Nằm ở phía Tây của sông Kim Ngưu, phố 8/3 được biết đến là nơi gắn bó với cuộc sống của những công nhân Nhà máy Dệt 8/3.
Con phố có chiều dài khoảng 500m, chạy từ bờ tây sông Kim Ngưu đến phố Quỳnh Mai, quận Hai Bà Trưng.
Phố 8/3 được Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội đặt tên vào năm 2010.
Con phố với cái tên đặc biệt này là một dấu ấn đẹp đẽ của những người từng là công nhân Nhà máy Dệt 8/3, một thời từng hết mình lao động, cho ra đời những sản phẩm dệt may công nghiệp đầu tiên ở Việt Nam.
Con phố 8/3 cho đến nay vẫn mang một nét vô cùng giản dị và gữ lại được nhiều nét của ngày xưa.
Phố nhỏ trong cuộc sống đời thường.
Sơ đồ khu dân cư phố 8/3.
Trên con phố này, trường mầm non cũng được đặt gắn với cái tên đặc biệt 8/3.
Tại đây có 6 dãy nhà tập thể cũ từ thời bao cấp từ A1 đến A6 là nơi ở của công nhân Nhà máy Dệt 8-3.
Ở đây có rất nhiều người già, đa phần là công nhân nhà máy dệt đã về hưu, nên nhịp sống tại con phố này có phần chậm rãi và mang chút gì đó rất riêng.
Buổi sáng, ghé thăm con phố đặc biệt này, người ta sẽ bắt gặp khung cảnh họp chợ đông vui, điều này khiến con phố trở nên nhộn nhịp hơn.
Rất dễ bắt gặp những nữ công nhân Nhà máy Dệt 8/3 tại con phố đặc biệt này.
Bà Nguyễn Thị Phúc (80 tuổi) từng là nữ công nhân Nhà máy Dệt 8/3 cho hay: “Dù đã hơn nửa thế kỷ trôi qua, đến nay chúng tôi vẫn vẹn nguyên ký ức về những năm tháng miệt mài lao động trong nhà máy dệt. Mỗi khi nhắc lại những kỷ niệm ngày nào, chúng tôi vô cùng bồi hồi và xúc động”.
Đến phố 8/3, người ta luôn cảm nhận được một nhịp sống rất đỗi thanh bình.
Hoàn Như