Nga sẽ thắng Mỹ trong cuộc chiến giá dầu lớn bùng nổ trong 2020?

Nga sẽ thắng Mỹ trong cuộc chiến giá dầu lớn bùng nổ trong 2020?

Vũ Thu Hương

Vũ Thu Hương

Thứ 3, 10/03/2020 18:51

Nga bước vào cuộc chiến giá dầu mỏ với 2 mục tiêu: đẩy các nhà sản xuất Mỹ vào thế khó và đưa Riyadh tới giới hạn của sự hỗ trợ từ Mỹ. Vậy liêu ông Putin sẽ chiến thắng?

Sau khi vòng trừng phạt mới đây nhất Mỹ nhắm vào Nga có hiệu lực hồi năm ngoái, Tổng thống Nga Putin đã cảnh báo rằng Moscow sẽ đáp trả vào thời điểm thích hợp. Phá hủy thỏa thuận OPEC-Plus và kích động cuộc chiến phá giá với Saudi Arabia phải chăng là một cách đáp trả. Và việc Điện Kremlin sẽ không chỉ giáng đòn thích đáng với Mỹ mà còn tái xây dựng quan hệ đối tác với Saudi Arabia vào cuối năm nay xem ra không khác gì việc đánh cược, tờ National Interest nhận định.

Một trong những nhược điểm lớn của giới chính trị Mỹ là thói quen công khai chiến lược của mình trước nhiều tháng, thậm chí nhiều năm và điều này khiến đối thủ của họ có nhiều thời gian để chuẩn bị ứng phó. Hai năm qua, các nghị sĩ Quốc hội đã tuyên bố dự án đường ống dẫn dầu đi qua Ukraine của Nga, dự án dòng chảy phương Bắc -2 nằm trong tầm ngắm.

Tiêu điểm - Nga sẽ thắng Mỹ trong cuộc chiến giá dầu lớn bùng nổ trong 2020?

Tổng thống Nga Putin 

Và Moscow ra sức đẩy nhanh việc hoàn thành các dự án này trước khi các chính sách chậm chạp của Mỹ có hiệu lực nhằm mục tiêu mua được thêm nhiều năng lượng do các nguồn cung cấp gốc Bắc Mỹ sản xuất.

Thật sự, phần quan trọng trong chiến lược của Mỹ ở kỷ nguyên cạnh tranh năng lượng mới này là cạnh tranh với Nga về thị trường năng lượng và thu hẹp nguồn tài  nguyên mà nhờ đó Nga có thể tích lũy với vai trò của một nhà xuất khẩu năng lượng.

Ban đầu, trong nhiệm kỳ thứ 2 của ông Obama, chiến lược của Mỹ là nhằm khuyến khích Saudi Arabia lặp lại vai trò mà họ đã từng làm những năm 80 đó là khả năng hạ giá năng lượng nhằm làm tê liệt các nhà sản xuất Nga và buộc Moscow phải nhân nhượng trong vấn đề Syria và Ukraine.

Tuy nhiên, dù cho Saudi Arabia hạ thấp giá sản xuất năng lượng, Riyadh không thể  duy trì cuộc chiến về giá dài hạn do vấn đề ngân sách của nước này.

Saudi Arabia có sự thay đổi đáng kể trong việc cạnh tranh với Nga và dường như có xu hướng dần chuyển sang hợp tác chiến lược với Moscow. Riyadh và Moscow thậm chí còn sát cánh trong việc theo đuổi thỏa thuận OPEC-Plus, thỏa thuận vốn được xây dựng nhằm mục tiêu bình ổn thị trường năng lượng toàn cầu và tạo giá nền cho năng lượng toàn cầu.

Về phía mình, Nga mong đợi Saudi Arabia và các quốc gia vùng Vịnh khác điều phối dòng tiền vốn bị chặn dưới ảnh hưởng của lệnh trừng phạt từ Mỹ và châu Âu  nhằm vào kinh tế Nga.

Tuy nhiên, điểm yếu của phương pháp này là đã làm cho ngành năng lượng Mỹ thu nhiều lợi thế. Các nhà sản xuất Mỹ hưởng lợi vì giá năng lượng cao hơn và việc lấp đầy khoảng trống khi Nga và Saudi Arabia cắt giảm sản xuất.

Trong nhiều tháng qua, chúng ta đã chứng kiến sự cứng rắn mới trong chính sách của Điện Kremlin khi mà Nga sẵn sàng leo thang căng thẳng để giành lợi thế hoặc làm mất uy tín của Mỹ.

Thế giới đã chứng kiến điều này ở Syria, ở Thổ Nhĩ Kỳ trong vài tuần qua.

Người Nga đã đẩy tới lằn ranh đỏ với Thổ Nhĩ Kỳ và cho Ankara thấy sự tuyệt vọng trong việc dựa vào Mỹ cũng như các đồng minh châu Âu của họ. Để rồi sau đó, Tổng thống Erdogan phải tới Moscow để mở lại cuộc đàm phán với ông Putin.

Các nhà sản xuất năng lượng Nga đã từng tranh cãi nhiều trong một năm qua rằng Nga nên thoát khỏi thỏa thuận OPEC-Plus với lập luận rằng việc cắt giảm sản lượng theo như thỏa thuận đề ra cũng không ngăn được sự sụp đổ của giá năng lượng và Nga tiếp tục mất thị phần.

Phản ứng của Saudi Arabia vẫn hứa sẽ sản xuất nhiều hơn năng lượng với giá thậm chí thấp hơn.

Tuy nhiên, Nga vẫn có nhiều lợi thế trong cuộc chiến năng lượng này.

Nga dường như sẵn sàng tham gia vào cuộc chiến căng thẳng với Mỹ về dầu mỏ với những tính toán thiết thực và khả năng cho thấy Nga sẽ giành lợi thế.

Và Saudi Arabia sẽ lại tiếp tục phải thương lượng với Nga? Điều này hoàn toàn có thể xảy ra. Và thỏa thuận tốt hay không phải phụ thuộc vào quan hệ Mỹ-Saudi Arabia trong cuộc chiến về giá năng lượng.

Nga bước vào cuộc chiến giá dầu này với 2 mục tiêu: kiềm chế các nhà sản xuất Mỹ và đưa Riyadh đến giới hạn cuối trong sự hỗ trợ của Mỹ. Nhờ một đội ngũ tài năng trong bộ Tài chính của nước này, Nga có thể dễ dàng đạt mục tiêu đó.

Ông Putin dường như đã áp dụng tốt chiến thuật trong cuộc chiến thương mại: sẵn sàng chấp nhận thiệt hại ngắn hạn nếu điều đó sẽ làm đối thủ bị thủng lưới lớn. Những giả định này có thể trở thành hiện thực trong vài tuần hay vài tháng tới mà thôi.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.