Cẩn trọng với nhiều biến chứng nguy hiểm của bệnh thủy đậu Bệnh thủy đậu gây ra bởi virus Varicella Zoter. Bệnh rất dễ lây lan trong cộng đồng qua đường hô hấp, thông qua tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ nốt phỏng hoặc gián tiếp qua những vật dụng nếu dùng chung như: quần áo, cốc uống nước, chăn màn, giường chiếu...
Được biết đến là bệnh lành tính, tuy nhiên thủy đậu có thể trở nên nghiêm trọng ở trẻ sơ sinh, người lớn, phụ nữ mang thai và những người có hệ miễn dịch yếu do tiềm ẩn một số biến chứng.
Bệnh thủy đậu rất dễ lây nhiễm trong cộng đồng
Trước tiên, các nốt mụn nước thủy đậu có thể gây bội nhiễm, khiến hình thành sẹo lõm trên da gây mất thẩm mỹ. Ngoài ra, bệnh thủy đậu còn có thể gây viêm phổi với các triệu chứng ở người mắc như đau ngực, khó thở, cơ thể tím tái… Nghiêm trọng hơn, bệnh thủy đậu còn có thể dẫn đến viêm màng não, rối loạn tâm thần, viêm cầu thận, co giật, hôn mê…, nặng nề nhất là gây tử vong.
Phụ nữ mang thai (đặc biệt là trong giai đoạn 13-20 tuần) mắc thủy đậu có thể bị sảy thai hoặc để lại một số dị tật cho thai nhi (đa dị tật ở tim, dị dạng ở sọ, trẻ sơ sinh mắc chứng đầu nhỏ…). Nếu trẻ sơ sinh bị lây truyền thủy đậu từ mẹ thì diễn biến cũng rất nghiêm trọng không thể xem thường.
Đặc biệt, ngay cả khi đã hết bệnh thủy đậu, virus vẫn còn nằm ngủ đông ở các hạch thần kinh bên trong cơ thể, chờ đến khi bị mắc một số bệnh hoặc hệ miễn dịch suy yếu, virus này sẽ hoạt động trở lại gây bệnh zona, khiến người bệnh bị đau dây thần kinh sau zona.
Người bệnh thủy đậu kiêng gì để mau lành bệnh?
Để thủy đậu mau khỏi và tránh lây nhiễm ra cộng đồng, người bệnh cần thực hiện một số điều dưới đây:
Không gãi mạnh hay chạm vào nốt thủy đậu
Bệnh thuỷ đậu gây ngứa ngáy nên đa phần người bệnh đều có xu hướng muốn cào gãi vào các nốt mụn nước cho đỡ ngứa. Tuy nhiên, nếu người bệnh gãi mạnh sẽ làm vỡ các nốt mụn nước, khiến dịch tiết lây lan sang các vùng da lành. Hoặc nếu người bệnh không xử lý tốt, các vết mụn nước bị vỡ sẽ có thể bị nhiễm trùng gây ra các tổn thương nghiêm trọng hơn và dễ để lại sẹo thâm lõm. Bởi vậy người bệnh nên hạn chế chà xát, cào gãi, nặn các nốt mụn nước thủy đậu, thay vào đó nên mặc đồ rộng rãi, chất liệu mềm mại thấm hút mồ hôi để hạn chế các ma sát vào các nốt mụn nước.
Kiêng đến những nơi công cộng
Việc kiêng đến những nơi công cộng sẽ giúp hạn chế lây lan thủy đậu cho những người xung quanh bởi đây là bệnh có khả năng lây truyền cao. Kiêng đến nơi đông người vừa giúp bảo vệ bản thân, vừa tránh bệnh bùng phát thành dịch.
Người mắc thủy đậu nên hạn chế ra ngoài để phòng ngừa lây nhiễm
Không dùng chung những đồ cá nhân
Quần áo, khăn mặt, chăn màn, hay những đồ cá nhân khác của người bệnh cần được vệ sinh sạch sẽ, giặt riêng với các thành viên khác trong gia đình, phơi nắng kỹ trước khi sử dụng để tránh lây bệnh cho người thân.
Không cần kiêng gió, kiêng nước
Bị thuỷ đậu có cần kiêng nước, kiêng gió không là thắc mắc của rất nhiều người. Tuy nhiên theo y học hiện đại, việc kiêng nước, kiêng gió khi mắc bệnh thuỷ đậu chỉ làm người bệnh khó chịu và khiến tình trạng viêm nhiễm nốt thủy đậu nặng hơn.
Bệnh thủy đậu thường xuất hiện vào mùa ẩm ướt hoặc nắng nóng, khi cơ thể khó chịu, ngứa ngáy, tiết ra nhiều mồ hôi, chính vì vậy nếu không được vệ sinh sạch sẽ thì sẽ gây cảm giác bết dính khó chịu, càng kích thích cơ thể gãi ngứa, dẫn đến nốt mụn trên da bị trầy xước hoặc vỡ; làm tăng nguy cơ lây nhiễm sang vùng da lành, gây sẹo và dễ để lại biến chứng.
Hơn nữa, việc không được tắm gội sạch sẽ càng khiến những nốt mụn nước thủy đậu có nguy cơ bị nhiễm trùng, bệnh lại càng lâu khỏi.
Người bị thủy đậu chỉ cần kiêng không ra ngoài cho đến khi bệnh khỏi hoàn toàn để hạn chế bệnh lây nhiễm. Còn đối với gió quạt, vào mùa hè nóng nực thì bạn có thể bật phe phẩy để tạo không khí trong lành, thoáng mát và dễ chịu.
Người bị thủy đậu có thể bật quạt nhẹ nhàng
Sử dụng gel Subạc giúp làm sạch da, kháng khuẩn, ngăn ngừa sẹo thủy đậu
Để ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm của thủy đậu và giúp bệnh mau lành, ngoài kiêng khem theo những lời khuyên ở trên, người bệnh cũng cần điều trị hợp lý. Hiện nay, các nhà khoa học đã nghiên cứu và cho ra đời sản phẩm gel bôi Subạc với thành phần gồm nano bạc kết hợp dịch chiết neem, chitosan giúp cải thiện nhanh chóng bệnh thủy đậu.
Subạc là giải pháp hiệu quả giúp làm sạch da, kháng khuẩn, chăm sóc và bảo vệ da, làm dịu da khi thủy đậu, bỏng, bị rôm sảy, mụn nhọt, zona, herpes, viêm da, bị sưng tấy do côn trùng đốt/ muỗi đốt; góp phần kích thích tái tạo tế bào da mới và ngăn ngừa sẹo.
Gel Subạc giúp kháng khuẩn, làm dịu da, chăm sóc và bảo vệ da
Bên cạnh đó, người bệnh có thể kết hợp uống cốm thảo dược Subạc có thành phần từ cao lá neem, cao bạch chỉ, cao nhọ nồi, cao lá xoài, cao tạo giác thích… hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ giảm các triệu chứng và nguy cơ mắc các biểu hiện do virus.
Bài viết trên đã giúp bạn hiểu hơn về những vấn đề người bệnh thủy đậu cần kiêng khem. Để cải thiện tốt triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng thủy đậu hiệu quả, người bệnh cần duy trì một lối sống lành mạnh kết hợp dùng bộ đôi sản phẩm Subạc “Hết sởi, thủy đậu, zona - Sạch tay chân miệng, làn da mịn màng” mỗi ngày!
* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
*Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.
Anh Thư