Nga nêu điều kiện gia hạn chuyển khí đốt cho châu Âu qua Ukraine

Nga nêu điều kiện gia hạn chuyển khí đốt cho châu Âu qua Ukraine

Thứ 5, 14/07/2022 | 07:00
0
Quan chức ngoại giao Nga cho biết, Nga sẽ cân nhắc tiếp tục chuyển khí đốt đến châu Âu qua lãnh thổ Ukraine sau khi thỏa thuận hiện tại hết hiệu lực vào năm 2024.

Vụ trưởng Vụ hợp tác kinh tế Bộ Ngoại giao Nga Dmitry Birichevsky ngày 13/7 cho biết, Nga sẽ cân nhắc tiếp tục chuyển khí đốt đến châu Âu qua lãnh thổ Ukraine sau khi thỏa thuận hiện tại hết hiệu lực vào năm 2024, nếu các nước châu Âu yêu cầu điều này và hệ thống trung chuyển của Ukraine vẫn hoạt động.

Hãng thông tấn RIA Novosti dẫn lời ông Birichevsky nêu rõ, mặc dù xảy ra xung đột ở Ukraine, Nga đang thực hiện tất cả các nghĩa vụ theo hợp đồng, theo đó tiếp tục chuyển lượng lớn khí đốt đến châu Âu qua Ukraine.

Trong khi đó, cùng ngày, Thứ trưởng Tài chính Đức Joerg Kukies tuyên bố nước này sẽ chấm dứt hoàn toàn việc mua than đá Nga vào ngày 1/8 và dầu mỏ Nga vào ngày 31/12, đánh dấu sự thay đổi lớn trong nguồn cung năng lượng của Đức, theo Reuters.

Ông Kukies đưa ra tuyên bố trên tại Diễn đàn Năng lượng Sydney ở thành phố Sydney của Úc hôm 13/7, do chính phủ Úc và Cơ quan Năng lượng quốc tế chủ trì.

“Chúng tôi sẽ dừng mua than đá Nga trong vài tuần tới”, ông Kukies nhấn mạnh và cho hay thách thức chính phía trước sẽ là việc lấp khoảng trống khổng lồ khi Liên minh châu Âu (EU) dừng nhập khẩu 158 tỉ m3 khí đốt do Nga cung cấp.

Thứ trưởng Kukies cho biết thêm, Nga trước đó đã cung cấp 40% số lượng than đá của Đức và 40% lượng dầu của Đức. Việc thoát khỏi sự phụ thuộc nguồn năng lượng Nga không phải vấn đề đơn giản, nhưng họ sẽ làm được "trong vài tháng tới".

Đức hiện đang nhanh chóng triển khai các trạm nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) để giúp lấp những thiếu hụt về nguồn cung khí đốt. Nhưng, ông Kukies nhấn mạnh, dù Mỹ và Qatar có thể cung cấp khoảng 30 tỷ m3 LNG cho châu Âu thì vẫn không đủ.

Thứ trưởng Kukies cho biết thêm, gần đây, Đức đã ban hành luật để đẩy nhanh các dự án năng lượng tái tạo. Tháng 6 vừa qua, Đức đã kích hoạt giai đoạn hai trong kế hoạch khẩn cấp gồm ba giai đoạn để đối phó với tình trạng sụt giảm nguồn cung từ Nga trong thời gian gần đây.

Chính phủ Đức kích hoạt "giai đoạn báo động" khi nhận thấy nguy cơ cao về tình trạng gián đoạn nguồn cung khí đốt trong dài hạn. Về lý thuyết, việc kích hoạt giai đoạn hai cho phép các công ty năng lượng tăng giá đối với ngành công nghiệp và các hộ gia đình, từ đó giúp giảm nhu cầu tiêu thụ.

Đức là nền kinh tế lớn nhất và được xem là nước có ảnh hưởng hàng đầu trong EU, nhưng lại phụ thuộc rất nhiều vào năng lượng từ Nga. Do đó, những động thái của Berlin trong vấn đề này đang được theo dõi sát sao.

Minh Hoa (t/h)

EU “dội gáo nước lạnh” Ukraine về việc Canada trả lại tuabin của Nga

Thứ 3, 12/07/2022 | 18:55
Các lệnh trừng phạt Nga của Liên minh châu Âu (EU) không ảnh hưởng đến các công nghệ có liên quan đến việc vận chuyển khí đốt tự nhiên, người phát ngôn của Ủy ban châu Âu (EC) về hoạt động khí hậu và năng lượng, Tim McPhie nói ngày 11.7.

EU đóng băng gần 14 tỷ USD tài sản của Nga, "rót" 1 tỷ USD cho Kiev

Thứ 4, 13/07/2022 | 10:49
Cao ủy Tư pháp của Liên minh châu Âu (EU), ông Didier Reynders, ngày 12/7 cho biết, EU đã đóng băng 13,8 tỷ USD tài sản của Nga kể từ khi chiến sự Ukraine nổ ra.

EC tăng viện trợ cho doanh nghiệp chịu tác động từ lệnh trừng phạt Nga

Thứ 4, 13/07/2022 | 07:00
Khoản viện trợ cho các công ty châu Âu chịu ảnh hưởng từ lệnh trừng phạt mà phương Tây áp đặt lên Nga có thể tăng 25%, lên mức 500.000 euro.

Áp dụng "nguyên tắc vàng" ngoại giao, Nga không muốn bỏ "tất cả trứng vào một giỏ" ở Lybia?

Thứ 3, 16/04/2019 | 15:30
Mục tiêu của Nga là trở thành một trung gian hòa giải thiết yếu ở Libya. Định vị bản thân theo cách khiến mình trở thành tiếng nói có thể quyết định cho tất cả các bên.
Cùng chuyên mục

Tại mặt trận Zaporozhye, Nga - Ukraine giao tranh dữ dội, vũ khí tầm xa được tích cực sử dụng

Thứ 6, 19/04/2024 | 13:55
Giao tranh trên hướng Zaporozhye đang diễn ra dữ dội. Cả 2 bên đều tăng cường sử dụng vũ khí tầm xa.

Giữa căng thẳng Israel-Iran, Musk kêu gọi không phóng tên lửa vào nhau

Thứ 6, 19/04/2024 | 12:20
Chia sẻ bức ảnh chụp tên lửa trên mạng xã hội, tỷ phú Musk viết: “Chúng ta không nên phóng tên lửa vào nhau mà nên phóng tới các vì sao”.

Argentina chính thức nộp đơn xin làm đối tác của NATO

Thứ 6, 19/04/2024 | 11:52
Argentina đang tìm kiếm lợi ích an ninh thông qua mối quan hệ nồng ấm hơn với các nước phương Tây.

Nhiều vụ nổ được báo cáo ở Iran, liệu có phải Israel bắt đầu trả đũa?

Thứ 6, 19/04/2024 | 11:02
Các quan chức Mỹ xác nhận với CBS News, CNN và ABC News rằng cuộc tấn công được Israel thực hiện để đáp trả cuộc không kích quy mô lớn của Iran trước đó.

Nga không kích sân bay chiến lược của Ukraine

Thứ 6, 19/04/2024 | 09:55
Đêm 18/4, Nga thực hiện làn sóng tấn công mới nhằm vào các cơ sở quân sự và năng lượng của Ukraine ở khu vực Kharkov và Kiev.
     
Nổi bật trong ngày

Nga đánh chặn chính xác, 6 tên lửa triệu đô của Ukraine bị nổ tung ngay trên bầu trời

Thứ 5, 18/04/2024 | 13:55
Lực lượng Vũ trang Ukraine đã triển khai cuộc tấn công trên không quy mô lớn nhưng hệ thống phòng không của Nga đã hoạt động hiệu quả.

Nga không kích sân bay chiến lược của Ukraine

Thứ 6, 19/04/2024 | 09:55
Đêm 18/4, Nga thực hiện làn sóng tấn công mới nhằm vào các cơ sở quân sự và năng lượng của Ukraine ở khu vực Kharkov và Kiev.

Đồng Nai: Long trọng tổ chức Lễ giỗ tổ Hùng Vương

Thứ 5, 18/04/2024 | 16:06
Sáng 18/4 (mùng 10/3 Âm lịch), tại Đền thờ Quốc Tổ Hùng Vương (P.Bình Đa, Tp.Biên Hòa), UBND Tp.Biên Hòa long trọng tổ chức Lễ giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024.

Tại mặt trận Zaporozhye, Nga - Ukraine giao tranh dữ dội, vũ khí tầm xa được tích cực sử dụng

Thứ 6, 19/04/2024 | 13:55
Giao tranh trên hướng Zaporozhye đang diễn ra dữ dội. Cả 2 bên đều tăng cường sử dụng vũ khí tầm xa.

Đằng sau việc dòng xe Lada huyền thoại của Nga trở lại thị trường Iran

Thứ 6, 19/04/2024 | 06:00
Cuộc xung đột ở Ukraine đã thúc đẩy hàng trăm công ty nước ngoài rời bỏ Nga nhưng không có lĩnh vực nào của “xứ sở Bạch dương” bị ảnh hưởng nặng nề hơn xe hơi.