Nâng cao năng suất điện từ năng lượng tái tạo lên 20.000 MW

Nâng cao năng suất điện từ năng lượng tái tạo lên 20.000 MW

Nguyễn Minh Uyên

Nguyễn Minh Uyên

Thứ 3, 30/11/2021 17:46

Tất cả những nguồn năng lượng tái tạo như điện gió, năng lượng mặt trời và điện gió ngoài khơi sẽ đều được tập trung đầu tư nhằm nâng cao năng suất vào năm 2030.

Ngày 30/11, dưới sự chủ trì của lãnh đạo Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công Thương, Diễn đàn Công nghệ và Năng lượng Việt Nam 2021 được tổ chức nhằm thảo luận về các chính sách và chương trình hỗ trợ Việt Nam trong lĩnh vực công nghệ cho công nghiệp năng lượng, công nghệ xanh hướng tới phát triển bền vững.

Qua đó, xu hướng công nghệ mới và những khuyến nghị về nghiên cứu, chuyển giao và làm chủ công nghệ, trong bối cảnh Việt Nam tiếp nhận công nghệ cho chuyển dịch năng lượng toàn cầu cũng đã được đưa ra.

Đối thoại - Nâng cao năng suất điện từ năng lượng tái tạo lên 20.000 MW

Các diễn giả chia sẻ tại Diễn đàn

Thực hiện hóa mục tiêu phát triển bền vững

Quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế cùng với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã và đang tạo ra những cơ hội lớn nhưng cũng đặt ra những thách thức không nhỏ đối với nước ta trong giai đoạn mới. 

Cùng với đó, biến đổi khí hậu đã thực sự trở thành thách thức lớn nhất đối với nhân loại. Việt Nam là một trong những quốc gia chịu nhiều tác động của biến đổi khí hậu, đồng thời có tổng lượng phát thải khí nhà kính hàng năm lớn (hiện đứng thứ 21 trên thế giới và đứng thứ 2 trong ASEAN).

Phát biểu tại sự kiện, Thứ trưởng Bộ KH&CN, ông Trần Văn Tùng cho biết, Việt Nam có rất nhiều tiềm năng về công nghệ và những nguồn năng lượng sạch như điện gió, điện mặt trời hay nguồn năng lượng có thể tái tạo được.

Hơn nữa, tại Hội nghị COP26, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra thông điệp và cam kết Việt Nam sẽ xây dựng và triển khai các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính mạnh mẽ hơn nữa, hướng tới mức phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050.

Đối thoại - Nâng cao năng suất điện từ năng lượng tái tạo lên 20.000 MW (Hình 2).

Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Văn Tùng

Tuy nhiên, để thực hiện được cam kết, đồng thời khai thác tốt nguồn lực tự nhiên, giải pháp quan trọng là sử dụng KHCN, đầu tư cho những công nghệ mới, công nghệ xanh. 

 

Từ đó, có thể thấy năng lượng tái tạo, năng lượng xanh có vai trò quan trọng trong việc góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững kinh tế - xã hội, nhằm hiện thực hóa mục tiêu đưa Việt Nam trở thành nước phát triển có thu nhập cao vào năm 2045.

Đồng thời triển khai các cam kết quốc tế về phát triển năng lượng xanh ứng phó với biến đổi khí hậu, đồng thời tiếp tục triển khai, hưởng ứng thực hiện định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến nǎm 2045 đã được Bộ Chính trị đưa ra nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/2/2020.

Định hướng trong tương lai

Thứ trưởng Tùng cho biết thêm, hiện tại Bộ KHCN đang tái cơ cấu lại nhiệm vụ KHCN để tập trung vào những vấn đề lớn, như lĩnh vực giao thông vận tải, sử dụng nhiên liệu xanh cho phương tiện đi lại là một ví dụ.

Theo ông Hoàng Tiến Dũng, Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, tất cả những nguồn năng lượng tái tạo như điện gió, năng lượng mặt trời và điện gió ngoài khơi sẽ đều được tập trung đầu tư nhằm nâng cao năng suất, lên tới hơn 20.000 MW vào năm 2030.

Đối thoại - Nâng cao năng suất điện từ năng lượng tái tạo lên 20.000 MW (Hình 3).

Ông Hoàng Tiến Dũng, Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo

Đặc biệt, ông cho rằng điện gió ngoài khơi là nguồn năng lượng được đánh giá có tiềm năng tốt, tuy nhiên trong thời gian vừa qua chưa được đưa vào chính sách phát triển bởi vẫn còn một số điều kiện vướng mắc.

Bên cạnh những nguồn năng lượng tái tạo, dự án liên quan đến khí cũng sẽ được phát triển mạnh mẽ, ví dụ như việc sản xuất khí hidro trong tương lai không xa. Từ đó, tái tạo tăng sản lượng điện tăng khoảng 70%.

Một mục tiêu khác, được Bộ KH&CN rất quan tâm, đó là vấn đề giáo dục, tuyên truyền tới cộng đồng, doanh nghiệp về năng lượng xanh, vai trò của việc chuyển đổi từ năng lượng hoá thạch sang năng lượng tái tạo đối với kinh tế - xã hội. “Vấn đề này cần được quan tâm nhiều hơn nữa", Thứ trưởng Tùng nhấn mạnh.

Mặt khác, để đạt được những mục tiêu trên một cách toàn diện, Bộ KH&CN hy vọng ngoài trí tuệ Việt Nam sẽ có thêm trí tuệ của các nhà khoa học trên thế giới, góp sức cho công cuộc chuyển đổi này.

Về vấn đề này, bà Ann Marie Yastishock, Giám đốc Quốc gia USAID tại Việt Nam cho biết: “Chúng tôi sẽ huy động 3 tỷ USD để hỗ trợ các dự án năng lượng trong 5 năm tới”. Bên cạnh đó là hỗ những chương trình an ninh đô thị ở Việt Nam: công nghệ thông minh, quỹ sáng tạo.

Qua đó, bà kỳ vọng có thể thúc đẩy hợp tác về vấn đề năng lượng tái tạo nhiều hơn nữa trong giai đoạn 2020 - 2025, giúp Việt Nam đạt được cam kết lượng phát thải bằng 0.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.