Ngân hàng gặp khó trong việc thu hồi nợ xấu

Thứ 3, 07/12/2021 | 15:43
Nhiều ngân hàng đang gặp khó trong việc xử lý nợ xấu khi nhiều lần rao bán các khoản nợ không thành công hay thời gian xử lý nợ xấu kéo dài gây tổn thất lớn.

Trước tình hình phức tạp của dịch Covid-19, Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng (TCTD) rà soát nợ xấu, có kế hoạch xử lý nợ xấu năm 2021 để bảo đảm phù hợp với diễn biến dịch bệnh.

Đồng thời, tiếp tục tích cực nâng cao chất lượng tài sản, kiểm soát chất lượng tín dụng, hạn chế phát sinh nợ xấu mới. Bên cạnh đó, các ngân hàng tự xử lý nợ xấu bằng các biện pháp đôn đốc khách hàng trả nợ; bán, phát mại tài sản bảo đảm (TSĐB) của khoản nợ; bán nợ theo cơ chế thị trường; sử dụng dự phòng rủi ro...

Tuy nhiên, nhiều khoản nợ, tài sản dù đã được rao bán nhiều lần, hạ giá từ vài chục cho tới vài trăm tỷ đồng so với ban đầu nhưng đến nay vẫn rơi vào tình trạng “ế ẩm”.

Mệt mài rao bán tài sản bảo đảm

Thời gian qua, BIDV là một trong những ngân hàng liên tục phát mãi tài sản giá trị lớn để thu hồi nợ xấu. Mới đây, hôm 14/10, BIDV vừa rao bán đấu giá tài sản CTCP Kiến trúc và xây dựng Archplus lần 9. Đây là khoản nợ liên quan tới ông Trương Việt Bình, được biết đến là người sáng lập thương hiệu thời trang NEM.

Khoản nợ này gồm: 257 tỷ đồng nợ gốc, 216 tỷ đồng nợ lãi, phí phạt quá hạn. TSĐB cho khoản nợ là Quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai có diện tích 1.431,3m2 tại số 545 đường Nguyễn Văn Cừ, phường Gia Thuỵ, quận Long Biên, Tp. Hà Nội. Thời hạn sử dụng 50 năm kể từ ngày 19/05/2005.

Ngoài ra, khoản nợ còn được đảm bảo mới 3 triệu cổ phần của ông Trương Việt Bình tại CTCP Thời trang NEM, bảo lãnh thanh toán của CTCP Thời trang NEM.

Khoản nợ này liên tục bị BIDV rao bán mỗi tháng 2 lần, liên tục hạ giá bán nhưng không có người mua. Trong lần rao bán thứ 9, BIDV đã hạ giá  chỉ còn 257 tỷ đồng, đúng bằng nợ gốc của khoản vay. Nếu bán thành công, BIDV coi như mất trắng số tiền nợ lãi và phí phạt quá hạn khoảng 241 tỷ đồng.

Không riêng khoản nợ này, BIDV còn đang chật vật thanh lý hàng loạt khoản nợ, TSBĐ của các khoản nợ xấu khác như khoản nợ của CTCP Tập đoàn Khải Vy; khoản nợ của CTCP Thúy Đạt với 42 lần rao bán hay 6 rao bán tài sản của Công ty TNHH May Thêu Hoàng Long thế chấp tại ngân hàng.

Ngoài BIDV, nhiều ngân hàng lớn khác cũng không ít lần hạ giá các khoản nợ, tài sản để thanh lý nhưng không thành. Như VietinBank đang mang khoản nợ của Công ty TNHH Kinh doanh Thương mại và Xuất nhập khẩu Cát Tường ra thanh lý lần thứ 6.

Tương tự, Vietcombank trước đó cũng 4 lần rao bán lô đất 443m2 tại số 91 Hồ Xuân Hương (quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng) và 77 máy điều hòa nhiệt độ với giá khởi điểm 74,3 tỷ đồng, giảm gần 30% so với giá rao bán lần đầu.

Gặp khó trong việc xử lý nợ

Ngoài chật vật trong việc rao bán TSBĐ để thu hồi nợ, nhiều ngân hàng gặp khó trong quá trình xử lý nợ thông qua biện pháp tố tụng dân sự khi khách hàng vi phạm nghĩa vụ trả nợ và không còn khả năng thanh toán

Việc khởi kiện tại tòa án là biện pháp xử lý “chẳng đặng đừng”, sau khi ngân hàng và khách hàng không thể tìm kiếm giải pháp chung, trong khi số nợ ngân hàng cần phải thu hồi gia tăng qua từng ngày. Thời gian xử lý nợ càng bị kéo dài, áp lực thu hồi nợ cho ngân hàng càng tăng, tiềm ẩn khả năng tổn thất càng lớn.

Đơn cử như vụ việc Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) khởi kiện Công ty TNHH Sikar tại Tòa án nhân dân huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị để thu hồi khoản nợ xấu.

Cụ thể, tính đến ngày 26/7/2021, Sikar đang nợ PVcomBank cả gốc và lãi vay tổng là 22,8 tỷ đồng. TSBĐ cho khoản nợ này gồm: Dây chuyền máy móc thiết bị, nhà xưởng tại Cụm công nghiệp, nhà và quyền sử dụng đất hộ ông Trần Hữu Bằng (giám đốc công ty Sikar) tại 69 Lê Duẩn, thị trấn Hải Lăng, huyện Hải Lăng, Quảng Trị.

Tài chính - Ngân hàng - Ngân hàng gặp khó trong việc thu hồi nợ xấu

Nhà xưởng của công ty TNHH Sikar xuống cấp nghiêm trọng, gây khó khăn cho công tác thu hồi nợ của ngân hàng

Vụ việc này PVcomBank đã kiện ra tòa vào hồi tháng 5/2018 và được Tòa án nhân dân Hải Lăng thụ lý, giải quyết. Tuy nhiên, vụ việc đã bị đình chỉ do Sikar có đơn đề nghị mở thủ tục phá sản doanh nghiệp được tòa án thụ lý.

Trong quá trình giải quyết vụ việc theo thủ tục phá sản, quản tài viên (QTV) cùng đại diện PVcomBank, đại diện Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) đã tham gia kiểm kê và phát hiện một số TSĐB tại Nhà máy Sikar có dấu hiệu bị thay đổi hiện trạng so với thời điểm thế chấp.

Tuy nhiên, phía Tòa án nhân dân (TAND) huyện Hải Lăng không có ý kiến gì đối với việc có TSBĐ bị thay đổi hiện trạng và đã hoàn thiện hồ sơ và tổ chức 2 lần hội nghị chủ nợ (ngày 22/01/2019 và ngày 25/07/2019) nhưng đều phải tạm hoãn (do tỉ lệ chủ nợ không có bảo đảm tham gia hội nghị không đủ điều kiện theo Luật phá sản).

Đến ngày 21/01/2020, TAND huyện Hải Lăng đã chuyển hồ sơ cho Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) huyện Hải Lăng xem xét, giải quyết theo thẩm quyền với lý do “vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Tàng trữ, vận chuyển, lưu hành giấy tờ có giá giả” đối với ông Trần Hữu Bằng – Giám đốc Công ty Sikar.

Tháng 6/2020, VKSND huyện Hải Lăng tiếp tục chuyển hồ sơ để Cơ quan cảnh sát điều tra (CSĐT) - Công an huyện Hải Lăng điều tra, giải quyết về các dấu hiệu vi phạm pháp luật trong yêu cầu tuyên bố phá sản của Sikar.

Đến nay, Cơ quan CSĐT – Công an Hải Lăng đang thực hiện việc xác minh thông tin để phục vụ công tác điều tra và chưa có kết luận cuối cùng.

Mặt khác, trong quá trình giải quyết, tháng 4/2021, PVcomBank nhận được thông báo của Doanh nghiệp tư nhân quản lý và thanh lý tài sản (DNTN QL&TLTS) Quảng Trị chấm dứt hoạt động quản lý thanh lý tài sản do không có chi phí để duy trì, cũng như không thống nhất được phương án thực hiện công tác bảo vệ với đơn vị đang thực hiện công tác bảo vệ tài sản tại nhà máy Sikar là công ty TNHH MTV Quản lý nợ và Khai thác tài sản PVcomBank (PAMC). Để đảm bảo tính an toàn cho tài sản của Sikar, PVcomBank đã tạm ứng chi phí bảo vệ để PAMC tiếp tục thực hiện công tác bảo vệ đối với các tài sản đảm bảo của PVB tại nhà máy Sikar.

Ông Mai Xuân Thuần - Giám đốc Khối Quản lý và tái cấu trúc tài sản – PVcomBank cho biết: "Việc chậm xử lý đối với TSBĐ (gồm máy móc, thiết bị, nhà xưởng tại Sikar và bất động sản thuộc sở hữu của Hộ gia đình ông Trần Hữu Bằng) trong quá trình giải quyết thủ tục phá sản và điều tra tội phạm đến nay đã và đang làm cho một số hạng mục tài sản có dấu hiệu xuống cấp nghiêm trọng, giá trị tài sản bị suy giảm đáng kể, ảnh hưởng trực thiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của PVcomBank".

Tài chính - Ngân hàng - Ngân hàng gặp khó trong việc thu hồi nợ xấu (Hình 2).

Việc chậm xử lý đối với TSBĐ (gồm máy móc, thiết bị, nhà xưởng tại Sikar và bất động sản thuộc sở hữu của Hộ gia đình ông Trần Hữu Bằng) trong quá trình giải quyết thủ tục phá sản và điều tra tội phạm ảnh hưởng trực thiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của PVcomBank.

Nhận thấy điều đó, ông Mai Xuân Thuần đã nhiều lần có văn bản đề nghị Tòa án, QTV, VKS, Cơ quan CSĐT - Công an huyện Hải Lăng, DNTN QL&TLTS: “Xử lý ngay đối với các TSBĐ của Sikar để sớm thu hồi nợ cho các bên chủ nợ có đảm bảo theo quy định. Bên cạnh đó, các bên thống nhất phương án bảo vệ TSBĐ tại Nhà máy Sikar trong quá trình giải quyết thủ tục phá sản và điều tra tội phạm. Và chi phí bảo vệ PVcomBank đã tạm ứng cho PAMC, đề nghị được khấu trừ vào số tiền thu từ xử lý các TSBĐ tại nhà máy Sikar”. Tuy nhiên, đến nay, phía ngân hàng PVcomBank vẫn không nhận được ý kiến phản hồi.

Thu Hà

Tag: PVcomBank

PVcomBank giảm “sốc” lãi suất cho vay chỉ từ 5%/năm

Thứ 2, 17/05/2021 | 16:00
Với mức lãi suất cho vay từ 5%/năm, Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) tiếp tục đồng hành cùng các khách hàng cá nhân vượt qua thách thức của nền kinh tế.

PVcomBank vinh dự trong Top 500 DN tăng trưởng nhanh nhất VN 2021

Thứ 4, 28/04/2021 | 18:08
Trong lễ vinh danh Top 500 Doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam năm 2021 diễn ra hôm 27/4 vừa qua, Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã được vinh danh vì có mức tăng trưởng vượt bậc so với năm 2020.
Cùng chuyên mục

Có 100 triệu đồng gửi tiết kiệm được hưởng lãi bao nhiêu?

Thứ 3, 21/03/2023 | 16:28
Việc các ngân hàng liên tục điều chỉnh giảm lãi tiết kiệm thời gian gần đây khiến số lãi thu được cho 100 triệu đồng gửi tiết kiệm cũng giảm đi đáng kể.

Sắc xanh lan toả, VN-Index lấy lại 9 điểm nhờ nhóm vốn hoá lớn

Thứ 3, 21/03/2023 | 16:17
Các nhóm ngân hàng, bất động sản, thép đồng loạt kéo tăng ở cuối phiên đã đẩy VN-Index lên đến vùng 1.030 điểm, tuy nhiên thanh khoản thị trường còn khá lẹt đẹt.

NHNN: Hạn mức tín dụng cho 34 DN đầu mối xăng dầu còn 96.000 tỷ đồng

Thứ 3, 21/03/2023 | 11:59
Theo NHNN, đến tháng 12/2022, hạn mức tín dụng chưa sử dụng của các doanh nghiệp đầu mối xăng dầu là hơn 96.000 tỷ đồng.

Lãi suất cho vay và huy động không “đồng nhịp”, Ngân hàng Nhà nước nói gì?

Thứ 3, 21/03/2023 | 11:35
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa có văn bản trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Quảng Bình gửi tới sau Kỳ họp thứ 4 và Kỳ họp bất thường lần thứ 2, Quốc hội khóa XV.

Lăng kính chứng khoán 21/3: Dự kiến thị trường còn tiếp tục đi lùi

Thứ 3, 21/03/2023 | 07:24
Nhà đầu tư cần thận trọng và quan sát diễn biến cung cầu, có thể tận dụng khả năng hồi phục kỹ thuật của thị trường để cơ cấu danh mục theo hướng giảm thiểu rủi ro.
     
Nổi bật trong ngày

Giá vàng 21/3: Vàng trong nước biến động trái chiều

Thứ 3, 21/03/2023 | 10:11
Sau khi tăng lên mức cao gần 2.015 USD/ounce, giá vàng thế giới giảm nhanh về 1.980 USD. Trong nước, vàng biến động trái chiều.

Lãi suất cho vay và huy động không “đồng nhịp”, Ngân hàng Nhà nước nói gì?

Thứ 3, 21/03/2023 | 11:35
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa có văn bản trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Quảng Bình gửi tới sau Kỳ họp thứ 4 và Kỳ họp bất thường lần thứ 2, Quốc hội khóa XV.

Lăng kính chứng khoán 21/3: Dự kiến thị trường còn tiếp tục đi lùi

Thứ 3, 21/03/2023 | 07:24
Nhà đầu tư cần thận trọng và quan sát diễn biến cung cầu, có thể tận dụng khả năng hồi phục kỹ thuật của thị trường để cơ cấu danh mục theo hướng giảm thiểu rủi ro.

NHNN: Hạn mức tín dụng cho 34 DN đầu mối xăng dầu còn 96.000 tỷ đồng

Thứ 3, 21/03/2023 | 11:59
Theo NHNN, đến tháng 12/2022, hạn mức tín dụng chưa sử dụng của các doanh nghiệp đầu mối xăng dầu là hơn 96.000 tỷ đồng.

Nguy cơ ô tô nhập khẩu lấn át xe lắp ráp trong nước

Thứ 3, 21/03/2023 | 07:00
Trong bối cảnh hội nhập, nếu không có những chính sách, giải pháp phù hợp thì Việt Nam sẽ trở thành thị trường tiêu thụ ô tô cho các hãng FDI tại Việt Nam.