Ngô Tất Tố - Đời 'tắt đèn' cho nhân cách sáng

Ngô Tất Tố - Đời 'tắt đèn' cho nhân cách sáng

Nguyễn Thị Thu Thảo

Nguyễn Thị Thu Thảo

Thứ 4, 07/12/2016 18:06

Ngô Tất Tố đã chọn một cuộc đời u ám - “Tắt đèn” để nhân cách, để những đứa con, những tác phẩm của mình luôn rực sáng.

Trong dòng văn học hiện thực phê bình Việt Nam, Tắt đèn của Ngô Tất Tố là một trong những tác phẩm có giá trị nhất. Điều đó đã được minh chứng qua lịch sử. Sau gần 80 năm ra đời, chưa lúc nào Tắt đèn phải chịu cảnh “tối tăm” của sự lạnh nhạt mà lúc nào cũng sáng chói, cũng là mảnh đất trù phú thu hút những nhà nghiên cứu và độc giả.

Đương nhiên, để tạo ra một “đứa con” xuất chúng thì “cha đẻ” của chúng cũng phải có “tố chất” đặc biệt. Và Ngô Tất Tố là một người như vậy.

Ngô Tất Tố sinh năm 1894 ở làng Lộc Hà, tổng Hội Phụ, phủ Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Gia đình đình ông khá nghèo khó. Công nợ chồng chất qua năm nay đến năm khác đã khiến cuộc sống của anh chàng họ Ngô càng thêm khổ sở. N

Ngày đó, hầu hết các làng quê Việt Nam đều có “luật” rằng gia đình phải có người đỗ đạt hoặc giàu có thì mới chiếm được “một góc chiếu ở giữa đình”. Chính vì thế, Ngô Tất Tố đã cố gắng hai lần “lều chõng” đi thi hòng mang lại chút vinh quang về cho dòng họ. Nhưng trớ trêu thay, mặc dù tài hoa nhưng ông chưa lần nào vào được tam trường. Đó cũng chính là chất liệu thực tế để ông phóng tác ra tác phẩm “Lều chõng” đình đám một thời.

Tin cũ - Ngô Tất Tố - Đời 'tắt đèn' cho nhân cách sáng

Chân dung nhà văn Ngô Tất Tố. Ảnh: Internet.

Đúng là người ta chỉ “mu muội” khi chỉ biết “mù mờ” về một vấn đề. Còn khi càng hiểu rõ thì càng sáng suốt và độc lập. Là một nhà Nho với vốn nho học vững chắc cùng sự hiểu biết sâu sắc về nông dân, Ngô Tất Tố dường như là một nhà Nho "hiện đại" và tiên tiến nhất thời ấy.

Ông vẫn giữ cho mình tư cách chuẩn mực của nhà Nho truyền thống nhưng lại tuyệt đối không hủ lậu và bảo thủ (điều mà những nhà nho hủ lậu thường xuyên mắc phải).

Văn sĩ họ Ngô khiến nhiều người phải yêu quý bởi sự chân chất, hiền lành và mộc mạc. Nhưng sự hiền lành của ông không đi liền với sự nhu nhược. Trong làng, Ngô Tất Tố là người dám đứng lên chống lại những hủ tục thối nát, những con người có quyền nhưng không có tầm, có tâm với dân làng.

Ông Ngô Thạch Đính kể lại, có lần, Ngô Tất Tố đã “dạy” cho một người anh em làm chành hội ngay giữa đình vì người này đã hoạnh họe, làm khó người dân nghèo vì không nộp tiền gia sinh. Hay một lần khác, Ngô Tất Tố đã dám “vượt quyền”, mắng một tên lý trưởng vì hắn có thái độ khinh bỉ dân làng trong đám cổ.

Theo lệ làng ngày ấy, những người từ 41, 42 tuổi trở lên phải thịt một con lợn 60 cân cùng một cỗ xôi để làm lễ tế ở đình. Nhưng Ngô Tất Tố thấy đó là một tục lệ không cần thiết và không phù hợp với hoàn cảnh của dân quê nên khi đến lượt mình “gánh tế đám”, ông đã lấy cớ nhà nghèo, không có điều kiện và nhất định không chịu làm. Và cứ thế, năm này qua năm khác, người ta đi theo sự “phản kháng” của Ngô Tất Tố, không chịu gánh tế đám và cuối cùng, cái tục đầy phi lí, tốn kém đó phải bỏ. Bọn chức dịch, những tên “dây máu ăn phần” trong những cuộc tế lễ đầy tốn kém đó vô cũng căm ghét ông nhưng cũng không làm gì được.

Là người dịch Kinh Dịch và cũng là người bị ảnh hưởng sâu sắc bởi văn hóa Trung Hoa nhưng Ngô Tất Tố lại có đầu óc của một người theo chủ nghĩa duy vật. Mọi vấn đề đều được ông nhìn nhận và xem xét một cách thấu đáo, thấy được tính hai mặt của nó và đương nhiên, ông không bao giờ tuyệt đối hóa bất cứ một thứ gì.

Có lẽ lí do là bởi Ngô Tất Tố sống trong một giai đoạn lịch sử khá đặc biệt, ông sống giữa giai đoạn giao thời của toàn xã hội. Lúc đó, cái cũ, cái mới, cái truyền thống, cái tân thời, cái Á, cái Âu liên tục đấu tranh, đan xen và thôn tính lẫn nhau. Nếu nói đó là một cuộc chiến thì chắc chắn nhà văn – nhà báo Ngô Tất Tố đã chiến thắng một cách ngoạn mục, ông đã dung hòa được hai khía cạnh hoàn toàn trái ngược nhau bằng sự khảng khái, kiên định, bộc trực của mình.

Giữa diễn biến đầy phức tạp của cuộc sống, nhà văn Ngô Tất Tố luôn “giữ mình” bằng cách hướng về “gốc”, về cội nguồn, về cái “tĩnh” không bao giờ thay đổi. Và đó cũng là lối hành xử “dĩ bất biến ứng vạn biến”, bình tâm, bình thản trước mọi sóng gió của ông.

Tuy nhiên, sự “bình tâm” của ông không có nghĩa là chậm tiến, bảo thủ. Là một nhà văn, nhà báo, Ngô Tất Tố luôn có ý thức về tính chuyên nghiệp cũng như đặc thù của hai nghề này. Từ khi bước chân vào làng báo, Ngô Tất Tố lại một lần nữa chiến thắng chính bản thân mình, lột xác để trở thành cây bút Nói mà chơi vô cùng sắc sảo, tinh tế và thâm trầm trên hàng loạt tờ báo đình đám thời ấy với nhiều bút danh như Thục Điểu, Lộc Hà, Thôn Dân, Phó Chi…

Có thể thấy, cây bút của Ngô Tất Tố thẳng và thật từ văn sang báo. Chất liệu văn chương của ông cũng đều được lấy ở đời thực, ở những điều mà ông mắt thấy, tai nghe. Còn riêng về báo, ông đặc biệt kì thị sự gian dối trên báo chí. Những bài viết châm biếm, đả kích hay đấu tranh, ông không bao giờ phiếm chỉ mà luôn rất cụ thể, chỉ trực diện vào đối tượng cần phê phán.

Cũng chính vì sự thẳng thắn đó mà cuộc đời của Ngô Tất Tố phải nhiều phen lao đao do bị người ta kiện, người ta trả thù. Nhưng những lời đe dọa đó cũng không thể bẻ cong ngòi bút của ông. Ngô Tất Tố vẫn kiêu hãnh, chỉ thẳng tay vào những nơi nhơ nhớp để vạch trần, vẫn cứ ngẩng cao đầu để đối mặt với sóng gió.

Nhưng Ngô Tất Tố không “chết” vì báo mà ông “chết” vì văn. Người ta đã dồn Ngô Tất Tố vào tận chân tường, vu cáo ông bằng hàng loạt chuyện tày trời. Và với nghĩa khí của một nhà Nho, với sự thẳng thắn không chịu cúi luồn, ông đã quyên sinh để giữ cho ngòi bút luôn thẳng.

Cuộc đời của Ngô Tất Tố kết thúc bởi một khoảng lặng đầy u uất. Nhà văn đã ra đi một cách đau đớn, khắc nghiệt. Cho đến khi mất đi rồi cũng không được cảm thông. Nghĩa trang liệt sĩ ở địa phương từ chối không cho chôn cất ông.

Ông đã tự tay kết thúc cuộc đời đầy u ám nhưng lưng luôn thẳng của mình. Có thể Ngô Tất Tố chết vì những tác phẩm văn chương nhưng những tác phẩm văn chương ấy cũng khiến ông sống mãi.

Và ông đã chọn một đời "Tắt đèn" để nhân cách luôn sáng!

Bảo Trang/NĐT

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.