Bìa sách Thúy Kiều khỏa thân gây tranh cãi
Năm 2015 đánh dấu mốc quan trọng, kỉ niệm 250 ngày sinh của đại thi hào Nguyễn Du (3/1/1765 – 3/1/2015). Nhân dịp này, công ty cổ phần Văn hóa & Truyền thông Nhã Nam kết hợp với Nhà xuất bản Thế giới ra mắt bạn đọc tác phẩm Truyện Thúy Kiều , ấn bản do 2 học giả Bùi Kỷ và Trần Trọng Kim hiệu thảo.
Tác phẩm này còn có thêm một số phụ bản tranh minh họa lấy từ tập văn họa kỷ niệm Nguyễn Du do Hội Quảng Trị - Huế xuất bản năm 1942, bao gồm gồm 11 bức vẽ quý giá của các họa sỹ nổi tiếng như Tô Ngọc Vân, Trần Văn Cẩn, Nguyễn Gia Trí, Lê Văn Đệ…
Bức tranh nàng Kiều đang tắm của họa sỹ Lê Văn Đệ vẽ năm 1940 vinh dự được lựa chọn làm bìa cho cuốn sách này, nhưng ngay khi vừa cho ra mắt, rất nhiều độc giả tỏ ra vô cùng thất vọng. Điển hình là nhà văn Đoàn Minh Phượng, người đầu tiên chia sẻ những cảm nhận về bộ mặt của tác phẩm Truyện Thúy Kiều.
Trên trang cá nhân, bà tỏ ra vô cùng thất vọng với một tác phẩm mang ý nghĩa lớn này: “Nhã Nam làm bìa sách cho Nguyễn Du. Thôi thế là xong hẳn”.
Giải thích thêm về quan điểm của mình, tác giả của “Và khi tro bụi” cho rằng, từ xưa, đã có bao nhiêu người vịnh Kiều, vẽ Kiều rồi. Không phải nằm trong một cuốn sách giấy cũ úa vàng, chỉ may đã sộc sệch là thẩm mỹ của tranh không tệ hại và người thời trước không thấy như vậy.
Họa sỹ bị giới hạn bởi sự hiểu tác phẩm, khả năng và thời đại của mình trong khi Nguyễn Du thì phi thời gian và còn sẽ được đọc theo thẩm mỹ của bao nhiêu đời về sau.
Bức tranh của cố họa sỹ Lê Văn Đệ vẽ nàng Kiều năm 1940
Quan điểm này của nhà văn được khá nhiều người đồng tình, họ cho rằng làm bìa một tác phẩm lớn phải được minh họa bằng một tác phẩm lớn, hoặc chỉ nên in chữ mà thôi. Hàng loạt các ý kiến đều tỏ ra vô