Ngành học siêu hot “đập tan” cơn khát nhân lực chất lượng cao trong ngành du lịch và văn hóa

Thứ 6, 07/07/2023 15:43

Quản trị tài nguyên di sản là ngành học dành cho các bạn trẻ mê trải nghiệm văn hóa, khám phá du lịch. Thực chiến và hiện đại là ấn tượng đầu tiên khi nhắc đến ngành học độc đáo này của Đại học Quốc gia Hà Nội.

Ngành nghề thiếu nhân lực nhưng ít nơi đào tạo 

Hiện tại ở khu vực phía Bắc, lĩnh vực di sản được đào tạo tại hai đơn vị chính là Khoa Các khoa học liên ngành, Đại học Quốc gia Hà Nội (VNU-SIS) và Khoa Di sản Văn hóa của Trường Đại học Văn hóa. Trong khi đó, Việt Nam là quốc gia có nguồn tài nguyên di sản vật thể và phi vật thể vô cùng đa dạng và phong phú. Cả nước hiện có trên 40.000 di tích các loại được kiểm kê. UNESCO đã ghi danh 8 Di sản Văn hóa và Thiên nhiên, 13 di sản văn hóa phi vật thể, và đặc biệt không thể không kể đến sự đa dạng, phong phú của trên dưới 8.000 lễ hội trải dài trên khắp mảnh đất hình chữ S.

Thống kê trên cho thấy cán cân cung - cầu nhân lực đang chênh lệch rất lớn trong việc quản lý di sản ở Việt Nam. Chất lượng nhân lực của ngành di sản cũng được đánh giá là có trình độ chuyên môn không đồng đều khi nhân sự học theo đúng chuyên ngành về di sản không nhiều, năng lực chưa thật sự cao.

Quản trị tài nguyên di sản: học kiến thức liên ngành, thu nhập khủng

Được học liên ngành - đây là một trong nhiều lý do khiến ngành học quản trị tài nguyên di sản thu hút hồ sơ trong mỗi mùa tuyển sinh đại học. Khi “cơn bão sa thải” đang dần bao phủ toàn cầu, mỗi người lao động cần chuẩn bị cho mình hành trang kiến thức, kỹ năng và cả tư duy đa chiều, tổng thể trong bất cứ công việc, ngành nghề nào.

img

Sinh viên khóa 2 ngành Quản trị tài nguyên di sản nghiên cứu về trường hợp Di tích nhà tù Hỏa Lò đối với thị hiệu giới trẻ

Học liên ngành không đơn giản là kết hợp cơ học một hay nhiều ngành vào để thành một chương trình đào tạo. Liên ngành là một lĩnh vực khoa học có vai trò đưa ra cái nhìn tổng thể, nhận diện các kết nối của các chiều cạnh, từ đó giúp đưa ra những giải pháp mang tính tổng thể và toàn diện hơn.

Sinh viên Quản trị tài nguyên di sản sau khi tốt nghiệp sẽ làm chủ khối kiến thức khoa học xã hội và nhân văn, khoa học quản lý, khoa học tự nhiên, công nghệ... kết hợp cùng các kỹ năng toàn diện như hướng dẫn du lịch, tổ chức sự kiện văn hóa, xây dựng sản phẩm truyền thông, kỹ thuật chụp ảnh… để tạo nên trụ cột học thuật áp dụng cọ sát với thực tiễn, dần thâm nhập vào thị trường lao động tiềm năng.

Với sự phát triển của nhu cầu quản lý di sản, dịch vụ du lịch hay sự kiện văn hóa nói chung, thì thu nhập của người làm ngành này rất đáng mơ ước. Mức lương dao động khoảng 10-30 triệu đồng/tháng. Đặc biệt, nếu có trình độ ngoại ngữ và kỹ năng tốt, không những bạn sẽ được đi nước ngoài thường xuyên mà thu nhập hàng trăm triệu đồng/tháng là điều hoàn toàn có thể đạt được.

Trải nghiệm văn hóa - du lịch là “học phần” bắt buộc của ngành Quản trị tài nguyên di sản

Định hướng ưu tiên của VNU-SIS khi đào tạo là sinh viên phải “thực chiến”, phải có kiến thức và kỹ năng thực tế đáp ứng nhu cầu xã hội. Khó có ở đâu sinh viên học về di sản lại được tiếp cận trực quan ngay từ năm nhất tới các điểm du lịch, di sản văn hóa, di sản thiên nhiên hay cơ quan nhà nước như Nhà Quốc hội, Làng gốm Bát Tràng, Hoàng Thành Thăng Long, Bảo tàng Dân tộc học… Một số hình ảnh đi thực tế của sinh viên:

img

img

img

Ngành học mới, nhiều cơ hội trúng tuyển

Tuyển sinh từ năm 2021, với mức điểm chuẩn khoảng 22-24.78 điểm thi THPT cho các khối A01, C00, D01, D03, D04, D78, ngành Quản trị tài nguyên di sản của Đại học Quốc gia Hà Nội vẫn là một lựa chọn an toàn cho học sinh và cả các bậc phụ huynh luôn mang trong mình nỗi lo: học khối này nên thi ngành gì, học trường nào.

Cơ hội việc làm rộng mở

Ngành mới cũng đồng nghĩa với thị trường lao động còn đang mở rộng cửa đón chờ bạn. Đây là lợi ích lớn nhất mà người học đạt được khi lựa chọn Quản trị tài nguyên di sản. Các bạn có nhiều cơ hội lựa chọn nghề nghiệp theo các định hướng khác nhau, có khả năng làm việc trong các lĩnh vực liên quan đến di sản, du lịch, ngoại giao, thương hiệu... ở cả khối nhà nước, khối tư nhân và các tổ chức phi chính phủ.

img

Quý phụ huynh và các bạn thí sinh có thể tìm hiểu thêm thông tin về trường tại website, fanpage.

Đại học Quốc gia Hà Nội

Khoa các khoa học liên ngành.

Địa chỉ: Nhà G7, Đại học Quốc gia Hà Nội, số 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội.

Tel: 0981290448

Email: tuyensinhliennganh@vnu.edu.vn

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.