New York siết chặt trách nhiệm của các hãng thời trang với môi trường

Phạm Thị Thu Thanh

Phạm Thị Thu Thanh

Thứ 7, 08/01/2022 09:28

Theo Liên Hợp quốc, ngành công nghiệp thời trang chiếm tới 10% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính toàn cầu.

Hãng tin Bloomberg ngày 8/1 trích dẫn một dự luật được đưa ra bởi cơ quan lập pháp bang, New York sẽ trở thành bang đầu tiên tại nước Mỹ yêu cầu các thương hiệu thời trang toàn cầu công bố những tác động đến môi trường -xã hội do hoạt động của họ, đồng thời thực hiện một số biện pháp để giảm phát thải khí nhà kính.

Nếu được thông qua và ký thành luật, “Đạo luật về trách nhiệm xã hội và tính bền vững của thời trang” sẽ áp dụng cho những thương hiệu đình đám toàn cầu như Armani, LVMH, Nike và các công ty may mặc khác có doanh thu hàng năm nhiều hơn 100 triệu USD hoạt động kinh doanh tại New York. Theo đó, công ty không tuân thủ luật pháp có thể bị phạt tới 2% doanh thu từ 450 triệu USD trở lên.

Theo Liên hợp quốc, ngành công nghiệp thời trang chiếm tới 10% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính toàn cầu.

Thế giới - New York siết chặt trách nhiệm của các hãng thời trang với môi trường

Các người mẫu tạo dáng trong phòng lông vũ tại buổi trình diễn thời trang Cynthia Rowley ở New York vào ngày 8/9/2016. Ảnh: CNBC.

Dự luật đã được chuyển đến một ủy ban lập pháp vào thứ Tư (5/1), yêu cầu các công ty may mặc xác định những tác động bất lợi đến môi trường như phát thải khí nhà kính, sử dụng nước và hóa chất. Các công ty sẽ phải đặt mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính và tiêu thụ năng lượng trong chuỗi cung ứng của họ. Họ cũng được yêu cầu công bố số lượng và loại vật liệu mà các nhà cung cấp của công ty sản xuất hàng năm cũng như khối lượng vật liệu tái chế được sử dụng.

Các công ty thời trang sẽ phải báo cáo mức lương do những nhà cung cấp của họ chi trả, mức lương đó như thế nào so với mức lương tối thiểu của địa phương và mức lương sinh hoạt tối thiểu.

Hãng thời trang phải công khai các thông tin trên trang web, luật sư tiểu bang sẽ công bố một báo cáo hàng năm xác định những công ty nào bị phát hiện là vi phạm pháp luật. Công dân cũng được phép gửi hành động pháp lý dân sự để bắt buộc các công ty tuân thủ luật pháp.

Khoản tiền phạt mà những công ty may mặc phải gánh chịu khi vi phạm sẽ được chuyển vào một quỹ lợi ích cộng đồng. Mục đích của quỹ mới là nhằm hỗ trợ các dự án môi trường một cách công bằng.

Hà Thanh (thoe Bloomber, Yahoo.Finance)

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.