Nền kinh tế Ấn Độ có thể chịu được làn sóng Covid-19 thứ ba?

Nền kinh tế Ấn Độ có thể chịu được làn sóng Covid-19 thứ ba?

Thứ 3, 04/01/2022 | 07:05
0
Biến thể Omicron đang len lỏi trong đất nước 1,3 tỷ dân không phải là điềm lành cho quá trình phục hồi kinh tế của quốc gia Nam Á này.

Các biện pháp hạn chế mới liên quan đến đại dịch đã được đưa ra. Nhưng điều đáng lo ngại là việc thắt chặt các hạn chế, và tệ hơn là phong tỏa diện rộng hơn phải được áp dụng, có nguy cơ làm trật bánh nền kinh tế Ấn Độ vào thời điểm các doanh nghiệp ở nền kinh tế lớn thứ ba châu Á bắt đầu phục hồi sau cuộc suy thoái lịch sử.

Mối lo của các doanh nghiệp

Trước sự lây lan nhanh chóng của siêu biến thể Omicron và nguy cơ các biện pháp hạn chế liên quan đến đại dịch bị siết chặt, các doanh nghiệp Ấn Độ đang đối mặt với sự bất ổn ngày càng tăng khi năm mới bắt đầu.

“Sự xuất hiện của Omicron đã làm mờ đi triển vọng kinh tế cho năm 2022”, Arun Singh, nhà kinh tế trưởng toàn cầu tại công ty cung cấp dữ liệu thương mại, phân tích và thông tin chi tiết Dun & Bradstreet, cho biết.

“Chúng tôi dự đoán tốc độ tăng trưởng sẽ chậm lại” ở Ấn Độ trong nửa đầu năm nay khi tỉ lệ lây nhiễm tiếp tục tăng.

Các biện pháp hạn chế Covid-19 mới “sẽ làm tăng thêm các nút thắt về nguồn cung, làm trầm trọng thêm áp lực lạm phát và đè nặng lên sự lạc quan và nhu cầu của người tiêu dùng”, Singh cho biết.

Giống như các quốc gia khác đang rơi vào vòng xoáy suy thoái kinh tế do biến thể mới gây ra, Ấn Độ được cho là cũng sẽ phải hứng chịu những tác động mạnh mẽ của những gì đang xảy ra đối với nền kinh tế toàn cầu, bao gồm cả những tác động lên xu hướng xuất nhập khẩu của quốc gia này.

Ấn Độ rơi vào suy thoái trong năm 2020 sau khi Chính phủ nước này áp đặt một trong những lệnh phong tỏa nghiêm ngặt nhất thế giới, làm gián đoạn hoạt động kinh doanh trên cả nước.

Tuy nhiên, nền kinh tế đã khởi sắc vào năm 2021 và Ấn Độ đã thành công đảo ngược xu hướng trong bối cảnh nước này phải đối mặt với làn sóng lây nhiễm thứ hai đầy chết chóc, đạt đỉnh điểm vào tháng 5/2021 và khiến các nhà chức trách đưa ra nhiều hạn chế liên quan tới Covid-19.

Sự bùng phát trở lại của đại dịch là một sự kéo lùi vào năm ngoái, nhưng tác động kinh tế không nghiêm trọng như nhiều doanh nghiệp lo ngại.

Dữ liệu chính thức mới nhất trong quý III, tính đến cuối tháng 9/2021, cho thấy GDP của Ấn Độ tăng trưởng 8,4%. Mặc dù mức này là mức thấp so với năm trước đó, nhưng nó có nghĩa là quốc gia này là nền kinh tế lớn phát triển nhanh nhất trên thế giới.

Trong một báo cáo được công bố vào tuần trước, Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh (CEBR) của Anh dự đoán rằng Ấn Độ sẽ giành lại vị trí của mình từ Pháp với tư cách là nền kinh tế lớn thứ sáu thế giới trong năm nay và trở thành nền kinh tế lớn thứ ba vào năm 2031.

Thế giới - Nền kinh tế Ấn Độ có thể chịu được làn sóng Covid-19 thứ ba?

Các chủ doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa ở Ấn Độ lo ngại trước những nguy cơ về làn sóng Covid-19 thứ ba đang rình rập. Ảnh: DW

Vẫn còn quá sớm để chắc chắn mức độ ảnh hưởng của Omicron đến Ấn Độ. Nhiều nhà lãnh đạo doanh nghiệp coi đó là một rủi ro đáng kể khi biến thể mới này tiếp tục lây lan với tốc độ nhanh chóng.

“Có khả năng rằng chỉ một chút sợ hãi cũng đủ làm đảo lộn sự phục hồi”, trong bối cảnh một vòng các hạn chế khác đang rình rập, Suyash Gupta, Tổng giám đốc Liên minh Ô tô LPG Ấn Độ, cho biết.

Số ca nhiễm mới hàng ngày được báo cáo của Ấn Độ đã tăng lên 22.775 ca, theo dữ liệu do Bộ Y tế nước này công bố hôm 1/1. Đồng thời, chỉ 2/3 dân số trưởng thành của Ấn Độ đã được tiêm vắc-xin đầy đủ chống lại Covid-19 tính đến 1/1.

“Biến thể mới Omicron được coi là một rào cản rõ ràng đối với sự phục hồi kinh tế”, Ambrish Kumar, người sáng lập nền tảng hậu cần số Zipaworld và CEO của công ty giải pháp AAA 2 Innovate, cho biết.

“Việc tiếp tục phong tỏa và các hạn chế khác sẽ dẫn đến những thách thức về chuỗi cung ứng và hậu cần, điều này theo đó sẽ ảnh hưởng đến xuất khẩu và làm tăng thâm hụt thương mại hơn nữa”

Một số bang ở Ấn Độ đã đưa ra các hạn chế mới liên quan đến Covid-19 trong khi các quy định xuất nhập cảnh được thắt chặt do biến thể Omicron.

"Các hoạt động kinh doanh có thể gặp phải những trở ngại", Srividya Kannan, người sáng lập và giám đốc của công ty tư vấn giải pháp kỹ thuật số Avaali Solutions có trụ sở tại Bengaluru, cho biết. "Hy vọng rằng, chúng ta có thể tự chuẩn bị tốt hơn thông qua các bài học đã học được từ quá khứ".

Đà tăng trưởng chậm lại diễn ra sau khi công ty của cô đạt mức tăng trưởng mạnh mẽ vào năm 2021 trong bối cảnh các doanh nghiệp “xoay trục” sang công nghệ và số hóa để chống lại những tác động của đại dịch.

Áp lực lạm phát

Trong khi một số lĩnh vực vẫn lạc quan rằng họ có thể vượt qua cơn bão, Omicron vẫn là một mối đe dọa đáng kể. Sự phục hồi cho đến nay là “không đồng đều giữa các lĩnh vực và giữa các khu vực”, Singh cho biết.

"Áp lực lạm phát gia tăng và đà tăng trưởng giảm sút có thể làm gia tăng sự tăng trưởng không đồng đều này" nếu Omicron tiếp tục lan rộng, ông nhận định.

Nhiều “lĩnh vực tạo nhiều công ăn việc làm”, bao gồm dịch vụ khách sạn và vận tải, vẫn đang ở dưới mức trước đại dịch. Và với sự hoành hành của biến thể mới, lĩnh vực du lịch và lữ hành cũng dự kiến sẽ phải chịu áp lực mới vào năm 2022, ông cho biết thêm.

Cũng có những lo ngại về tác động của việc Covid-19 tái bùng phát và những hạn chế mới có thể có đối với chi tiêu của người tiêu dùng. Ấn Độ là một nền kinh tế dựa vào tiêu dùng và mặc dù nhu cầu đã phục hồi, theo các nhà kinh tế, nó vẫn chưa trở lại mức trước đại dịch.

Ritesh Goenka, CEO của thương hiệu điện tử tiêu dùng Ấn Độ Just Corseca, cho biết Omicron là “điểm đáng quan ngại nhất”.

Sau đòn giáng của đại dịch vào năm 2020, năm 2021 là "năm tốt nhất của chúng tôi về kinh doanh, công nghệ và đổi mới", Goenka cho biết. Nhưng “khi số ca nhiễm Covid-19 một lần nữa bùng nổ, có vẻ như nhu cầu và lối sống hàng ngày của người tiêu dùng sẽ trải qua một sự biến đổi lớn”.

Ông đặc biệt lo lắng về tác động mà điều này có thể gây ra đối với lạm phát, thứ sẽ làm xói mòn sức mua của người tiêu dùng.

Thế giới - Nền kinh tế Ấn Độ có thể chịu được làn sóng Covid-19 thứ ba? (Hình 2).

Ấn Độ lo ngại rằng tác động của Covid-19 tái bùng phát và những hạn chế mới có thể ảnh hưởng đến chi tiêu của người tiêu dùng, từ đó làm gia tăng áp lực lạm phát. Ảnh: The Indian Express

Tác hại tiềm ẩn của Omicron đã buộc Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ (RBI) phải giữ nguyên lãi suất trong tháng 12, thay vì tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát, vì Ngân hàng Trung ương ưu tiên việc chống đỡ rủi ro đối với nền kinh tế hơn.

Chi phí đi vay vẫn ở mức thấp trong nước, và có nhiều lo ngại rằng điều này có thể khiến lạm phát tiếp tục tăng trong tương lai gần.

Giá dầu thô và các mặt hàng khác cao hơn đã thúc đẩy lạm phát và đè nặng lên các công ty trong năm 2021. Các doanh nghiệp chắc chắn sẽ theo dõi sát sao các yếu tố này trong năm mới.

“Thị trường dầu và năng lượng hỗn loạn là một trong những yếu tố chính sẽ ảnh hưởng đến cả doanh nghiệp và nền kinh tế vào năm 2022”, Kumar cho biết.

Nếu Omicron không có sức tàn phá ghê gớm như nhiều người lo lắng, các nhà kinh tế cho biết, RBI sẽ xem xét tăng lãi suất trong năm 2022 để kiềm chế đà tăng của giá tiêu dùng.

Thách thức cho thị trường chứng khoán

Ngoài virus và lạm phát do năng lượng, các doanh nghiệp ở Ấn Độ đang cảm thấy áp lực từ kế hoạch giảm hỗ trợ chính sách và tăng lãi suất trong năm nay của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).

Điều này sẽ có những tác động gián tiếp đối với các công ty ở Ấn Độ vì nó sẽ làm tăng chi phí vay vốn của các doanh nghiệp trên thị trường quốc tế. Nó cũng có thể làm chậm dòng vốn nước ngoài vào thị trường chứng khoán Ấn Độ, vốn đã được định giá cao hơn so với các thị trường ở châu Á.

Sau “màn siêu trình diễn vào năm 2021, định giá cổ phiếu Ấn Độ có thể khiến hầu hết mọi người thận trọng về Ấn Độ khi nói đến các thị trường mới nổi và châu Á”, Deepak Jasani, trưởng bộ phận nghiên cứu bán lẻ tại HDFC Securities, cho biết.

Chỉ số BSE Sensex chuẩn của Ấn Độ đã tăng lên mức cao kỷ lục vào năm 2021 khi các nhà đầu tư thu được lợi nhuận tốt nhất trong 4 năm, nhờ nguồn đầu tư từ nước ngoài. Chỉ số chứng khoán S&P BSE Sensex chuẩn tăng 0,8% hôm 31/12, và kết thúc năm 2021 ở mức 58.253,82.

Con số này cho thấy mức tăng 22% trong năm. Tuy nhiên, chỉ số chuẩn đã giảm khoảng 7% so với mức cao nhất của tháng 10.

“Chứng khoán Ấn Độ đang gặp nhiều thách thức, bao gồm chu kỳ lãi suất của Mỹ, giá dầu tăng, bầu cử ở các bang quan trọng, làn sóng Covid-19 thứ ba đang chực chờ và đợt tăng lãi suất trong nước dự kiến”, Jasani cho biết.

Trong nửa đầu năm 2022, “thị trường có thể giảm nhiệt khi nó hấp thụ lợi nhuận của 18 tháng trước đó… nhưng nó vẫn có khả năng mang lại sự bất ngờ tích cực”, ông cho biết.

Thế giới - Nền kinh tế Ấn Độ có thể chịu được làn sóng Covid-19 thứ ba? (Hình 3).

Chứng khoán Ấn Độ đang gặp nhiều thách thức, bao gồm làn sóng Covid-19 thứ ba đang chực chờ. Ảnh: Financial Express

Trong bối cảnh kỳ vọng Fed sẽ rút lại chương trình kích thích kinh tế, đồng Rupee của Ấn Độ (INR) cũng đang chịu áp lực. Đồng tiền Ấn Độ giao dịch ở mức 74 INR cho 1 USD hôm 31/12. Fitch Solutions dự báo đồng Rupee sẽ giao dịch ở mức trung bình khoảng 76 INR cho 1 USD vào năm 2022.

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều sự không chắc chắn về tình hình sẽ diễn ra như thế nào đối với các nhà đầu tư và đối với các doanh nghiệp.

“Hiện tại, chúng tôi không thực sự biết mức độ thiệt hại mà Omicron có thể gây ra trong những tuần và tháng tới về ảnh hưởng sức khỏe cũng như nền kinh tế”, Gupta cho biết.

Nhưng ông và nhiều người khác đang ôm hy vọng rằng biến thể này sẽ không gây ra làn sóng chết chóc. Điều này sẽ cho phép nền kinh tế “tiếp tục hướng về phía trước, tiếp tục trên con đường phục hồi và hồi sinh”.

Minh Đức (Theo The National News)

Giá xăng dầu leo thang, người dân Ấn Độ chuyển sang đi xe điện

Thứ 7, 13/11/2021 | 20:41
Giá xăng dầu tăng là một trong những yếu tố cơ bản thúc đẩy thị trường xe máy điện Ấn Độ.

Cách Trung Quốc và Ấn Độ xử lý "cơn khát" nhiên liệu

Thứ 5, 28/10/2021 | 08:30
Hai nhà tiêu thụ than hàng đầu thế giới có cách thức khác nhau để đối diện với cuộc khủng hoảng năng lượng đang diễn tiến.

Ấn Độ khẳng định không có chuyện xảy ra khủng hoảng điện

Thứ 2, 11/10/2021 | 17:57
"Mọi lo ngại về sự gián đoạn cung cấp điện là hoàn toàn không đúng chỗ", cơ quan chức năng Ấn Độ cho biết trong một tuyên bố.
Cùng tác giả

Góc nhìn Người Đưa Tin: 10 sự kiện nổi bật thế giới năm 2023

Thứ 2, 25/12/2023 | 07:15
Xung đột Nga-Ukraine, xung đột Israel-Hamas, cạnh tranh Mỹ-Trung, bất ổn ở châu Phi... là những sự kiện “tốn nhiều giấy mực” nhất của truyền thông trong năm qua.

Lãi suất cao ở Mỹ gây bất ổn tài chính tại Đông Á mới nổi

Thứ 2, 27/11/2023 | 10:11
Lập trường thắt chặt tiền tệ của Fed đã khiến thị trường chứng khoán ở khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc và Hàn Quốc, đi xuống.

3 hướng đi mới để phát triển con người khu vực Châu Á-Thái Bình Dương

Thứ 3, 07/11/2023 | 21:08
Theo UNDP, khu vực Châu Á-Thái Bình Dương đang đối mặt với 3 nhóm nguy cơ tồn tại đồng thời, bao gồm các mối đe dọa liên quan đến sự sinh tồn của con người.

Sức hút đầu tư của Pháp – Bài học cho Việt Nam

Chủ nhật, 15/10/2023 | 15:00
Chìa khóa để Pháp đạt được những “dấu son” trên hành trình tái công nghiệp hóa và thu hút đầu tư là cải cách. Đây cũng là bài học giá trị mà Việt Nam có thể học hỏi.

Cải cách giúp ADB biến “hàng tỷ” USD thành “hàng nghìn tỷ”

Thứ 6, 29/09/2023 | 09:31
Để đạt được điều này, huy động nguồn vốn tư nhân sẽ đóng vai trò then chốt.
Cùng chuyên mục

Tổng Thư ký NATO tin “chưa quá muộn để Ukraine giành chiến thắng”

Thứ 6, 26/04/2024 | 10:44
Ukraine đã phải chịu nhiều sự kéo lùi trên chiến trường trước các lực lượng Nga do tình trạng cạn kiệt đạn dược và vũ khí.

Nga không loại trừ xuất khẩu LNG bị trì trệ

Thứ 6, 26/04/2024 | 06:00
Vô số các lệnh trừng phạt của phương Tây đã “vùi dập” tham vọng của Nga, đặc biệt là đối với dự án Arctic LNG 2 của Novatek.

Bộ trưởng Quốc phòng Đức nói về việc Nga mở rộng sản xuất vũ khí

Thứ 5, 25/04/2024 | 14:15
Một phần lớn hơn những gì đang được sản xuất không được gửi đến tiền tuyến mà được đưa vào kho, theo vị quan chức Đức.

Khoảnh khắc siêu pháo MARS II của Ukraine bị hỏa lực Nga phá hủy

Thứ 5, 25/04/2024 | 13:55
MARS II là hệ thống do Đức sản xuất và được coi là siêu pháo khi được trang bị tới 12 tên lửa dẫn đường M30/M31 hoặc 2 tên lửa đạn đạo chiến thuật MGM-140 ATACMS.

Israel tuyên bố sắp tổ chức tấn công Rafah

Thứ 5, 25/04/2024 | 10:41
Thứ Tư, Israel đánh bom miền Bắc Gaza ngày thứ hai liên tiếp. Israel khẳng định sẽ xúc tiến kế hoạch tấn công toàn lực nhằm vào Rafah.
     
Nổi bật trong ngày

Tổng Thư ký NATO tin “chưa quá muộn để Ukraine giành chiến thắng”

Thứ 6, 26/04/2024 | 10:44
Ukraine đã phải chịu nhiều sự kéo lùi trên chiến trường trước các lực lượng Nga do tình trạng cạn kiệt đạn dược và vũ khí.

Hà Giang: Phát triển du lịch gắn với văn hóa bản địa tại cao nguyên đá Đồng Văn

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:17
Dự kiến dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 tới đây, huyện Đồng Văn (Hà Giang) sẽ đón hơn 25.000 lượt khách du lịch đến tham quan và trải nghiệm.

Tại các “điểm nóng” trên mặt trận, Nga đẩy mạnh tấn công, Ukraine kháng cự mạnh mẽ

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:30
Ở Chasov Yar, các đơn vị của Ukraine liên tục phản công khiến quân đội Nga gặp nhiều khó khăn.

Khoảnh khắc siêu pháo MARS II của Ukraine bị hỏa lực Nga phá hủy

Thứ 5, 25/04/2024 | 13:55
MARS II là hệ thống do Đức sản xuất và được coi là siêu pháo khi được trang bị tới 12 tên lửa dẫn đường M30/M31 hoặc 2 tên lửa đạn đạo chiến thuật MGM-140 ATACMS.

Lộ diện quốc gia là điểm đến chính của đầu tư Trung Quốc ở châu Âu

Thứ 5, 25/04/2024 | 06:00
Hungary có thể nằm trong số những nước đi đầu về việc chuyển đổi công nghệ nhờ hợp tác kinh tế và đầu tư chặt chẽ với Trung Quốc.