Ngăn “tiến sĩ giấy” khi... “hạ chuẩn”?

Ngăn “tiến sĩ giấy” khi... “hạ chuẩn”?

Thứ 5, 22/07/2021 | 06:00
1
Không phải tiêu chuẩn tiến sĩ ở lĩnh vực nghiên cứu nào cũng có thể “đóng đinh”, nhưng cần đánh giá linh hoạt và chính xác để không còn “tiến sĩ giấy”.

Thông tư số 18/2021/TT-BGDĐT ngày 28/6/2021 về quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ vừa được bộ GD&ĐT ban hành gây nhiều tranh cãi xung quanh vấn đề tiêu chuẩn đầu ra.

Theo đó, bài báo quốc tế không còn là yêu cầu bắt buộc đối với nghiên cứu sinh nữa. Cụ thể, quy chế mới yêu cầu nghiên cứu sinh là tác giả chính của báo cáo hội nghị khoa học, bài báo khoa học được công bố trong các ấn phẩm thuộc danh mục WoS/Scopus, hoặc chương sách tham khảo do các nhà xuất bản quốc tế có uy tín phát hành, hoặc bài báo đăng trên các tạp chí khoa học trong nước được hội đồng Giáo sư nhà nước quy định khung điểm đánh giá tới 0,75 điểm trở lên theo ngành đào tạo, hoặc sách chuyên khảo do các nhà xuất bản có uy tín trong nước và quốc tế phát hành; các công bố phải đạt tổng điểm từ 2,0 điểm trở lên tính theo điểm tối đa do hội đồng Giáo sư nhà nước quy định cho mỗi loại công trình (không chia điểm khi có đồng tác giả), có liên quan và đóng góp quan trọng cho kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án.

Cũng theo quy chế mới, người hướng dẫn nghiên cứu sinh cũng không cần có công bố quốc tế.

Điều này khiến nhiều ý kiến cho rằng, quy chế mới đã... “hạ chuẩn” tiến sĩ, đặc biệt đối với ngành khoa học xã hội.

Ngay sau khi hành trình trở thành tiến sĩ của các nghiên cứu sinh được “cởi trói” một phần, cũng đã xuất hiện những ý kiến trái chiều. Mặc dù có những người “luyến tiếc” vì “tiêu chuẩn không quá gắt gao, liệu có “nở ra” thêm nhiều tiến sĩ giấy?!”; nhưng cũng có không ít người ủng hộ, bởi lẽ, không phải ngành nào cũng phù hợp và dễ dàng có một bài báo quốc tế.

Theo đánh giá của một số chuyên gia, đối với lĩnh vực khoa học tự nhiên, chỉ cần phát hiện ra cái mới và chứng minh tính đúng đắn thì cơ hội được công nhận đã gần như tuyệt đối; nhưng còn đối với các lĩnh vực khác như văn hóa, ngôn ngữ, an ninh quốc phòng, đối ngoại,... thì lại rất “khoai”.

Chẳng hạn, đối với ngành khoa học xã hội, có những vấn đề có thể đúng ở quốc gia này, nhưng lại chưa chắc đã được quốc gia khác công nhận. Tương tự, còn có những vấn đề thuộc về chính sách lớn giữa các quốc gia cũng có quan điểm khác nhau. Chính vì vậy, đâu thể “bê nguyên si” những lý luận ở quốc gia này áp vào quốc gia kia?!

Đó là chưa kể đến, nếu “bất chấp” để những nội dung nghiên cứu ấy được đăng một cách “cứng nhắc” trên tạp chí quốc tế và được công nhận, nhưng lại chẳng mang lại kinh nghiệm thực tiễn gì cho Việt Nam, thì cũng chẳng có giá trị. Lý luận mà không đi đôi với thực tiễn thì hoàn toàn lãng phí thời gian, công sức mà thậm chí là lãng phí cả tài năng. Mục đích sau cùng của nghiên cứu khoa học chính là để phục vụ thực tiễn.

Tuy nhiên, điều lo ngại của một số chuyên gia về thực trạng “lò ấp” tiến sĩ liệu có tái diễn khi “hạ chuẩn” cũng không phải hoàn toàn vô cớ.

Trước đây, do quy định về bài báo quốc tế bắt buộc và tiêu chuẩn ngoại ngữ đầu vào khắt khe nên số lượng nghiên cứu sinh ở các cơ sở đào tạo bị giảm đáng kể và số nghiên cứu sinh đủ điều kiện bảo vệ cũng giảm. Nhưng bù lại, người hướng dẫn có trách nhiệm hơn, thái độ làm việc của nghiên cứu sinh nghiêm túc hơn, chất lượng luận án được nâng cao, số lượng bài báo quốc tế cũng tăng lên hằng năm. Nhờ vậy, chất lượng tiến sĩ cũng dần được khẳng định.

Điều đó có nghĩa, một số ràng buộc tối thiểu cũng là cần thiết để có đội ngũ học thuật thực sự chất lượng.

Vậy, nên chăng, mặc dù linh hoạt trong đánh giá đối với những lĩnh vực nghiên cứu không có quy chuẩn quốc tế chung, chúng ta cũng cần có những yêu cầu khắt khe riêng đối với từng ngành, từng lĩnh vực, để không làm giảm chất lượng đào tạo tiến sĩ.

Và trách nhiệm này, nên đặt tại các cơ sở giáo dục đại học, sau đại học, nơi trực tiếp nhận nghiên cứu sinh, để kịp thời ngăn chặn những “tiến sĩ giấy” chuẩn bị “ra lò” từ những “kẽ hở”.

* Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả!

Lê Duyên

Vết trượt dài của hai "con tàu" khổng lồ ngành đường sắt

Thứ 7, 17/07/2021 | 08:55
Vốn đã ì ạch vì hàng loạt khó khăn bủa vây, hai ông lớn ngành đường sắt lại càng khốn đốn khi dịch bệnh ập đến, vòng xoáy thua lỗ chưa thấy lối thoát nào để vượt qua

“Đúng cũng thành sai” và hội chứng đám đông!

Thứ 5, 15/07/2021 | 19:00
Phải “giải trình” việc không cho cô bé qua chốt kiểm dịch Covid-19 đưa mèo đi chữa bệnh trước một bộ phận cộng đồng mạng thật sự là câu chuyện hết sức vô lý.

MC.Trác Thúy Miêu xin lỗi cũng chưa đủ…

Thứ 5, 15/07/2021 | 07:31
Giữa lúc tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, liều thuốc quan trọng nhất là sự đoàn kết vậy mà… một MC lại “cuồng ngôn” gây xôn xao dư luận.

"Chỉ xét học bạ mà đỗ thẳng đại học là không ổn"!

Thứ 4, 14/07/2021 | 10:39
“Xét tuyển học bạ sẽ dẫn đến việc học sinh chỉ học lệch, nặng nề hơn là đi “xin” hoặc “mua” điểm để “làm đẹp” học bạ”, chuyên gia giáo dục bày tỏ.
Cùng tác giả

Đến vì yêu cưới nhau vì... tiền

Thứ 7, 28/10/2023 | 19:09
Hôn nhân mà nói, ít tiền vẫn có thể hạnh phúc nhưng thiếu tiền thì tình yêu sẽ gặp rủi ro.

Bao dung với người đầu ấp tay gối với mình đâu có bao giờ là thiệt?

Thứ 2, 24/07/2023 | 19:26
Vợ chồng xét cho cùng hiểu để thương và thương nhiều hơn để hiểu. Muốn hiểu chồng, hiểu vợ thì phải thương họ, xót họ.

Giáo viên không phải hàng hóa mà đem... đấu thầu!

Thứ 7, 08/05/2021 | 08:50
Câu chuyện đặt hàng, đấu thầu trong đào tạo giáo viên đang khiến nhiều chuyên gia giáo dục cảm thấy lo lắng, khi giáo viên không phải sản phẩm hàng hóa thông thường.

Ba năm tan một giấc mơ

Thứ 4, 07/04/2021 | 11:00
Quyết định táo bạo đưa cây phong từ “trời Âu” về Việt Nam, những tưởng sẽ tạo ra khung cảnh lãng mạn bậc nhất ở Thủ đô, nhưng chẳng mấy chốc, bỗng phải ngậm ngùi...

Hoài niệm Tết quê

Chủ nhật, 03/02/2019 | 19:00
Những ngày cận Tết thời tiết Hà Nội se se lạnh, người người nhà nhà hối hả chuẩn bị đón Tết. Nhìn màn sương mù giăng lối phủ kín khắp thành phố, tôi bỗng nhớ cồn cào Tết quê.
Cùng chuyên mục

Ai sướng hơn ai?...

Thứ 5, 28/03/2024 | 07:00
Quán cà phê vào sáng chủ nhật khá nhộn nhịp, thường vậy, hai ngày cuối tuần luôn đông hơn các ngày khác trong tuần. Lâu lắm rồi, tôi mới ngồi cà phê với bạn. Có thể do tôi có thói quen ít giao du, nên nhiều khi cả tháng không hề ngồi cà phê.

Hiểm họa… chó

Thứ 2, 25/03/2024 | 07:00
Một tờ báo vừa đưa tin cục trưởng cục Thú y Việt Nam nói: Không nơi nào (trên thế giới) chết vì bệnh dại nhiều như ở Việt Nam.

Trà đá vỉa hè

Thứ 7, 23/03/2024 | 07:00
Định nghĩa văn hóa rất đa dạng và nhiều chiều kích. Với tôi, trà đá vỉa hè là một đặc sản văn hóa của xứ Bắc, đặc biệt là Hà Nội.

Chuyện bay

Thứ 6, 22/03/2024 | 07:00
Hôm nọ tôi có việc bay vào Sài Gòn để nối chuyến đi nước ngoài, vé đã mua xong, yên tâm sắp xếp công việc, và cả đặt khách sạn.

Thấy gì từ các phim chiếu Tết năm 2024?

Thứ 5, 21/03/2024 | 07:00
Phim tư nhân, phim nhà nước, phim Tết “chính danh” và phim Tết không “chính danh”, đủ cả. Thế nhưng kết quả ra rạp của mỗi phim lại mỗi khác.