Thông tin các ca mắc mới COVID-19
- Tính từ 17h ngày 09/9 đến 17h ngày 10/9, trên hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 13.321 ca nhiễm mới, trong đó 15 ca nhập cảnh và 13.306 ca ghi nhận trong nước tại TP.HCM (7.539), Bình Dương (3.563), Đồng Nai (823), Long An (321), Tây Ninh (248), Tiền Giang (156), Kiên Giang (86), Bình Phước (58), Đồng Tháp (58), Quảng Bình (48), Quảng Ngãi (45), Cần Thơ (37), Khánh Hòa (34), Bình Thuận (34), Đà Nẵng (30), Hà Nội (29), Bạc Liêu (26), Đắk Lắk (26), An Giang (19), Đắk Nông (17), Quảng Nam (16), Nghệ An (16), Bình Định (15), Phú Yên (13), Bà Rịa - Vũng Tàu (11), Thừa Thiên Huế (8 ), Bến Tre (6), Lâm Đồng (5), Thanh Hóa (5), Vĩnh Long (3), Ninh Thuận (3), Sơn La (3), Trà Vinh (2), Gia Lai (2), Hưng Yên (1) trong đó có 8.680 ca trong cộng đồng.
- Như vậy trong 24h giờ qua số ca nhiễm ghi nhận trong nước tăng 907 ca. Tại TP. HCM tăng 1.990 ca, Bình Dương giảm 968 ca, Đồng Nai giảm 57 ca, Long An giảm 91 ca, Tây Ninh tăng 87 ca.
- Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 12.523
Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:
- Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 589.417 ca nhiễm, đứng thứ …/222 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ …/222 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 5.991 ca nhiễm).
- Đợt dịch thứ tư (từ ngày 27/4/2021 đến nay):
+ Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 585.051 ca, trong đó có 348.147 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
+ Có 10/62 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp nhiễm mới trong nước: Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lai Châu, Hoà Bình, Yên Bái, Hà Giang, Thái Nguyên, Điện Biên, Vĩnh Phúc, Hải Phòng.
+ Có 07 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Thái Bình, Phú Thọ, Kon Tum, Hà Nam, Hải Dương, Quảng Ninh, Lào Cai.
+ Có 05 tỉnh, thành phố ghi nhận số mắc cao là TP.HCM (286.242), Bình Dương (149.859), Đồng Nai (32.882), Long An (27.537), Tiền Giang (11.430).
Tình hình điều trị bệnh nhân COVID-19
1. Số bệnh nhân khỏi bệnh:
- Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 12.751
- Tổng số ca được điều trị khỏi: 350.921
2. Theo thống kê sơ bộ, số bệnh nhân nặng đang điều trị là 5.970 ca, trong đó:
- Thở ô xy qua mặt nạ: 3.775
- Thở ô xy dòng cao HFNC: 1.124
- Thở máy không xâm lấn: 112
- Thở máy xâm lấn: 930
- ECMO: 29
3. Số bệnh nhân tử vong:
- Trong ngày, tổng hợp số liệu tử vong do các sở Y tế công bố trên cdc. kcb. vn ghi nhận 254 ca tử vong tại TP.HCM (195), Bình Dương (41), Tiền Giang (3), Đà Nẵng (3), Đồng Nai (3), Đồng Tháp (2), Bình Thuận (1), An Giang (1), Kiên Giang (1), Cần Thơ (1), Bà Rịa - Vũng Tàu (1), Khánh Hòa (1), Nghệ An (1).
- Bổ sung 21 ca tử vong từ trước tại: Bình Dương (14), Bình Thuận (4), Nghệ An (3).
- Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 302 ca.
- Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 14.745 ca, chiếm tỷ lệ 2,5% so với tổng số ca mắc và cao hơn 0,4% so với tỷ lệ tử vong do COVID-19 trên thế giới (2,1%).
Tình hình xét nghiệm
- Trong 24 giờ qua đã thực hiện 278.892 xét nghiệm cho 539.875 lượt người.
- Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 14.391.605,8 mẫu cho 41.975.319 lượt người.
Tình hình tiêm chủng vắc-xin COVID-19
Trong ngày 09/9 có 1.168.812 liều vắc-xin COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc-xin đã được tiêm là 25.926.688 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 21.459.102 liều, tiêm mũi 2 là 4.467.586 liều.
Số ca mắc COVID-19 trên thế giới tính đến tối ngày 10/9
- Cả thế giới có 224.130.821 ca nhiễm, trong đó 200.737.891 khỏi bệnh; 4.622.908 tử vong và 18.770.022 đang điều trị (103.739 ca diễn biến nặng).
- Trong ngày số ca nhiễm của thế giới tăng 122.514 ca, tử vong tăng 2.842 ca.
- Châu Âu tăng 32.745 ca; Bắc Mỹ tăng 15.988 ca; Nam Mỹ tăng 379 ca; châu Á tăng 68.446 ca; châu Phi tăng 3.015 ca; châu Đại Dương tăng 1.941 ca.
- Tại Đông Nam Á, trong ngày ghi nhận 38.689 ca, trong đó: Indonesia tăng 5.376 ca, Thái Lan tăng 14.403 ca, Philippines tăng 17.964 ca, Campuchia tăng 660 ca, Lào 194 ca, Đông Timor 92 ca.
Những hoạt động nổi bật của ngành y tế trong ngày
- Bộ trưởng bộ Y tế đi kiểm tra việc tiêm vắc-xin COVID-19 và xét nghiệm tại một số cơ sở của quận Đống Đa, Long Biên, trong đó lưu ý các điểm tiêm phải tuân thủ quy trình chuyên môn, đẩy nhanh tốc độ tiêm nhưng phải tuân thủ đảm bảo an toàn tiêm.
- Phê duyệt có điều kiện vắc-xin Hayat-Vax (Các tiểu Vương quốc Ả rập thống nhất) cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19. Đây là vaccine thứ 7 được được Bộ Y tế cấp phép, sau vắc-xin n AstraZeneca, Sputnik V, Sinopharm, Pfizer, Moderna và Johnson&Johnson.
- Chỉ đạo, hướng dẫn khám sàng lọc trước tiêm chủng vắc-xin phòng COVID-19 nhằm phát hiện và phân loại các đối tượng đủ điều kiện tiêm chủng vắc-xin phòng COVID-19 để đảm bảo an toàn tiêm chủng (Quyết định số 4355/QĐ-BYT ngày 10/9/2021 của Bộ Y tế).
- Chỉ đạo, hướng dẫn triển khai tổ chăm sóc người nhiễm COVID-19 tại cộng đồng dành cho những địa phương có triển khai quản lý, chăm sóc người nhiễm COVID-19 (F0) tại nhà. Tổ chăm sóc người nhiễm COVID-19 tại cộng đồng do Ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã thành lập, trực thuộc UBND cấp xã, chịu sự điều hành, chỉ đạo, hướng dẫn chuyên môn y tế của trạm y tế cấp xã hoặc trạm y tế lưu động trên địa bàn (Quyết định số 4349/QĐ-BYT ngày 10/9/2021 của bộ Y tế).
- Tiếp nhận 270 bộ Kit xét nghiệm PCR (270.000 xét nghiệm) do tổ chức Sáng kiến Tiếp cận y tế Clinton (CHAI) tài trợ để phòng chống dịch COVID-19 (Quyết định số 4343/QĐ-BYT ngày 09/9/2021).
- TP. HCM đề xuất 7 chiến lược chống dịch COVID-19 sau ngày 15/9, gồm: 1) Bao phủ vắc-xin cho người dân sinh sống trên địa bàn Thành phố. 2) Giãn cách xã hội gắn liền với "thẻ xanh COVID-19". 3) Hiện thực hóa thông điệp "Sống khỏe trong môi trường có dịch". 4) Chăm sóc và quản lý F0 dựa vào cộng đồng. 5) Nâng cao hiệu quả điều trị, giảm tử vong do COVID-19. 6) Giám sát dịch tễ để sẵn sàng ứng phó khi dịch bùng phát. 7) Phục hồi hệ thống y tế để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe người dân.
- TP. Hà Nội, từ ngày 9/9, Thành phố bắt đầu triển khai tiêm vắc-xin Vero Cell cho người dân trên địa bàn sau khi tiếp nhận 1 triệu liều và thực hiện phân bổ cho các quận, huyện. Số vắc xin này được dùng tiêm mũi 1 cho các đối tượng từ 18 tuổi trở lên trên địa bàn thuộc các nhóm đối tượng ưu tiên nhưng chưa được tiêm chủng, đồng thời tiêm mũi 2 cho những người đã tiêm mũi 1 đủ thời gian theo quy định.
- TP. Cần Thơ thực hiện chiến dịch xét nghiệm cộng đồng trên địa bàn thành phố từ ngày 10 đến 17/9 để từng địa phương trên địa bàn chuẩn bị cho thời điểm sau ngày 15/9 có thể chuyển về trạng thái Chỉ thị 15/CT-TTg.
Theo Sức khỏe & Đời sống