Nan giải bài toán thiếu giáo viên ở Nghệ An

Nan giải bài toán thiếu giáo viên ở Nghệ An

Thứ 3, 11/10/2022 | 18:57
0
Vấn đề thiếu giáo viên trên địa bàn Nghệ An không chỉ diễn ra trong năm học này mà đã xảy ra nhiều năm nay khiến cho việc tổ chức dạy và học gặp nhiều khó khăn.

Nghệ An còn thiếu hơn 7.000 giáo viên ở các bậc học

Đại diện Sở Nội vụ tỉnh Nghệ An cho biết trước tình trạng thiếu giáo viên, Sở đã tham mưu bổ sung chỉ tiêu biên chế, tiến hành tuyển dụng mới giáo viên theo hướng ưu tiên cho các giáo viên đang dạy hợp đồng, sáp nhập trường, sáp nhập các điểm trường lẻ, đẩy mạnh tự chủ và xã hội hóa giáo dục để giảm áp lực biên chế cho ngành giáo dục.

“Tình trạng thiếu giáo viên diễn ra do nhiều nguyên nhân, tỉnh đang tập trung giải quyết, cố gắng để ngành giáo dục đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Tuy nhiên cũng không thể giải quyết, đáp ứng ngay 100% được, mà phải xử lý có lộ trình”, đại diện Sở Nội vụ tỉnh Nghệ An nói.

Theo báo Nghệ An sáng 11/10, đoàn giám sát của Ban Pháp chế HĐND tỉnh về việc thực hiện quản lý Nhà nước về công tác tổ chức bộ máy và biên chế, hợp đồng lao động tại các cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập có cuộc làm việc tại Sở Giáo dục và Đào tạo.

Phát biểu tại cuộc làm việc, đồng chí Nguyễn Nam Đình - Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh chia sẻ khó khăn của ngành Giáo dục tỉnh nhà. Đồng chí đề nghị để giảm tải áp lực khó khăn, thời gian tới, ngành cần tham mưu cho tỉnh và các địa phương kêu gọi hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư phát triển hệ thống trường công lập để giảm tải cho ngân sách Nhà nước. Đi cùng với đó là làm tốt công tác tuyên truyền để phụ huynh không có sự phân biệt giữa học trường công lập và tư thục.

Sở Giáo dục và Đào tạo đề nghị việc sắp xếp tổ chức, bộ máy: Thực hiện sắp xếp, tinh gọn, nhưng phải phù hợp với đặc thù chuyên môn ngành học, cấp học, đáp ứng nhu cầu người học. Đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định khung về số tổ bộ môn, số tổ phó tại các trường mầm non và phổ thông.

Sở cũng đề xuất bố trí đủ số người làm việc (biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách Nhà nước) cho ngành Giáo dục Nghệ An để thực hiện nhiệm vụ là 7.000 người (mầm non là 3.172; tiểu học là 2.667; trung học cơ sở là 1.012; trung học phổ thông là 149).

Đề nghị sớm ban hành chính sách hỗ trợ học phí đối với học sinh và chính sách hỗ trợ đối với nhà giáo, người lao động các cơ sở giáo dục ngoài công lập.

Bên cạnh đó, Sở cần tiếp tục thực hiện tinh giản đầu mối và giảm khâu trung gian, giảm các tổ chức bên trong. "Việc thực hiện tinh giản biên chế để giảm đầu mối, nhưng phải đảm bảo được mục tiêu cao nhất là duy trì đảm bảo việc dạy và học. Do đó, ngành cần hết sức linh hoạt trong việc sáp nhập các trường học" đồng chí Nguyễn Nam Đình nhấn mạnh.

Giáo dục - Nan giải bài toán thiếu giáo viên ở Nghệ An

Theo đại diện Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An, chỉ tiêu số người làm việc giáo viên ở tất cả các bậc học (nhất là mầm non và tiểu học) đều thấp hơn so với quy định. Ảnh: Báo Nghệ An.

Cần linh hoạt bố trí giáo viên đứng lớp nhằm đảm bảo chất lượng cho học sinh

Thông tin trên TTXVN, năm học này Trường Tiểu học Đội Cung, Thành phố Vinh thiếu 6 giáo viên văn hóa, buộc phải tuyển dụng thêm giáo viên hợp đồng ngoài biên chế. Cô giáo Lại Thị Thái Hà, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Đội Cung cho biết: Nhà trường phải hợp đồng với các giáo viên ngoài để đảm bảo kế hoạch dạy học trong năm học mới. Bên cạnh đó, tăng cường giáo viên văn hóa cho các môn năng khiếu đặc thù, dù điều này khó đạt được chất lượng theo yêu cầu. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp tạm thời và mong muốn của nhà trường là có thêm biên chế để các giáo viên yên tâm công tác, gắn bó lâu dài.

Theo thống kê, toàn huyện Nghi Lộc đang thiếu hơn 200 giáo viên ở cả ba cấp học, đặc biệt là ở bậc Tiểu học. Thậm chí số giáo viên Tiểu học hiện có chưa đủ để bố trí chủ nhiệm lớp vì toàn huyện có 625 lớp, nhưng chỉ có 619 giáo viên. Việc tuyển dụng giáo viên hợp đồng gặp rất nhiều khó khăn vì “cầu” vượt “cung”.

Chia sẻ xoay quanh vấn đề này, ông Nguyễn Văn Thông, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Nghi Lộc cho biết: Việc thiếu giáo viên quá nhiều khiến các trường gặp nhiều khó khăn trong việc bố trí giáo viên đứng lớp. Trước mắt, huyện ưu tiên bố trí đủ giáo viên cho các khối 1,2,3 để thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới. Hai khối còn lại là khối 4 và 5 nếu không có đủ giáo viên, huyện đang tính tới giải pháp luân phiên “một giáo viên chủ nhiệm hai khối (chia lớp theo buổi sáng và buổi chiều) và các em chỉ học 1 buổi/ngày thay vì học 2 buổi/ngày.

Vấn đề thiếu giáo viên trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã diễn ra nhiều năm nay khiến cho việc tổ chức dạy và học ở các nhà trường gặp nhiều khó khăn. Trong tình huống đó, nhiều địa phương buộc phải thuyên chuyển giáo viên từ bậc Trung học Cơ sở xuống dạy Tiểu học theo hình thức biệt phái, như huyện Nghi Lộc biệt phái hơn 20 giáo viên Trung học Cơ sở các môn Toán, Tiếng Việt xuống để hỗ trợ các trường Tiểu học; huyện Yên Thành cũng biệt phái trên 60 giáo viên.

Bên cạnh đó ông Trần Xuân Tĩnh, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Yên Thành nói thêm: Trong bối cảnh hiện nay, Phòng đã tham mưu cho huyện để hỗ trợ các nhà trường hợp đồng thêm giáo viên thỉnh giảng và kinh phí do huyện chi trả, dự khoảng 5 tỷ đồng/năm học.

Cũng chung "bài toán thiếu giáo viên chưa có lời giải" ở toàn tỉnh, huyện Diễn Châu cũng thiếu trầm trọng giáo viên Tiểu học và phải cần 300 giáo viên nữa mới đảm bảo tỷ lệ 1,3 giáo viên/lớp. Hiện nay, huyện phải mở rộng phạm vi tuyển dụng giáo viên cả nước chứ không giới hạn trong huyện hay trong tỉnh, miễn là đảm bảo điều kiện về bằng cấp, chuyên môn đào tạo theo quy định. Số thiếu còn lại, huyện cũng đã trích ngân sách để hỗ trợ các nhà trường chi trả thêm cho giáo viên thỉnh giảng.

Bổ sung nhưng vẫn chưa đủ

Trong nhiều năm qua để khắc phục tình trạng thiếu giáo viên, Nghệ An đã phải tăng sĩ số học sinh/lớp, tối đa theo các quy định, thậm chí ở vùng đồng bằng, thành phố vượt trần tối đa theo quy định.

Bên cạnh đó, ngành Giáo dục tích cực rà soát, sắp xếp trường lớp, dồn dịch các điểm trường để “tiết kiệm” giáo viên. Với phương châm “có học sinh thì phải có giáo viên đứng lớp”, ngành cũng đã thực hiện ký hợp đồng giáo viên theo Nghị quyết 102/NQ-CP của Chính phủ. Theo đó, các đơn vị sự nghiệp giáo dục tự bảo đảm một phần chi thường xuyên được ký hợp đồng lao động đối với các vị trí việc làm là giáo viên và viên chức y tế trong tổng số lượng người làm việc hưởng lương từ nguồn thu sự nghiệp được cơ quan có thẩm quyền giao.

Mới đây, theo Quyết định số 72-QD/TW, Bộ Chính trị đã giao bổ sung 65.980 biên chế giáo viên trong giai đoạn từ năm 2022 đến năm 2026, riêng năm học 2022-2023 giao bổ sung 27.850 biên chế giáo viên mầm non, phổ thông công lập.

Theo phân bổ, Nghệ An được giao 2820 biên chế sự nghiệp giáo dục cho năm học tới. Trong đó, nhiều nhất là mầm non với 2.164 biên chế, tiểu học là 498 biên chế, THCS 142 biên chế và THPT là 16 biên chế. Ngoài ra còn thiếu nhân viên trong các trường học. Việc được bổ sung biên chế là tin mừng với ngành giáo dục Nghệ An khi địa phương này đang thiếu trầm trọng giáo viên, đặc biệt là để đảm bảo triển khai chương trình GDPT 2018.

Số liệu đăng tải trên Giáo dục và Thời đại, Nghệ An là một trong những tỉnh có thiếu giáo viên nhiều nhất cả nước. Theo tổng hợp của Sở Giáo dục và Đào tạo, tỉnh này đang thiếu trên 7.800 giáo viên, trong đó thiếu nhiều nhất là bậc mầm non với hơn 6000 người và tiếp đó là tiểu học, THCS và THPT.

Để giải quyết tình trạng thừa thiếu giáo viên cục bộ, Nghệ An đã triển khai một số giải pháp mang tính trước mắt như: Chuyển giáo viên hợp đồng đang dạy học tại THCS hoặc Tiểu học xuống Mầm non hợp đồng theo Nghị định 06 và Thông tư 09 (hưởng chế độ tương đương viên chức); hợp đồng giáo viên thỉnh giảng (trong tổng chỉ tiêu biên chế); tuyển dụng đặc cách giáo viên hợp đồng theo công văn 5378 của Bộ Nội vụ…

Đặc biệt đối với các huyện miền núi cao, tỉnh ưu tiên giao đủ giáo viên/lớp để đảm bảo hiệu quả, chất lượng dạy học vùng khó khăn. Tuy nhiên, các địa phương này vẫn thiếu giáo viên do địa bàn rộng, trường có nhiều điểm lẻ. Bên cạnh đó, giáo viên Tin học, Ngoại ngữ thiếu trầm trọng vì không có nguồn tuyển dù có chỉ tiêu.

Trúc Chi (t/h)

Giáo viên, phụ huynh "đội mưa" dọn bùn sau lụt, sẵn sàng đón học sinh

Thứ 2, 10/10/2022 | 16:22
Ngay khi nước lụt rút, hàng chục giáo viên và phụ huynh xắn tay áo tay quần dọn dẹp trường học.

Nghệ An: Nhiều giáo viên trắng tay sau trận lũ quét lịch sử

Thứ 7, 08/10/2022 | 17:09
Tích góp nhiều năm để xây dựng được căn nhà, thế nhưng cơn lũ xuất hiện đã cuốn đi hoàn toàn tài sản của các giáo viên.

Giải bài toán thiếu giáo viên tại Tp.HCM

Thứ 7, 24/09/2022 | 15:00
Việc tuyển dụng giáo viên bằng hợp đồng ngắn hạn, cho mượn như Tp.HCM đang làm chỉ mang tính nhất thời, không khả thi.

Vẫn thiếu giáo viên, Sở GD&ĐT Tp.HCM khẩn trương tìm giải pháp

Thứ 5, 15/09/2022 | 21:38
Trong khi vấn đề thiếu giáo viên Tiếng Anh và Tin học chưa sắp xếp xong, Tp.HCM đối diện tình trạng thiếu giáo viên các môn năng khiếu cho cấp THPT.
Cùng tác giả

Ngắm căn nhà 52m2 đẹp lung linh của vợ chồng trẻ khiến ai nhìn cũng ngưỡng mộ

Thứ 5, 03/06/2021 | 07:00
Diện tích đất nhỏ hẹp nhưng cặp vợ chồng trẻ ở Đà Nẵng đã xây thành ngôi nhà đẹp như resort cao cấp khiến cộng đồng mạng xôn xao, thích thú.

Hà Nội đóng cửa các quán ăn đường phố, cà phê, trà đá vỉa hè từ 17h hôm nay

Thứ 2, 03/05/2021 | 14:42
Từ 17h hôm nay (3/5), Chủ tịch Hà Nội quyết định, tạm dừng hoạt động đối với các quán ăn, uống đường phố, trà đá vỉa hè, cà phê vỉa hè để phòng, chống Covid-19.

Ấm lòng cái cúi đầu cảm ơn giữa đường của cậu bé

Thứ 3, 20/04/2021 | 11:03
Hành động đẹp và nhân văn của cậu bé khi khoanh tay, cúi người cảm ơn tài xế ô tô nhường đường làm lay động trái tim của bao người.

Dự báo thời tiết: Bão số 10 sẽ suy yếu thành áp thấp nhiệt đới

Thứ 5, 05/11/2020 | 11:17
Dự báo trong 24 giờ tới, bão số 10 di chuyển theo hướng Tây Tây Nam và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới đi vào đất liền các tỉnh từ Quảng Ngãi đến Phú Yên.

Bão số 9 mạnh nhất từ đầu năm, nhà cấp 4 có thể bị phá hủy

Thứ 3, 27/10/2020 | 17:38
Bão số 9 là cơn bão rất mạnh, dự kiến sẽ ảnh hưởng tới đất liền trong đêm 27/10 và rạng sáng 28/10. Dự báo khu vực chịu ảnh hưởng nặng nhất là miền Trung nước ta.
Cùng chuyên mục

Kết quả bài thi đánh giá năng lực được sử dụng trong bao lâu?

Thứ 5, 25/04/2024 | 19:49
Theo Trung tâm Khảo thí Đại học Quốc gia Hà Nội, đến nay, đã có 90 trường đại học công bố sử dụng điểm thi HSA để xét tuyển đầu vào.

Sở GD&ĐT Tp.HCM: Vụ bạo hành ở lớp mẫu giáo Tí Bo là "rất đáng tiếc"

Thứ 5, 25/04/2024 | 19:05
Lãnh đạo ngành giáo dục Tp.HCM khẳng định vụ việc xảy ra ở Trường mầm non Tí Bo là trường hợp cá biệt mặc dù đã có nhiều giải pháp tăng cường quản lý.

Làm rõ việc một giảng viên ở Huế bị "tố" có hành vi thiếu chuẩn mực

Thứ 5, 25/04/2024 | 18:50
Đại học Huế vừa chuyển đơn yêu cầu đơn vị thành viên là Trường Đại học Sư phạm xác minh làm rõ phản ánh về một giảng viên nhà trường có hành vi thiếu chuẩn mực.

"Mách nước" các lưu ý để thí sinh tránh trượt oan khi đăng ký xét tuyển sớm

Thứ 5, 25/04/2024 | 15:41
Các thí sinh cần nghiên cứu kỹ đề án tuyển sinh và nắm rõ các mốc thời gian xét tuyển tránh trường hợp bỏ lỡ cơ hội đăng ký nguyện vọng.

Điều kiện để được tuyển thẳng vào lớp 10 Hà Nội năm 2024

Thứ 5, 25/04/2024 | 15:13
Học sinh thuộc diện tuyển thẳng được chia thành bốn nhóm, theo hướng dẫn tuyển sinh lớp 10 của Sở GD&ĐT Hà Nội.
     
Nổi bật trong ngày

Tp.HCM: UBND phường lên tiếng vụ cô giáo mầm non bạo hành trẻ

Thứ 5, 25/04/2024 | 08:43
Ngày 24/4, UBND phường Linh Đông (thành phố Thủ Đức) đã có báo cáo về vụ giáo viên mầm non bạo hành trẻ được lan truyền trên mạng xã hội.

Dự báo thời tiết ngày 25/4/2024: Sau đợt mưa to, miền Bắc nắng gay gắt

Thứ 5, 25/04/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (25/4). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.

Hotline phản ánh sự cố, vi phạm trên cao tốc chính thức hoạt động từ 26/4

Thứ 5, 25/04/2024 | 19:46
Đường dây nóng tiếp nhận thông tin ùn tắc, sự cố... trên cao tốc sẽ chính thức hoạt động từ ngày 26/4.

Gặp dông lốc, 4 người mất tích trên sông

Thứ 5, 25/04/2024 | 10:45
Nhóm ngư dân làm lúc rạng sáng không may gặp giông lốc, 4/6 người trên thuyền mất tích. Lực lượng chức năng đang tìm kiếm các nạn nhân.

Làm rõ việc một giảng viên ở Huế bị "tố" có hành vi thiếu chuẩn mực

Thứ 5, 25/04/2024 | 18:50
Đại học Huế vừa chuyển đơn yêu cầu đơn vị thành viên là Trường Đại học Sư phạm xác minh làm rõ phản ánh về một giảng viên nhà trường có hành vi thiếu chuẩn mực.