Nên loại bỏ dần phương tiện sử dụng động cơ đốt trong

Nên loại bỏ dần phương tiện sử dụng động cơ đốt trong

Vi Sa
Thứ 4, 17/08/2022 | 20:50
0
Để tham mưu cho Thủ tướng trong xây dựng chính sách, phân bổ nguồn lực, Bộ KH&ĐT và Bộ CT tổ chức hội thảo chuyển về dịch năng lượng theo hướng tăng trưởng xanh.

Hôm nay (17/8), Bộ Kế hoạch và Đầu tư kết hợp với Bộ Công Thương tổ chức Hội thảo Tác động của COP26 đến chuyển dịch năng lượng theo hướng tăng trưởng xanh. Hội thảo đã đề cập đến những quan điểm xây dựng, giải pháp ứng phó và các khuyến nghị chính sách quốc tế dành cho Việt Nam về chuyển đổi năng lượng xanh.

Bà Nguyễn Thị Bích Ngọc Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, chuyển đổi năng lượng theo hướng xanh là một trong những nội dung quan trọng trong chiến lược tăng trưởng xanh. Với định hướng là nâng cao hiệu suất, hiệu quả sử dụng năng lượng, giảm tiêu hao năng lượng, đảm bảo an ninh quốc gia về năng lượng, khai thác và sử dụng tiết kiệm nguồn năng lượng chuyển đổi và đẩy mạnh khai thác có hiệu quả. Định hướng này là toàn diện, tổng thể, góp phần thực hiện mục tiêu giảm rác thải của quốc gia.

“Tại hội nghị COP26, lần đầu tiên 50 quốc gia trong đó có Việt Nam đã tham gia tuyên bố toàn cầu để chuyển đổi năng lượng than sang năng lượng sạch. Chúng tôi cho rằng đây là mục tiêu khác tham vọng, đòi hỏi quyết tâm lớn. Theo đó, Việt Nam đề ra mục tiêu đến năm 2030, giảm 32,6% lượng rác thải khí nhà kính trong ngành năng lượng…”, Bà Ngọc cho hay.

Tiêu điểm - Nên loại bỏ dần phương tiện sử dụng động cơ đốt trong

Bà Nguyễn Thị Bích Ngọc - Thứ trưởng Bộ KH&ĐT, phát biểu tại hội thảo.

Đánh giá tiềm lực của Việt Nam về chuyển đổi năng lượng

Ông Đặng Hoàng An, Thứ trưởng Bộ Công Thương cho rằng, theo đánh giá của các tổ chức quốc tế, triển vọng kinh tế của Việt Nam trong trung hạn và dài hạn là tích cực. Việt Nam đang nỗ lực mạnh mẽ để trở thành nước có thu nhập cao vào năm 2045. Trong bối cảnh đó, dự báo nhu cầu năng lượng, nhu cầu điện trong vài năm tới của Việt Nam sẽ tăng nhanh. Song song với mục tiêu đảm bảo an ninh năng lượng, Việt Nam cũng đang xây dựng chuyển đổi năng lượng mạnh mẽ đến năm 2050.

Chuyển dịch năng lượng không chỉ là vấn đề của nội bộ b ngành năng lượng mà chính là chuyển đổi toàn bộ nền kinh tế từ mô hình thông dụng nhiều năng lượng sang sử dụng năng lượng một cách hiệu quả. Từ đó thực hiện thành công Chiến lược, bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, song song với việc thực hiện cam kết quốc tế tại Hội nghị Cop26, ngành năng lượng đóng vai trò quan trọng và cần có những bước chuyển dịch cơ cấu và nguồn lực phù hợp.

Theo thông tin của Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, các nguồn nhiệt điện chính của hệ thống điện Việt Nam, đặc biệt là điện than, chiếm hơn 31% công suất và tới 50% tổng sản lượng điện sản xuất. Nguồn điện này phát thải nhiều khí CO2 ảnh hướng tới môi trường và cần phải được hạn chế phát triển về dài hạn nhằm đáp ứng các cam kết của Việt Nam đối với quốc tế về phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính.

Tiêu điểm - Nên loại bỏ dần phương tiện sử dụng động cơ đốt trong (Hình 2).

Ông Phạm Văn Tấn, Phó Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu, Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Những đề án, giải pháp dành cho Việt Nam

Ông Phạm Văn Tấn, Phó Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu, Bộ Tài nguyên và Môi trường, có đề cập về đề án nhiệm vụ giải pháp triển khai kết quả COP26. Đề án đưa ra 8 nhóm, 42 nhiệm vụ dài hạn, 31 nhiệm vụ ưu tiên thực hiện, 2 nhiệm vụ dài hạn là hoàn hiện đồng bộ cơ chế, chính sách, pháp luật, thúc đẩy các cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; 6 nhiệm vụ dài hạn là tập trung phát triển năng lượng các nguồn năng lượng tái tạo, không phát thải mới, công nghệ lưu trữ năng lượng và công nghệ thu giữ và sử dụng các bon; 7 nhiệm vụ dài hạn là thúc đẩy giảm phát thải trong giao thông và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng; phát triển đô thị và công trình xây dựng xanh; 8 nhiệm vụ dài hạn về phát triển nông nghiệp sinh thái, tuần hoàn, phát thải các bon thấp, bảo vệ, bảo tồn sử dụng và phát triển bền vững rừng; 5 nhiệm vụ dài hạn về bảo vệ, phục hồi các nguồn tài nguyên, phát triển các hệ sing thái tự nhiên; 7 nhiệm vụ dài hạn về chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu; 5 nhiệm vụ dài hạn về nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo, tăng cường năng lực, truyền thông; 2 nhiệm vụ dài hạn về thúc đẩy ngoại giao khí hậu.

Ngoài ra, bà Trần Hồng Việt – Phụ trách Năng lượng, khí hậu và tăng trưởng xanh, Đại sứ quán Đan Mạch tại Việt Nam phát biểu về các khuyến nghị chính cho chuyển đổi năng lượng xanh ở Việt Nam.

“Mức phát thải cần đạt đỉnh muộn nhất vào 2035 để đạt được mục tiêu net zero và tránh được chi phí quá cao. Vậy nên cần tập trung vào điện hóa tất cả các ngành/lĩnh vực, đặc biệt giao thông và công nghiệp là hai ngành khó xử lý các-bon nhất. Ngoài ra, điện từ năng lượng tái tạo cần là nguồn thay thế chính cho nhiên liệu hóa thạch, trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua sản xuất nhiên liệu điện phân. Về hệ thống điện cần hạn chế xây dựng thêm các nhà máy điện khí và LNG, khẩn trương tăng cường và mở rộng hệ thống truyền tải. Ngành giao thông nên loại bỏ dần phương tiện sử dụng động cơ đốt trong sử dụng nguyên liệu hóa thạch, chuyển sang phương thức vận tải công cộng…”, bà Trần Hồng Việt phát biểu.

Kết luận Hội thảo, bà Nguyễn Thị Bích Ngọc khẳng định việc chuyển đổi năng lượng muốn thành công thì phải có quyết tâm chính trị lớn và sự kết hợp đồng bộ từ tất cả các bên có liên quan

Phát triển Xanh và cam kết của Việt Nam tại COP26 tổ chức ở Bình Thuận

Thứ 7, 16/07/2022 | 21:19
Chiều ngày 16/7, tại Centara Mirage Resort Mũi Né, Tp.Phan Thiết tổ chức diễn đàn Nhà Quản lý - Nhà báo - Doanh nghiệp với tài nguyên và môi trường.

Sau Hội nghị COP26, Quy hoạch điện VIII được điều chỉnh thế nào?

Thứ 6, 19/11/2021 | 19:50
Quy hoạch điện VIII sau điều chỉnh theo cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP26 đã thể hiện xu hướng phát triển các nguồn năng lượng sạch, cam kết cắt giảm khí CO2.

Không đi máy bay, Bộ trưởng Khí hậu Áo đi tàu hơn 2.000 km dự COP26

Thứ 4, 10/11/2021 | 09:51
Nữ Bộ trưởng này cũng đã khởi động sáng kiến “vé khí hậu toàn quốc” (Klimaticket) với giá chỉ 3,5 USD một ngày nhằm khuyến khích phát triển giao thông công cộng.
Cùng tác giả

Vụ 100 container hạt điều: Doanh nghiệp quá chủ quan, tin vào môi giới

Thứ 3, 23/08/2022 | 20:55
Vụ lừa đảo 100 container hạt điều tuy đã được xử lý thành công nhưng đã để lại một bài học quý giá cho các doanh nghiệp khi tham gia vào thị trường nước ngoài.

Sau 6 tháng đầu năm, VNG lỗ hơn 500 tỷ đồng

Thứ 5, 18/08/2022 | 08:00
Khoản đầu tư vào các công ty công nghệ, startup đang ăn mòn lợi nhuận của VNG, trong đó riêng khoản vốn rót vào Tiki đã lỗ luỹ kế tới 510 tỷ đồng.

Nên loại bỏ dần phương tiện sử dụng động cơ đốt trong

Thứ 4, 17/08/2022 | 20:50
Để tham mưu cho Thủ tướng trong xây dựng chính sách, phân bổ nguồn lực, Bộ KH&ĐT và Bộ CT tổ chức hội thảo chuyển về dịch năng lượng theo hướng tăng trưởng xanh.

Trung Quốc cắt giảm lãi suất để vực dậy kinh tế

Thứ 2, 15/08/2022 | 18:45
Vừa qua, Ngân hàng trung ương Trung Quốc đã cắt giảm lãi suất chủ chốt để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế đang chùng xuống.

Haxaco chi gần 500 tỷ đồng làm bất động sản tại Tp.HCM

Thứ 2, 15/08/2022 | 09:03
Ban lãnh đạo Haxaco quyết định mua khu đất gần 6.000m2 để phát triển khu phức hợp kinh doanh xe ô tô kết hợp văn phòng, căn hộ cao cấp tại Tp.HCM.
Cùng chuyên mục

Nga coi trọng quan hệ đối tác chiến lược với ASEAN

Thứ 7, 27/04/2024 | 17:29
Nga coi trọng quan hệ đối tác chiến lược với ASEAN, ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc khu vực và cam kết phối hợp chặt chẽ cùng ASEAN ứng phó các thách thức chung trong khu vực.

Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam: Đưa pháp luật gần gũi với người dân

Thứ 7, 27/04/2024 | 08:20
Chủ tịch Nguyễn Văn Quyền nhấn mạnh, phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý có ý nghĩa lớn trong việc tăng cường sự hiểu biết của người dân về pháp luật.

Việt Nam là đối tác chiến lược tin cậy và có trách nhiệm của UNESCO

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:51
Ngày 25/4, tại Trụ sở Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tiếp bà Simona-Mirela Miculescu, Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO.

“Tiếng sấm” của Điện Biên Phủ trong dư luận quốc tế

Thứ 5, 25/04/2024 | 15:11
Dư luận thế giới của 70 năm về trước và nhiều năm sau đó vẫn không thôi những dòng viết về sự kiện Điện Biên Phủ - cơn địa chấn "có một không hai" trong lịch sử.

Cái "bắt tay" của quan hệ Việt - Pháp từ điểm nhìn Điện Biên Phủ

Thứ 5, 25/04/2024 | 14:25
Chiến thắng Điện Biên Phủ đã chấm dứt vĩnh viễn sự xâm lược của thực dân Pháp tại Đông Dương nhưng cũng mở ra một chương mới tốt đẹp hơn cho quan hệ Việt - Pháp.
     
Nổi bật trong ngày

Lời chia buồn

Thứ 7, 27/04/2024 | 20:14
Ban Biên tập Tạp chí Đời sống và Pháp luật - Tạp chí Điện tử Người Đưa Tin cùng tập thể cán bộ, Phóng viên, Biên tập viên xin gửi lời chia buồn tới bà Nguyễn Diệu Hương Ly – Nhân viên  Ban Trị sự.

Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam: Đưa pháp luật gần gũi với người dân

Thứ 7, 27/04/2024 | 08:20
Chủ tịch Nguyễn Văn Quyền nhấn mạnh, phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý có ý nghĩa lớn trong việc tăng cường sự hiểu biết của người dân về pháp luật.

Nga coi trọng quan hệ đối tác chiến lược với ASEAN

Thứ 7, 27/04/2024 | 17:29
Nga coi trọng quan hệ đối tác chiến lược với ASEAN, ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc khu vực và cam kết phối hợp chặt chẽ cùng ASEAN ứng phó các thách thức chung trong khu vực.

Tuyên Quang: Níu chân du khách bằng sắc màu thổ cẩm

Thứ 7, 27/04/2024 | 14:43
Vừa qua, chương trình trưng bày, giới thiệu sản phẩm du lịch, làng nghề đã được tổ chức tại tỉnh Tuyên Quang.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng

Thứ 7, 27/04/2024 | 20:37
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký ban hành Công điện số 41/CĐ-TTg ngày 27/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng.