Ngân hàng SCB bổ nhiệm nhân sự cấp cao

Ngân hàng SCB bổ nhiệm nhân sự cấp cao

Dương Thị Thu Nga

Dương Thị Thu Nga

Thứ 7, 15/05/2021 16:42

Kể từ khi ông Võ Tấn Hoàng Văn từ nhiệm sau 7 năm giữ chức Tổng giám đốc ngân hàng SCB hồi tháng 10/2020, "ghế nóng" ngân hàng này liên tục đổi chủ.

Ngân hàng Sài Gòn (SCB) vừa công bố quyết định của Hội đồng quản trị về việc bổ nhiệm nhân sự cấp cao. Cụ thể, ông Trương Khánh Hoàng sẽ đảm nhận vị trí Quyền Tổng Giám đốc của SCB từ ngày 15/5/2021 thay cho ông Jeremy Chen.

Trước đó, tháng 7/2020, ông Võ Tấn Hoàng Văn - người giữ chức Tổng giám đốc SCB suốt 7 năm qua xin từ nhiệm. Ông Hoàng Minh Hoàn - Phó Tổng Giám đốc phụ trách Khối Quản trị tài chính & Nguồn vốn lên làm Quyền Tổng giám đốc kể từ ngày 29/07/2020.

Hơn 2 tháng sau, ngày 10/10/2020, ông Hoàn bất ngờ nhường ghế cho ông Chen Yi-Chung (Jeremy Chen) giữ vị trí Quyền Tổng Giám đốc để về giữ chức Phó Tổng giám đốc thường trực. 

Với hơn 20 năm kinh nghiệm tại các nước phát triển trong lĩnh vực đầu tư, tài chính ngân hàng và trải qua nhiều vị trí cấp cao tại các công ty và ngân hàng lớn như Citibank khu vực châu Á – Thái Bình Dương; Standard Chartered; công ty TNHH China Billion Resources, ông Jeremy Chen được kỳ vọng sẽ dẫn dắt SCB thực hiện thành công chiến lược chuyển đổi và đưa SCB vào top các ngân hàng dẫn đầu về lợi nhuận trong thời gian tới.

Tuy vậy, khi chưa tạo được dấu ấn rõ nét tại SCB, chỉ nửa năm sau khi nhậm chức, ông Jeremy Chen lại tiếp tục nhường ghế cho người kế nhiệm trẻ tuổi hơn.

Tài chính - Ngân hàng - Ngân hàng SCB bổ nhiệm nhân sự cấp cao

Ông Trương Khánh Hoàng đảm nhận chức vụ quyền Tổng giám đốc từ ngày 15/5. (Ảnh: SCB)

Với việc bổ nhiệm ông Trương Khánh Hoàng, SCB cho biết, việc này nhằm góp phần củng cố thêm nguồn nhân lực giúp ngân hàng tiến xa hơn với chiến lược đã đề ra.

Theo giới thiệu của SCB, ông Trương Khánh Hoàng cũng đã có 11 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Trước khi đảm nhận vị trí Phó TGĐ của SCB vào tháng 9/2019, ông Hoàng đã từng đảm nhiệm nhiều vị trí như: Giám sát phụ trách Thị trường vốn & Quan hệ đầu tư – Công ty Cổ phần Tập đoàn Nova; Giám đốc phụ trách Tài chính dự án cấp cao – Công ty Cổ phần Phát triển Bất động sản Alpha King… 

Tại SCB, ông đã trải qua các vị trí: Phó Tổng Giám đốc phụ trách Khối Tái thẩm định, Phó Tổng Giám đốc phụ trách Điều hành Khối Phê duyệt Tín dụng và Xử lý nợ, Phó Tổng Giám đốc thường trực, trước khi đảm nhận vị trí Quyền Tổng Giám đốc.

Báo cáo tài chính quý I/2021 được SCB công bố mới đây nhất cho thấy, thu nhập lãi thuần trong quý giảm 11% từ 10.532 tỷ đồng về 9.465 tỷ đồng. Trong khi đó, chi phí lãi tăng lên mức 9.595 tỷ đồng khiến thu nhập lãi thuần của SCB âm gần 130 tỷ đồng. Đây là điều hiếm hoi, thậm chí cá biệt đối với một ngân hàng khi chi phí huy động vốn cao hơn thu nhập từ hoạt động tín dụng.

Tuy vậy, nhờ khoản thu cao đột biến từ lãi hoạt động dịch vụ (419 tỷ đồng) và mua bán chứng khoán đầu tư (394 tỷ đồng), SCB báo lãi trước thuế trong quý I/2021 tới 267 tỷ đồng, tăng đột biến gấp 12 lần so với cùng kỳ (trong quý I/2020, SCB chỉ ghi nhận lợi nhuận trước thuế 22,2 tỷ đồng, sau khi phải trích lập chi phí dự phòng rủi ro tín dụng hơn 653 tỷ đồng).

Tính đến ngày 31/3/2021, quy mô tài sản của SCB đạt 660.580 tỷ đồng, tăng 13,9% so với cùng kỳ năm trước. 

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.