NASA đi tìm hành tinh mới phòng khi Trái đất bị hủy diệt

NASA đi tìm hành tinh mới phòng khi Trái đất bị hủy diệt

Lương Đức Trọng

Lương Đức Trọng

Thứ 2, 09/04/2018 13:32

Việc đi tìm một hành tinh mới để phòng trường hợp Trái đất bị hủy diệt là nhiệm vụ mới của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Hoa Kỳ NASA.

Dự án đi tìm hành tinh mới được gọi là Vệ tinh khảo sát các hành tinh ngoài Trái đất của NASA (TESS) sẽ bắt đầu tìm kiếm những hành tinh mới chưa được khám phá từ ngày 16/4. Nhà nghiên cứu chính của TESS là ông George Ricker cho biết: “Một trong những câu hỏi lớn nhất về việc thăm dò hành tinh ngoại lai là: Nếu một nhà thiên văn học tìm ra một hành tinh nằm trong khu vực sinh sống của một ngôi sao, liệu nó có tạo ra hứng thú cho nhà sinh vật học?

Viện nghiên cứu vũ trụ học và nghiên cứu vũ trụ Kavli ở Cambridge nói: “Chúng tôi hy vọng TESS sẽ khám phá ra một số hành tinh có thành phần cấu tạo khí quyển có thể đo được chính xác bởi các nhà quan sát trong tương lai".

Tàu vũ trụ đã thông qua một bài kiểm tra vào ngày 15/3 và kết quả cho thấy nó đã sẵn sàng để phóng. Tàu vũ trụ sẽ được nạp nhiên liệu và đóng gói trong thùng hàng vũ trụ SpaceX Falcon 9 để chuẩn bị cho đợt phóng cuối cùng.

NASA đi tìm hành tinh mới phòng khi Trái đất bị hủy diệt

Vệ tinh khảo sát các hành tinh ngoài Trái đất của NASA (TESS).

Khởi động từ trạm Cape Canaveral Air Force ở Florida, TESS dựa vào lực hấp dẫn của Mặt trăng để chuyển sang quỹ đạo 13,7 ngày quanh Trái đất. Sau khi phóng 60 ngày, nhiệm vụ tìm kiếm của vệ tinh sẽ bắt đầu. Nhiệm vụ này kéo dài trong 2 năm.

TESS được trang bị 4 máy ảnh trên diện rộng để quan sát 85% bầu trời của chúng ta. Năm đầu tiên TESS sẽ khám phá 13 khu vực trên bầu trời phía Nam, năm thứ hai là 13 khu vực trên bầu trời phía Bắc.

Giám đốc Bộ phận Vật lý thiên văn tại trụ sở của NASA, Paul Hertz nói: "Chúng tôi đã học được từ định luật của Kepler rằng có nhiều hành tinh hơn cả các ngôi sao trên bầu trời của chúng ta, và bây giờ TESS sẽ tìm kiếm hành tinh xung quanh một số ngôi sao gần ta nhất”.

Tức là TESS sẽ tìm các ngôi sao sáng hơn 30 – 100 lần mục tiêu của Kepler và dưới 300 năm ánh sáng. Dựa trên độ sáng của ngôi sao, các nhà nghiên cứu sẽ tìm ra khối lượng, thành phần và mức độ khí quyển của hành tinh đó. Các phân tử trong khí quyển đó và quan trọng nhất là tìm ra nước sẽ cho các nhà nghiên cứu một phần câu trả lời về việc hành tinh đó có bảo tồn sự sống được hay không.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.