Nâng cao giá trị gia tăng cho nền nông nghiệp bền vững: Góc nhìn từ Nhật Bản

Nâng cao giá trị gia tăng cho nền nông nghiệp bền vững: Góc nhìn từ Nhật Bản

Thứ 3, 12/10/2021 | 14:02
0
Để đưa nông nghiệp Việt Nam thành ngành kinh tế phát triển bền vững, sự liên kết hiệu quả với khu vực tư nhân được coi là một trong những thành tố quan trọng nhất.

ĐỒNG HÀNH CÙNG DOANH NHÂN VIỆT NAM 

Đại dịch Covid-19 đã tác động tiêu cực đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội. Nhân ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10, Người Đưa Tin đăng tải loạt bài viết "Ngày doanh nhân Việt Nam - Phục hồi kinh tế hậu Covid-19" với mong muốn lan toả những nỗ lực, giải pháp của doanh nhân, doanh nghiệp để vượt qua những khó khăn vì dịch bệnh; kiến nghị những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và nhà đầu tư; tạo môi trường kinh doanh ổn định, an toàn, thúc đẩy kinh tế tư nhân phục hồi sau đại dịch.

Nhận diện cơ hội và thách thức

Ngành nông nghiệp Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Những năm gần đây, ngành nông nghiệp đã có những bước tiến vượt bậc, nhờ đổi mới chính sách và đa dạng hóa sản phẩm.

Theo Tổng cục Thống kê, năm 2020, khu vực nông nghiệp thu hút 35,4% lực lượng lao động toàn quốc, đồng thời đóng góp 14,85% trong GDP (xấp xỉ 51 triệu USD) và 7,5% kim ngạch xuất khẩu của cả nước (41,25 triệu USD).

Kinh tế vĩ mô - Nâng cao giá trị gia tăng cho nền nông nghiệp bền vững: Góc nhìn từ Nhật Bản

Việt Nam hiện được xếp trong nhóm 5 nước xuất khẩu cà phê, chè, gạo, hạt tiêu, điều, sắn, cao su và sản phẩm thủy sản hàng đầu thế giới. Ảnh: Hữu Thắng

Việt Nam hiện được xếp trong nhóm 5 nước xuất khẩu cà phê, chè, gạo, hạt tiêu, điều, sắn, cao su và sản phẩm thủy sản hàng đầu thế giới. Năng suất nông nghiệp tăng ổn định. Đặc biệt, doanh thu ngành gạo đã tăng gấp đôi trong hơn 30 năm qua, đưa Việt Nam lên vị trí một trong 3 nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, chiếm 15% tổng lượng gạo xuất khẩu toàn cầu. Hoạt động sản xuất nông nghiệp của Việt Nam có tác động đến sự cân bằng cung - cầu trên thị trường quốc tế.

Cùng với việc sản xuất nông nghiệp là hoạt động sinh kế quan trọng giúp xóa đói giảm nghèo ở khu vực nông thôn, JICA cũng cho rằng nông nghiệp Việt Nam còn có nhiều tiềm năng trở thành một trong những đầu tàu phát triển kinh tế chủ lực, đáp ứng nhu cầu về thực phẩm chất lượng cao và an toàn.

Tuy nhiên, Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với một số thách thức như giá trị gia tăng của nông sản thấp, năng suất thấp, đất canh tác nhỏ lẻ, an toàn thực phẩm chưa được đảm bảo, biến đổi khí hậu, và tình trạng đói nghèo vẫn còn ở khu vực nông thôn.

Kinh tế vĩ mô - Nâng cao giá trị gia tăng cho nền nông nghiệp bền vững: Góc nhìn từ Nhật Bản (Hình 2).

Thêm vào đó, đại dịch COVID-19 bùng phát, gây đứt gãy chuỗi giá trị, khiến cơ cấu thị trường trên thế giới bị thay đổi. Ở Việt Nam, phần lớn nông dân sản xuất những nông sản mà họ có thể canh tác chứ không dựa trên nhu cầu và yêu cầu của thị trường. Bởi vậy, tư duy tập trung vào “sản phẩm đầu ra” của người dân cần được chuyển sang tư duy hướng đến “tiếp cận thị trường” để gia nhập vào thị trường mới.

Tạo ra chuỗi giá trị thực phẩm cho nông nghiệp

Chính phủ Việt Nam đã đưa ra sáng kiến mạnh mẽ để đưa ngành nông nghiệp trở thành một trong những ngành kinh tế chủ chốt, bằng cách nâng cao giá trị gia tăng và tăng cường năng lực cạnh tranh quốc tế. Củng cố chuỗi giá trị thực phẩm thông qua tăng cường hỗ trợ nâng cấp cơ sở hạ tầng, cải tiến kỹ thuật canh tác, áp dụng công nghệ tiên tiến cũng như phát triển nguồn nhân lực ngày càng được chú trọng.

Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) đã điều chỉnh các hoạt động hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp tại Việt Nam để phù hợp với tầm nhìn trung và dài hạn trong hợp tác nông nghiệp Việt Nam - Nhật Bản, tập trung vào phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp; áp dụng công nghệ nông nghiệp tiên tiến; và xây dựng chính sách nông nghiệp và phát triển nguồn nhân lực. 

Kinh tế vĩ mô - Nâng cao giá trị gia tăng cho nền nông nghiệp bền vững: Góc nhìn từ Nhật Bản (Hình 3).

Chính phủ đã chủ động đưa ra nhiều sáng kiến cũng như thúc đẩy hợp tác với các nước nhằm củng cố chuỗi giá trị thực phẩm cho ngành. Ảnh: Hữu Thắng

Trong những năm qua, JICA đã đạt được những thành tích đáng kể trong các Dự án liên quan đến nông nghiệp với tư cách là đối tác phát triển hàng đầu của Chính phủ Việt Nam. Số liệu thống kê năm 2019 cho thấy JICA đã đầu tư 37,103 triệu Yên (tương đương với 333 triệu USD) của Dự án hợp tác kỹ thuật và Dự án Viện trợ không hoàn lại, và 75,397 triệu Yên (tương đương 677 triệu USD) của Dự án Hợp tác vốn vay. 

Bên cạnh đó, JICA đã triển khai nhiều hoạt động hợp tác nhằm phát triển nông nghiệp ở Việt Nam, thông qua việc xây dựng hệ thống thủy lợi, tăng cường công tác nghiên cứu và phát triển (R&D), chuyển giao công nghệ sản xuất tiên tiến, tư vấn chính sách thông qua cử chuyên gia Nhật Bản, phát triển nguồn nhân lực (HRD), khuyến khích đầu tư của các doanh nghiệp nông nghiệp Nhật Bản, v.v…

Trong khuôn khổ “Đối thoại Hợp tác Nông nghiệp Việt Nam – Nhật Bản” được  Chính phủ hai nước thông qua, JICA đã chú trọng hỗ trợ thiết lập “chuỗi giá trị thực phẩm” bằng cách tạo ra GIÁ TRỊ ở mọi công đoạn và tăng cường mối liên kết giữa sản xuất, chế biến, phân phối/cung ứng và thị trường tiêu thụ. Chuỗi giá trị thực phẩm sẽ không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn có tác động đối với xã hội và môi trường tự nhiên, quyết định đến việc vận hành và hiệu quả hoạt động của các trang trại và các doanh nghiệp nông nghiệp khác.

Cụ thể như dự án hợp tác kỹ thuật của JICA “Nâng cao độ tin cậy trong lĩnh vực sản xuất cây trồng an toàn tại khu vực phía Bắc Việt Nam (2016-2021)” đã hỗ trợ cải thiện kỹ thuật canh tác và nâng cao nhận thức trong sản xuất cây trồng an toàn của nông dân. 

Bởi trong sản xuất cây trồng an toàn, quy trình Thực hành Nông nghiệp Tốt “GAP cơ bản” được áp dụng nhằm thúc đẩy sử dụng hợp lý các vật tư nông nghiệp đầu vào để cải thiện công tác quản lý trang trại và mang lại hiệu quả kinh tế. Từ đó, quy trình cũng đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm bền vững, bảo vệ môi trường, an toàn lao động và giảm nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của người nông dân hơn.

Các nhóm nông dân áp dụng quy trình "GAP cơ bản" có thể biết được lượng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật thích hợp cần sử dụng, thay vì chỉ định lượng dựa trên kinh nghiệm và trực giác của họ như trước đây, giúp tiết kiệm nguyên liệu đầu vào, cải thiện độ an toàn của sản phẩm cây trồng và tình trạng canh tác của nông dân.

Một trong những thành tựu của dự án là diện tích sản xuất cây trồng an toàn đáng tin cậy đã tăng lên 180ha, tỉ lệ nông dân tham gia liên kết sản xuất và bán rau an toàn tăng tới 50% và một số mô hình chuỗi cung ứng cây trồng an toàn đã được phát triển tại các vùng thí điểm ở các tỉnh gần Hà Nội. 

Để hỗ trợ hiệu quả và nhân rộng mô hình nhằm tăng cường chuỗi giá trị trong tương lai, JICA đã và đang tập trung vào một số tỉnh và khu vực mô hình trọng điểm như Lâm Đồng, Nghệ An và các tỉnh lân cận Hà Nội, chú trọng đến an toàn cây trồng, liên kết giữa nông dân và người mua, và phân phối gia tăng giá trị...

Kinh tế tư nhân - chất xúc tác kết nối nông dân với người tiêu dùng

Trong lĩnh vực nông nghiệp, JICA đặt trọng tâm vào phát triển “chuỗi giá trị tích hợp theo chiều dọc”, có nghĩa là tạo ra sự kết nối bền vững và đáng tin cậy giữa người sản xuất/nông dân, nhà chế biến, nhà phân phối và thị trường/người tiêu dùng. Để phát triển nông nghiệp toàn diện, phải tăng cường “Chuỗi giá trị thực phẩm” từ khâu sản xuất đến tiêu thụ. 

Vì dù làm ra sản phẩm chất lượng cao với năng suất cải thiện, nhưng nếu nông dân không bán được sản phẩm với giá phù hợp thì thu nhập của họ cũng không được cải thiện và những kỹ thuật được đào tạo sẽ không được liên tục áp dụng trong thời gian dài.

Kinh tế vĩ mô - Nâng cao giá trị gia tăng cho nền nông nghiệp bền vững: Góc nhìn từ Nhật Bản (Hình 4).

Để phát triển nông nghiệp toàn diện, phải tăng cường “Chuỗi giá trị thực phẩm” từ khâu sản xuất đến tiêu thụ. Ảnh: Hữu Thắng

Một ví dụ điển hình là “Dự án hợp tác kỹ thuật về quy hoạch phát triển ngành nông nghiệp tỉnh Nghệ An” của JICA nhằm tăng cường thiết lập chuỗi giá trị thực phẩm dựa trên “canh tác theo hợp đồng” – tức là tiến hành canh tác để tạo ra sản phẩm nông nghiệp dựa trên các tiêu chuẩn/yêu cầu kỹ thuật đã được tất cả bên liên quan thống nhất.

Dự án đã thành lập Diễn đàn thị trường Nông nghiệp (AMPF) với nhiệm vụ xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin về người sản xuất, bao gồm các doanh nghiệp nông nghiệp, người vận chuyển, người chế biến, thương lái/đơn vị bán lẻ và người bán, bao gồm cả các nhà hàng và khách sạn trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

AMPF cũng hỗ trợ các bên liên quan trao đổi thông tin với nhau thông qua tổ chức các cuộc họp trao đổi và triển lãm thương mại. Một số dự án thí điểm được triển khai nhờ các hoạt động AMPF đã bắt đầu thực hiện sản xuất nông nghiệp theo hợp đồng, đảm bảo tăng lợi nhuận của nông dân thông qua các tương tác giữa nông dân và người mua.

Với chức năng phục vụ cộng đồng, AMPF đóng vai trò là trung gian giữa nhà cung cấp và người tiêu dùng. Dự án đã và đang triển khai hơn 40 hoạt động thí điểm về rau, trái cây, cây công nghiệp và chăn nuôi để kết nối sản xuất với thị trường trong nước và quốc tế thông qua hợp đồng. 

Chuỗi hoạt động này sẽ được nhân rộng và triển khai phổ biến trên toàn quốc nhằm phát huy tối đa tiềm năng của nền nông nghiệp Việt Nam. 

Kinh tế vĩ mô - Nâng cao giá trị gia tăng cho nền nông nghiệp bền vững: Góc nhìn từ Nhật Bản (Hình 5).

Để tăng cường chuỗi giá trị thực phẩm thì liên kết với khu vực tư nhân là không thể thiếu. Khu vực tư nhân đóng vai trò ngày càng quan trọng trong công cuộc phát triển nông nghiệp bền vững và hiệu quả. JICA áp dụng kiến thức của Nhật Bản và phối hợp chặt chẽ với khu vực tư nhân Nhật Bản nhằm thúc đẩy đầu tư của các doanh nghiệp nông nghiệp.

Đặc biệt, Chương trình đề xuất từ các doanh nghiệp Nhật Bản (JEPP) được áp dụng hiệu quả để thúc đẩy các doanh nghiệp nông nghiệp Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam, đẩy nhanh việc chuyển giao kỹ thuật sản xuất từ các hợp tác xã nông nghiệp và doanh nghiệp nông nghiệp Nhật Bản sang Việt Nam, tăng cường hợp tác giữa các trường đại học Nhật Bản và Việt Nam. 

“Khảo sát xác minh phổ biến nhằm giới thiệu hệ thống phân loại tiên tiến Nhật Bản và bí quyết tiếp thị ở tỉnh Lâm Đồng (2015 - 2017)” thuộc chương trình JEPP đã được thực hiện nhằm tăng cường công tác sau thu hoạch ở tỉnh Lâm Đồng bằng cách giới thiệu thiết bị chọn lọc/phân loại tiên tiến cũng như các bí quyết marketing.

Hệ thống chọn lọc/phân loại cà chua tiên tiến của Nhật Bản đã được xây dựng thành công, tạo ra những tác động đáng kể, như tăng sản lượng cà chua bán ra, nhờ đó tăng 25% doanh thu; giảm 77% chi phí nhân công trong hoạt động sau thu hoạch cà chua; và nhân rộng mô hình  sau thu hoạch với các máy móc, thiết bị phân loại.

Bí quyết tiếp thị được rút ra qua cuộc khảo sát đã được chia sẻ với các nhà sản xuất khác thông qua các buổi hội thảo. Công nghệ tiên tiến đã góp phần tăng năng suất hiệu quả.

Các kỹ thuật sản xuất nông nghiệp tiên tiến do các doanh nghiệp giới thiệu được kỳ vọng sẽ cải thiện công tác quản lý sản xuất nông nghiệp, thu hẹp khoảng cách kỹ thuật số hoặc giảm thiểu thông tin không chính xác, tạo ra sản phẩm giá trị cao dựa trên nhu cầu thị trường và giảm tác động đến môi trường.

JICA sẽ tiếp tục làm việc với các bên liên quan nhằm cải thiện năng suất và nâng cao giá trị gia tăng cho nền nông nghiệp xanh, hiệu quả và bền vững ở Việt Nam.

Ông Kayano Naoki

Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA)

 

Trong bối cảnh nước ta hiện nay, việc mở rộng quy mô diện tích đất thông qua tập trung, tích tụ đất nông nghiệp là xu hướng tất yếu, là điều kiện cơ bản để công nghiệp hóa nông nghiệp, xây dựng một nền nông nghiệp quy mô, hiện đại và tiên tiến. Từ góc độ pháp lý, ThS. Châu Hoàng Thân, Khoa Luật trường Đại học Cần Thơ cho rằng:

Thứ nhất, sửa đổi Luật Đất đai năm 2013 theo hướng bổ sung nguyên tắc tập trung, tích tụ đất đai cho sản xuất nông nghiệp. Theo đó, quá trình tập trung, tích tụ đất đai cần được thiết lập trên nền tảng nguyên tắc tự nguyện; Nhà nước chủ động và kiểm soát chặt chẽ quá trình tập trung, tích tụ đất đai với những công cụ phù hợp để có sự can thiệp, điều tiết kịp thời khi cần thiết, không để xảy ra tình trạng lợi dụng chủ trương tập trung, tích tụ đất đai để chiếm ruộng đất, không để xảy ra tình trạng bóc lột của địa chủ kiểu mới khi tích tụ đất đai.

Thứ hai, sửa đổi Điều 191 Luật Đất đai năm 2013 theo hướng gỡ bỏ rào cản tiếp cận đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ và đất rừng đặc dụng đối với tổ chức kinh tế; mở rộng chủ thể tham gia quá trình tập trung, tích tụ đất đai để tạo sự hấp dẫn, chính danh trong phát triển nông nghiệp. Việc tập trung, tích tụ đất nông nghiệp cần được đánh giá dựa trên các tiêu chí sau: (i) bảo đảm phù hợp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; (ii) tính khả thi và hiệu quả của dự án; (iii) khả năng của nhà đầu tư để triển khai dự án; (iv) tác động của dự án đến xã hội. Chúng ta cần thay đổi tư duy từ “đất trồng lúa chỉ do người nào trồng lúa nắm giữ” thành “đất trồng lúa chỉ cần trồng lúa và mang lại năng suất, hiệu quả cao nhất”. Quá trình tập trung và tích tụ đất đai phải hướng đến hiệu quả sử dụng, khai thác giá trị của đất nông nghiệp, không đặt nặng vấn đề do ai nắm giữ.

Thứ ba, xây dựng hạn mức và phương thức tập trung, tích tụ đất đai mang tính dài hạn tùy thuộc vùng, miền và mô hình sản xuất. Mức diện tích đất tích tụ trong sản xuất nông nghiệp cần được quy định tùy thuộc từng vùng, miền và mô hình sản xuất chứ không cứng nhắc quy định một con số cụ thể như hiện nay. Mức diện tích sẽ được đánh giá theo hiện trạng sử dụng đất ở địa phương, sự tác động của mức diện tích, quy hoạch, mục đích và hiệu quả sử dụng đất của từng mô hình. Bên cạnh đó, mặc dù phương thức tập trung, tích tụ đất đai đa dạng nhưng từng địa phương phải dựa trên đặc điểm đất đai, hiện trạng sử dụng đất và quy hoạch phát triển nông nghiệp chủ động xây dựng phương án khuyến khích phát triển phương thức tập trung, tích tụ phù hợp theo từng vùng, từng địa phương.

 

Chuyển đổi số nông nghiệp: "Chúng ta không thể chần chừ, bỏ lỡ thời cơ"

Thứ 5, 16/09/2021 | 19:50
Chiều ngày 16/9, tham dự “Diễn đàn quốc tế chuyển đổi số Nông nghiệp Việt Nam”, Bộ trưởng các Bộ liên quan cùng đại diện từ các ban, ngành đã đóng góp ý kiến.

Một khu vực tư nhân hiệu quả là nền tảng cho phục hồi kinh tế

Thứ 3, 12/10/2021 | 10:00
Đánh giá mới nhất của Nhóm Ngân hàng Thế giới (WBG) đã khẳng định vai trò tiên phong của khu vực kinh tế tư nhân trong tiến trình phát triển vượt bậc của Việt Nam.

Giám đốc ADB tại Việt Nam: Chuyển đổi số là chìa khóa phục hồi kinh tế

Thứ 3, 12/10/2021 | 08:00
Ông Andrew Jeffries - Giám đốc ADB tại Việt Nam tin rằng chuyển đổi số là chìa khóa nhằm giúp doanh nghiệp phục hồi trong và sau đại dịch.

Đảm bảo không đứt gãy chuỗi sản xuất nông nghiệp

Thứ 3, 21/09/2021 | 19:48
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tập trung triển khai một số nhiệm vụ cấp bách thúc đẩy sản xuất, lưu thông, xuất khẩu nông sản.

Làm gì để khắc phục đứt gãy chuỗi cung ứng?

Chủ nhật, 15/08/2021 | 16:06
Đã có trên 20 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương buộc phải thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Diễn biến phức tạp của đại dịch đã ảnh hưởng nặng nề tới toàn bộ nền kinh tế và gây ngưng trệ mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của cộng đồng doanh nghiệp.
Cùng tác giả

Quảng Ninh: Dự án hơn 4 ha “đắp chiếu” chờ thu hồi

Thứ 2, 17/07/2023 | 08:00
Nằm ở vị trí đắc địa, lại được chính quyền địa phương tạo điều kiện, nhưng dự án hơn 4 ha ở xã Lê Lợi, Tp.Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh “đắp chiếu” từ năm 2009 đến nay.

Người tiểu đường ăn bữa phụ và món tráng miệng như thế nào?

Thứ 2, 30/05/2022 | 18:32
Người tiểu đường thường khó kiểm soát các thực phẩm trong chế độ ăn bữa phụ cũng như món trang miệng.

Tham vọng của HSBC hỗ trợ Việt Nam tìm kiếm năng lượng xanh bền vững

Thứ 2, 30/05/2022 | 16:00
Năng lượng tái tạo đòi hỏi nhiều vốn đầu tư, sẽ sớm vượt quá khả năng cho vay của nhiều ngân hàng trong nước, cần sự khai mở dòng vốn quốc tế cho lĩnh vực này.
Cùng chuyên mục

Quy hoạch Bà Rịa-Vũng Tàu: Thu hút đầu tư 4 nhóm ngành kinh tế trụ cột

Thứ 5, 28/03/2024 | 19:15
Chiều ngày 28/3, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tổ chức họp báo thông tin về hội nghị triển khai quy hoạch và xúc tiến đầu tư tỉnh, sẽ diễn ra vào ngày 30/3 tới.

Xử nghiêm doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu không xuất hóa đơn điện tử

Thứ 5, 28/03/2024 | 19:13
Bộ trưởng Công Thương yêu cầu các QLTT các tỉnh chủ động, xử lý nghiêm các trường hợp kinh doanh xăng dầu không thực hiện đúng quy định về hóa đơn điện tử.

Vấn đề tài chính "ngáng đường" doanh nghiệp khi xây dựng KCN bền vững

Thứ 5, 28/03/2024 | 14:46
Để xây dựng một KCN bền vững, các doanh nghiệp đang phải đối mặt với nhiều thách thức, trong đó nguồn vốn và tài chính là vấn đề nan giải.

"Nhiều địa phương Australia muốn tiếp nhận đầu tư từ Việt Nam"

Thứ 5, 28/03/2024 | 11:19
Theo lãnh đạo Cục Đầu tư nước ngoài, hiện Chính phủ cũng như các chính quyền địa phương Australia đang muốn tiếp nhận đầu tư từ Việt Nam, đặc biệt là Bắc Australia.

Xuất siêu nông lâm thủy sản tăng gần 97% trong quý I/2024

Thứ 5, 28/03/2024 | 10:54
Tính chung 3 tháng đầu năm, ngành nông nghiệp ghi nhận 4 mặt hàng có giá trị xuất khẩu trên 1 tỷ USD, bao gồm: Gỗ, rau quả, gạo và cà phê.
     
Nổi bật trong ngày

Từ ngày 15/5, giá điện sẽ được EVN điều chỉnh 3 tháng một lần

Thứ 4, 27/03/2024 | 10:05
Theo Quyết định 05/2024, khi giá bán điện bình quân tăng từ 3% trở lên thì giá điện được phép điều chỉnh tăng. Thời gian điều chỉnh tối thiểu 3 tháng một lần.

Xuất siêu nông lâm thủy sản tăng gần 97% trong quý I/2024

Thứ 5, 28/03/2024 | 10:54
Tính chung 3 tháng đầu năm, ngành nông nghiệp ghi nhận 4 mặt hàng có giá trị xuất khẩu trên 1 tỷ USD, bao gồm: Gỗ, rau quả, gạo và cà phê.

Quy hoạch Bà Rịa-Vũng Tàu: Thu hút đầu tư 4 nhóm ngành kinh tế trụ cột

Thứ 5, 28/03/2024 | 19:15
Chiều ngày 28/3, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tổ chức họp báo thông tin về hội nghị triển khai quy hoạch và xúc tiến đầu tư tỉnh, sẽ diễn ra vào ngày 30/3 tới.

Giá vàng 28/3: Vàng SJC vượt mốc 81 triệu đồng/lượng

Thứ 5, 28/03/2024 | 09:50
Giá vàng SJC tiếp tục đi lên phiên sáng nay, nhiều nơi đã vượt qua mốc 81 triệu đồng mỗi lượng.

Vấn đề tài chính "ngáng đường" doanh nghiệp khi xây dựng KCN bền vững

Thứ 5, 28/03/2024 | 14:46
Để xây dựng một KCN bền vững, các doanh nghiệp đang phải đối mặt với nhiều thách thức, trong đó nguồn vốn và tài chính là vấn đề nan giải.