Nga nói từ nay tàu thuyền không còn an toàn ở Biển Đen

Nga nói từ nay tàu thuyền không còn an toàn ở Biển Đen

Thứ 3, 18/07/2023 | 10:37
1
Điện Kremlin tuyên bố rằng khu vực Tây Bắc Biển Đen một lần nữa “tạm thời nguy hiểm” sau khi hành lang xuất khẩu ngũ cốc qua khu vực này khép lại.

Triển vọng tiếp tục thực hiện Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen giữa Nga và Ukraine với LHQ và Thổ Nhĩ Kỳ làm trung gian vẫn còn mờ mịt. Nga đã tuyên bố ngừng gia hạn và để thỏa thuận kết thúc.

Đại sứ quán Nga tại Belarus đã trao một công hàm cho phía Ukraine thông qua các kênh ngoại giao, nói rằng thỏa thuận ngũ cốc sẽ được chấm dứt hoàn toàn kể từ ngày 18/7, Đại sứ Nga tại Minsk Boris Gryzlov cho biết hôm 17/7.

Với việc thỏa thuận hết hiệu lực, Moscow sẽ không còn đảm bảo an ninh cho các tàu sử dụng hành lang quá cảnh ở Biển Đen, khiến khu vực ở Tây Bắc Biển Đen trở nên nguy hiểm tạm thời.

Nhưng Tổng thống Ukraine Zelensky tuyên bố thỏa thuận vẫn có thể tiếp tục mà không cần có Nga. Trong khi đó, chuyên gia của Thổ Nhĩ Kỳ nhận định rằng Nga cuối cùng sẽ chấp thuận gia hạn thỏa thuận lần nữa vì lý do địa chính trị thuần túy.

Không còn hành lang an toàn

Nga cho biết hôm 17/7 rằng họ sẽ không còn đảm bảo an toàn cho các tàu đi qua hành lang quá cảnh ở Biển Đen khi tuyên bố chính thức rút khỏi thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc với Ukraine do Liên Hợp Quốc (LHQ) và Thổ Nhĩ Kỳ làm trung gian.

Việc Moscow từ chối gia hạn Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen – vốn đã được duy trì trong suốt một năm qua – đồng nghĩa với việc “rút lại các đảm bảo an toàn hàng hải, cắt giảm hành lang nhân đạo trên biển, và khôi phục chế độ của một khu vực nguy hiểm tạm thời ở Tây Bắc Biển Đen”, Bộ Ngoại giao Nga cho biết trong một tuyên bố được đăng trên Telegram.

Khoảng 33 triệu tấn ngũ cốc và hạt có dầu của Ukraine đã được vận chuyển theo sáng kiến này trong năm ngoái, giúp giảm giá lương thực toàn cầu, nhưng Nga tuyên bố thỏa thuận này không đáp ứng được “các mục tiêu nhân đạo đã tuyên bố”.

Trung tâm điều phối chung (JCC), được thành lập để cho phép các quan chức LHQ, Thổ Nhĩ Kỳ, Ukraine và Nga giám sát việc thực hiện sáng kiến, cũng sẽ bị giải tán, Nga cho biết.

Thế giới - Nga nói từ nay tàu thuyền không còn an toàn ở Biển Đen

Một tàu chở hàng chở đầy ngũ cốc chuẩn bị lên đường vào tháng 8/2022 từ Cảng Pivdennyi ở Ukraine trong khuôn khổ Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen. Ảnh: NY Times

Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cho biết trong suốt những tháng thỏa thuận ngũ cốc có hiệu lực, không một điều khoản nào liên quan đến Nga trong thỏa thuận “được thực hiện”, trong khi việc xuất khẩu lương thực của Ukraine vẫn được đảm bảo. Hơn nữa, ngũ cốc từ Ukraine không được xuất khẩu sang các nước nghèo nhất mà chủ yếu xuất khẩu sang phương Tây, nhà ngoại giao hàng đầu của Nga cho biết thêm.

Trong tuyên bố của mình hôm 17/7, Điện Kremlin cho biết: “Việc xuất khẩu thực phẩm của Ukraine gần như ngay lập tức được chuyển sang mục tiêu thương mại thuần túy và cho đến cuối cùng vẫn chỉ được hướng tới để phục vụ lợi ích ích kỷ của Kiev và phương Tây”.

Tuyên bố cũng nhắc lại quan điểm của Moscow rằng các biện pháp trừng phạt “ẩn” của phương Tây đang cản trở hoạt động xuất khẩu thực phẩm và phân bón của Nga, bất chấp một thỏa thuận thứ hai được ký kết vào tháng 7 năm ngoái, theo đó LHQ cam kết tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu các sản phẩm này trong thời hạn 3 năm.

“Đối với bản ghi nhớ giữa Nga và LHQ, nó thực sự không bao giờ có hiệu lực… Chỉ khi nhận được kết quả cụ thể, chứ không phải những lời hứa và đảm bảo, Nga mới sẵn sàng xem xét khôi phục thỏa thuận ngũ cốc với Ukraine”, tuyên bố cho biết thêm.

Không cần Nga tham gia

Về phía Ukraine, Tổng thống Volodymyr Zelensky hôm 17/7 cho biết thỏa thuận vận chuyển ngũ cốc ở Biển Đen phải được tiếp tục và có thể hoạt động mà không có sự tham gia của Nga sau khi Moscow rút lui.

Thỏa thuận do LHQ và Thổ Nhĩ Kỳ làm trung gian được Kiev và phương Tây ca ngợi là ngăn chặn tình trạng khẩn cấp lương thực toàn cầu kể từ khi xung đột bùng nổ ở Ukraine. 

Trong bài phát biểu video hàng đêm của mình, ông Zelensky cho biết Ukraine là nguồn cung cấp thực phẩm cho 400 triệu người. “Châu Phi có quyền ổn định. Châu Á có quyền ổn định”, ông nói.

“Ukraine, LHQ và Thổ Nhĩ Kỳ cùng nhau có thể đảm bảo hoạt động của hành lang ngũ cốc và kiểm tra tàu thuyền. Điều này là cần thiết cho toàn thế giới”, ông Zelensky nói.

Trong một tin nhắn riêng trên ứng dụng Telegram, ông Zelensky cho biết trong cuộc điện đàm với Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres, 2 người đã đồng ý “làm việc cùng nhau và với các quốc gia liên quan để gia hạn thỏa thuận đảm bảo an ninh lương thực và vận chuyển thực phẩm qua Biển Đen”.

Thế giới - Nga nói từ nay tàu thuyền không còn an toàn ở Biển Đen (Hình 2).

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tuyên bố đất nước ông đã chuẩn bị để tiếp tục xuất khẩu ngũ cốc qua Biển Đen mà không cần có Nga. Đồ họa: Al Jazeera

Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba, người đang ở New York trong tuần này để tham gia một cuộc họp của Hội đồng Bảo an LHQ (UNSC), đã cáo buộc Nga “gây rủi ro cho an ninh lương thực toàn cầu” khi rút khỏi thỏa thuận.

“Đó là một động thái vô trách nhiệm”, ông Kuleba nói với các phóng viên tại trụ sở LHQ trước cuộc họp của UNSC hôm 17/7. “Điều này phải chấm dứt ngay bây giờ. Tất cả chúng ta đều đau đầu. Chúng ta phải giải quyết một vấn đề khác do Nga tạo ra”.

Khi được hỏi liệu có phải thỏa thuận đã “chết” và liệu có thể có thêm cuộc đàm phán như Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đề xuất hay không, ông Kuleba trả lời: “Nếu Thổ Nhĩ Kỳ muốn có một cuộc đối thoại khác với Nga, về cam kết của Nga đối với thỏa thuận mà họ đã ký với Thổ Nhĩ Kỳ, chúng tôi thấy không vấn đề gì”.

Đàm phán đến phút chót

Triển vọng tiếp tục thực hiện Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen, còn được gọi là thỏa thuận ngũ cốc, vẫn còn mờ mịt. Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nói rõ rằng Moscow sẽ chỉ chấp thuận gia hạn thỏa thuận nếu những lời hứa với Nga khi bắt đầu quá trình được thực hiện. 

Các ​​chuyên gia đưa ra những bình luận khác nhau với báo Nga Izvestia. Trong khi có chuyên gia cho rằng Nga cuối cùng sẽ một lần nữa đồng ý gia hạn thỏa thuận để tránh làm xấu đi mối quan hệ với Thổ Nhĩ Kỳ, thì người khác chắc chắn rằng, lần này Moscow sẽ hoàn toàn rút lui khỏi thỏa thuận.

Ông Andrey Koshkin, Trưởng khoa Khoa học Chính trị tại Đại học Kinh tế Nga Plekhanov, cho rằng rất có thể Nga sẽ từ chối gia hạn thỏa thuận.

“Tổng thống Putin đã nói rõ ràng rằng chúng tôi không cần phải gia hạn thỏa thuận. Và, một cách tự nhiên, nếu tình hình không thay đổi, sau khi xem xét tất cả mọi thứ, chúng tôi có thể đình chỉ việc tham gia vào thỏa thuận 4 bên này. Khả năng không gia hạn là cao bởi vì Tổng thống Nga chưa bao giờ đặt nặng nó như thế này trước đây”, vị chuyên gia nói với Izvestia.

Thế giới - Nga nói từ nay tàu thuyền không còn an toàn ở Biển Đen (Hình 3).

Một tàu hải quân Nga đi qua eo biển Bosporus qua Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, trên đường đến Biển Đen vào ngày 16/2/2022. Ảnh: Foreign Policy

Ông Koshkin nói thêm rằng Thổ Nhĩ Kỳ đã phần nào thay đổi định hướng chính sách đối ngoại của mình sau Hội nghị Thượng đỉnh NATO ở Vilnius, Litva.

“Ông Erdogan đã gặp Tổng thống Mỹ Joe Biden. Ông ấy nói rằng một giai đoạn mới đã bắt đầu trong quá trình phát triển quan hệ song phương Mỹ-Thổ Nhĩ Kỳ. Việc Ankara đi một con đường độc lập, xa lánh Washington, Moscow, Brussels và London, đôi khi gây lo lắng cho từng trung tâm ra quyết định quan trọng, ông Koshkin lưu ý.

Ngược lại, nhà phân tích chính trị Thổ Nhĩ Kỳ Kerim Has cho rằng, nếu không đạt được thỏa thuận về gia hạn Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen, NATO sẽ có cớ điều tàu chiến qua eo biển Thổ Nhĩ Kỳ và tiến vào Biển Đen.

Theo ông, quá trình đàm phán ở hậu trường sẽ tiếp tục cho đến phút chót. Theo quan điểm của ông Kerim Has , chỉ có 51% khả năng thỏa thuận ngũ cốc cuối cùng sẽ được gia hạn, nhưng Nga sẽ chấp thuận một lần nữa gia hạn vì lý do địa chính trị thuần túy chứ không phải vì lợi ích kinh tế từ việc gia hạn.

Ngoài ra, ông Kerim Has nói với Izvestia rằng việc Nga rút khỏi thỏa thuận ngũ cốc sẽ làm tổn hại đến mối quan hệ của nước này với Thổ Nhĩ Kỳ - nước hiện là đối tác thương mại quan trọng nhất của Moscow do việc Ankara tạo điều kiện thuận lợi cho việc nhập khẩu song song cho nền kinh tế Nga.

Minh Đức (Theo Politico, TASS, Reuters, Anadolu Agency)

Nga tuyên bố tình trạng khẩn cấp trên cầu Crimea, 3 người thương vong

Thứ 2, 17/07/2023 | 12:58
Ukraine gần đây đã lên tiếng nhận trách nhiệm về vụ đánh bom bằng xe tải khiến cầu Crimea bị hư hại vào tháng 10 năm ngoái, nhằm phá vỡ tuyến hậu cần của Nga.

Nga ước tính số lượng lính đánh thuê còn hoạt động ở Ukraine

Thứ 3, 11/07/2023 | 12:20
Bộ Quốc phòng Nga cho rằng Ukraine đang tăng cường nỗ lực tuyển mộ thêm lính đánh thuê từ châu Á, Mỹ Latinh và Trung Đông do thiếu hụt nhân lực trong nước.

Nga rút khỏi thỏa thuận ngũ cốc với Ukraine: Giá lúa mì tăng vọt

Thứ 2, 31/10/2022 | 12:48
Giá lúa mỳ đã từng đạt mức kỷ lục trong ngày là 13,6350 US/giạ vào tháng 3 sau khi Nga phát động tấn công Ukraine.
Cùng tác giả

Góc nhìn Người Đưa Tin: 10 sự kiện nổi bật thế giới năm 2023

Thứ 2, 25/12/2023 | 07:15
Xung đột Nga-Ukraine, xung đột Israel-Hamas, cạnh tranh Mỹ-Trung, bất ổn ở châu Phi... là những sự kiện “tốn nhiều giấy mực” nhất của truyền thông trong năm qua.

Lãi suất cao ở Mỹ gây bất ổn tài chính tại Đông Á mới nổi

Thứ 2, 27/11/2023 | 10:11
Lập trường thắt chặt tiền tệ của Fed đã khiến thị trường chứng khoán ở khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc và Hàn Quốc, đi xuống.

3 hướng đi mới để phát triển con người khu vực Châu Á-Thái Bình Dương

Thứ 3, 07/11/2023 | 21:08
Theo UNDP, khu vực Châu Á-Thái Bình Dương đang đối mặt với 3 nhóm nguy cơ tồn tại đồng thời, bao gồm các mối đe dọa liên quan đến sự sinh tồn của con người.

Sức hút đầu tư của Pháp – Bài học cho Việt Nam

Chủ nhật, 15/10/2023 | 15:00
Chìa khóa để Pháp đạt được những “dấu son” trên hành trình tái công nghiệp hóa và thu hút đầu tư là cải cách. Đây cũng là bài học giá trị mà Việt Nam có thể học hỏi.

Cải cách giúp ADB biến “hàng tỷ” USD thành “hàng nghìn tỷ”

Thứ 6, 29/09/2023 | 09:31
Để đạt được điều này, huy động nguồn vốn tư nhân sẽ đóng vai trò then chốt.
Cùng chuyên mục

Mất thị trường khí đốt châu Âu, Gazprom Nga lần đầu báo lỗ đậm

Thứ 6, 03/05/2024 | 11:01
Cổ đông chính của Gazprom – Chính phủ Nga – phải đối mặt với căng thẳng tài chính trong bối cảnh chi tiêu quân sự tăng cao và các lệnh trừng phạt của Mỹ, EU.

Tên lửa LMUR Nga mạnh mẽ cỡ nào khi phá hủy các mục tiêu của Ukraine?

Thứ 6, 03/05/2024 | 09:55
LMUR được trang bị cho trực thăng Mi-28NM, Mi-8MNP-2 và Ka-52M. Tại khu vực diễn ra chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, LMUR hoạt động vô cùng hiệu quả.

EU có thể đánh thuế xe điện Trung Quốc “trước kỳ nghỉ hè”?

Thứ 6, 03/05/2024 | 06:00
Cuộc điều tra của EU gây ra phản ứng dữ dội từ Trung Quốc và làm dấy lên mối lo ngại về một cuộc chiến thương mại rộng lớn hơn.

Thụy Sĩ xác nhận mời các nước G7, G20, EU, BRICS tới hội nghị Ukraine

Thứ 5, 02/05/2024 | 21:07
Nga không được mời tới hội nghị hòa bình Ukraine dù “Thụy Sĩ luôn tỏ ra cởi mở trong việc đưa ra lời mời”, Bộ Ngoại giao Thụy Sĩ cho biết.

Pháp tiếp tục đánh bại Anh và Đức trong cuộc đua FDI ở châu Âu

Thứ 5, 02/05/2024 | 19:15
Năm thứ 5 liên tiếp, Pháp đánh bại Anh và Đức trong cuộc đua thu hút FDI ở “cựu lục địa” nhưng vị trí lãnh đạo châu Âu của Paris có thể bị thách thức.
     
Nổi bật trong ngày

Ukraine muốn EU bảo vệ kho chứa khí đốt ngầm khỏi đòn tấn công của Nga

Thứ 5, 02/05/2024 | 06:00
Vai trò của Kiev đối với an ninh năng lượng của “cựu lục địa” càng tăng thêm kể từ khi EU chuyển sang dự trữ khí đốt ở các cơ sở ngầm khổng lồ của Ukraine.

Ukraine bất ngờ công bố thời điểm “Chim Cắt” F-16 được thực chiến

Thứ 5, 02/05/2024 | 14:05
Ukraine từ lâu đã muốn có những chiến đấu cơ phương Tây tiên tiến như F-16 để tăng cường khả năng cho lực lượng không quân của mình.

Mỹ khẳng định Nga đã phá vỡ lệnh cấm vũ khí hóa học trong chiến tranh

Thứ 5, 02/05/2024 | 12:07
Ngày thứ Tư, Mỹ đã cáo buộc Nga vi phạm lệnh cấm quốc tế về sử dụng vũ khí hóa học sau khi triển khai chất gây ngạt chloropicrin nhằm vào lực lượng Ukraine.

Tên lửa LMUR Nga mạnh mẽ cỡ nào khi phá hủy các mục tiêu của Ukraine?

Thứ 6, 03/05/2024 | 09:55
LMUR được trang bị cho trực thăng Mi-28NM, Mi-8MNP-2 và Ka-52M. Tại khu vực diễn ra chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, LMUR hoạt động vô cùng hiệu quả.

Người dân Nga đổ xô đi chứng kiến “chiến lợi phẩm” khí tài từ Ukraine

Thứ 5, 02/05/2024 | 11:49
Khí tài quân sự được sản xuất tại các nước phương Tây mà Nga tịch thu đã được trưng bày ở Moscow trong ngày thứ Tư tại một triển lãm.