Nghệ An: Nâng cao hiệu quả đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP

Thứ 6, 25/07/2025 15:10

Hiện nay, Nghệ An là tỉnh đứng tốp đầu cả nước về số lượng sản phẩm đạt hạng sao được công nhận, toàn tỉnh có gần 743 sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên, trong đó có 03 sản phẩm đạt hạng 5 sao, 45 sản phẩm đạt 4 sao, 695 sản phẩm đạt hạng 3 sao.

Mỗi sản phẩm OCOP đều được đánh giá, phân hạng theo đúng tiêu chuẩn, đảm bảo chất lượng sản phẩm và đáp ứng các yêu cầu về hàng hóa.

Ngày nay, chương trình OCOP đã trở thành một phong trào sâu rộng và có sức lan tỏa mạnh mẽ trên toàn tỉnh Nghệ An, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn theo hướng nội sinh và gia tăng giá trị. Các sản phẩm OCOP đều có chỗ đứng trên thị trường, được thị trường chấp nhận, đó là nhờ sự nỗ lực của các "chủ thể", sự tham gia của cộng đồng, vai trò quản lý, hỗ trợ của nhà nước, bên cạnh đó là "chất lượng, giá cả, sự minh bạch" đã làm nên thương hiệu của sản phẩm.

Nghệ An: Nâng cao hiệu quả đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP - Ảnh 1.

Nắm rõ vùng nguyên liệu, công nghệ sản xuất là một việc rất quan trọng trong khâu đánh giá, phân loại sản phẩm (cánh đồng lạc tại xã Diễn Thịnh, huyện Diễn Châu nay là xã An Châu, tỉnh Nghệ An)

Đổi mới, tập trung thực hiện tốt Quyết định số 148/QĐ-TTg 24/02/2023 của Thủ tướng Chính phủ về Bộ tiêu chí và quy đính đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm. Nghệ An luôn làm tốt các trình tự, hội đồng, hồ sơ và các bước đánh giá, phân hạng sản phẩm theo từng cấp để đảm bảo các sản phẩm OCOP đúng tiêu chí về sản phẩm, sức mạnh cộng đồng; khả năng tiếp thị và chất lượng sản phẩm.

Nhờ đó, sau hơn 5 năm triển khai Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP), Nghệ An đã đạt được nhiều kết quả nổi bật, toàn tỉnh hiện có 743 sản phẩm được xếp hạng đạt OCOP 3 sao trở lên (trong đó có 03 sản phẩm đạt hạng 5 sao; 45 sản phẩm đạt 4 sao và 695 sản phẩm đạt hạng 3 sao). Đây là tỉnh đứng thứ hai cả nước về số lượng sản phẩm đạt hạng sao được công nhận (sau Hà Nội). Và có 449 chủ thể có sản phẩm đạt hạng 3 sao OCOP trở lên (trong đó có 70 doanh nghiệp vừa và nhỏ với 190 sản phẩm; 129 HTX với 227 sản phẩm; 65 Tổ hợp tác với 76 sản phẩm; 185 hộ kinh doanh với 250 sản phẩm).

Điều này cho thấy đây không chỉ đáp ứng yêu cầu của thị trường mà còn khẳng định tính chuyên nghiệp và bài bản trong xây dựng sản phẩm. Và việc công nhận sản phẩm OCOP là tạo tiền đề động lực cho các chủ thể tiếp tục phát triển, thông qua đó sẽ lựa chọn ra những sản phẩm OCOP tiêu biểu đảm bảo chất lượng, nâng cao giá trị sản phẩm tạo được niềm tin với người tiêu dùng, góp phần đa dạng phong phú sản phẩm chủ lực, đặc trương, đặc sản của địa phương phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh.

Nghệ An: Nâng cao hiệu quả đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP - Ảnh 2.

Cơ sở sản xuất Mai Thị Loan – HTX Dâu tằm tơ xã Đặng Sơn, huyện Đô Lương nay là xã Đô Lương, tỉnh Nghệ An

Đồng thời, từ việc minh bạch, rõ ràng trong đánh giá, phân hạng sản phẩm đúng bộ tiêu chí là cơ sở để khích lệ cho các tổ chức kinh tế tham gia Chương trình OCOP đổi mới, sáng tạo, hoàn thiện, và từng bước chuẩn hóa, nâng cao chất lượng các sản phẩm tham gia Chương trình đảm bảo theo tiêu chuẩn trong nước và quốc tế.

Từ những kết quả đã đạt được, tỉnh Nghệ An luôn không ngừng đổi mới, sáng tạo, tiếp tục nâng cao chất lượng đánh giá phân loại sản sẩm OCOP bằng những định hướng, yêu cầu đặt ra việc phát triển phải thích ứng với yêu cầu ngày càng cao của thị trường trong nước và quốc tế.

Thực hiện tốt các tiêu chí được quy định theo Quyết định số 148/QĐ-TTg ngày 24/02/2023 của Thủ tướng Chính phủ, đảm bảo đúng quy trình, quy định, công khai, minh bạch, dân chủ, khách quan, công bằng, kịp thời, lấy chất lượng làm thước đo, đảm bảo các chu trình của phát triển sản phẩm không chạy theo số lượng.

Nắm rõ vùng nguyên liệu, công nghệ sản xuất, sơ chế, chế biến, đóng gói sản phẩm, sự thay đổi về chất lượng sản phẩm, tiêu chuẩn chất lượng, bao bì, nhãn mác, quá trình sản xuất kinh doanh của chủ thể theo phương án khi đăng ký tham gia để đánh giá, phân hạng đúng với từng loại và chất lượng sản phẩm.

Phát huy các tiềm năng lợi thế của mỗi địa phương, phát triển các sản phẩm đặc trưng, đặc sản, nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động nông thôn, tổ chức lại sản xuất, khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển. Đồng thời thúc đẩy khởi nghiệp, sáng tạo, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, xoá đói giảm nghèo, an sinh xã hội.

Nghệ An: Nâng cao hiệu quả đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP - Ảnh 3.

Giò Bê Đức Tuấn (xã Nam Đàn, Nghệ An) sản phẩm OCOP 4 sao

Nâng cao trách nhiệm của tổ tư vấn giúp việc cho Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm, có quy chế làm việc phân công nhiệm vụ sát, đúng cho các thành viên chuyên ngành; mọi công tác chuẩn bị, đánh giá phân hạng kịp thời, linh động, hiệu quả đảm bảo đúng quy trình, cải cách thủ tục hành chính nhằm giúp các chủ thể tiêu thụ sản phẩm tốt.

Nhờ làm tốt công tác đánh giá phân hạng sản phẩm, sau nhiều năm triển khai thực hiện, chương trình OCOP như "luồng gió mới" tiếp sức cho các tổ chức, cá nhân trong toàn tỉnh có thêm động lực, điều kiện tạo ra các sản phẩm OCOP với năng suất cao, chất lượng tốt; khai thác hiệu quả các tiềm năng, lợi thế sẵn có, thế mạnh, thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững cho người dân, làm nên thành công Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP).

Nguyễn Oanh

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.