng tộc khác nhau. Người ta có xu hướng lấy đó để bào chữa cho việc từ bỏ nỗ lực cứu vãn hôn nhân,” bà nói.
Ái Tình cho biết, bà giúp các đôi chia sẻ cảm xúc của họ - điều mà với người Trung Quốc vốn khá ‘kiêng kỵ’ – và để hiểu văn hóa của nhau hơn.
Người nước ngoài đến từ các nước phát triển thường được nhìn nhận là có cách cư xử tốt hơn so với đàn ông tại Trung Quốc. Theo Huang Minjie, một thiếu nữ 24 tuổi thì cô không thích nam giới Trung Quốc vì họ thường nói rất to, hút thuốc nơi công cộng và thường chen lấn khi xếp hàng.
"Thậm chí ngay cả những người tốt nghiệp đại học hoặc ăn mặc sành điệu cũng cư xử như thế. Tôi thích đàn ông châu Âu hơn, họ lịch sự và hào hiệp", Huang nói.
Một phụ nữ tuyên bố là sinh viên năm cuối Đại học Jiao Tong, ở Thượng Hải từng có một bức thư ngỏ trên mạng bày tỏ mong muốn được kết hôn với người nước ngoài.
Trong đó cô viết: "Trung Quốc có rất nhiều triệu phú, nhưng trong số này có bao nhiêu người làm giàu nhờ chính học vấn, tài trí và tính trung thực? Tôi có thể mua một biệt thự ở Trung Quốc nhưng làm sao tôi có thể mua bầu không khí trong lành? Tôi chỉ yêu những thành phố của Mỹ, những vườn nho ở Pháp, các trang trại ở Anh... Tôi mơ ước được cưới một người chồng nước ngoài".
Theo Đất Việt