Người dân bị cấm khai thác cây tạp - Kỳ 2: Văn bản

Người dân bị cấm khai thác cây tạp - Kỳ 2: Văn bản "bất khả xâm phạm"

Thứ 3, 08/06/2021 | 14:30
0
Hạt Trưởng Hạt Kiểm lâm Kong Chro cho biết, đây là văn bản cá biệt của địa phương, không thể tham gia ý kiến được.

Tiếng nói công dân - Người dân bị cấm khai thác cây tạp - Kỳ 2: Văn bản 'bất khả xâm phạm'

“Lệnh cấm” cá biệt về dây máu chó.

“Lệnh cấm” được thể hiện trong Văn bản số 644/UBND – NL do ông Huỳnh Ngọc Ẩn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kong Chro ký, có nội dung: “Ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi khai thác, vận chuyển Kê huyết đằng (dây máu chó)”.

Trong khi đó, Hạt Trưởng Hạt Kiểm lâm Kong Chro cho biết, đây là văn bản cá biệt của địa phương, không thể tham gia ý kiến được.

Bắt giữ

Kê huyết đằng, theo trang Wiki dược liệu, có tên khoa học là Millettia Reticulata L, còn gọi là hồng đằng, huyết rồng, khan dạ lùa…

Trong khi đó, thông tin với nhóm PV Người Đưa Tin Pháp luật, ông Ngô Hữu Luật, Chánh Văn phòng UBND huyện Kong Chro cho biết: “Kê huyết đằng là loại dây leo, thân gỗ, chiều cao có thể lên tới 10m, vỏ ngoài hơi nâu. Lá mọc so le, kép, gồm 3 lá chét, cuống lá dài 4,5cm đến 10cm…”.

Tiếng nói công dân - Người dân bị cấm khai thác cây tạp - Kỳ 2: Văn bản 'bất khả xâm phạm' (Hình 2).

“Lệnh cấm” được thể hiện trong Văn bản số 644/UBND – NL do ông Huỳnh Ngọc Ẩn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kong Chro ký. Dù vậy, khi bất cứ phương tiện nào chở cây kê huyết đằng rời khỏi làng, xã đều bị bắt giữ.

Theo thông tin mà nhóm PV có được, đây là loài cây đang được thu mua để làm dược liệu. Vì thế, người dân cho rằng, nếu có người mua, sẽ có thêm được khoản thu nhập nhất định để trang trải trong cuộc sống hàng ngày. Dù vậy, việc này đang bị ngăn cấm.

Mặc dù nội dung Văn bản là "ngăn chặn, xử lý khai thác, vận chuyển kê huyết đằng trái pháp luật" nhưng phương tiện nào vận chuyển cây kê huyết đằng rời khỏi làng, xã đều bị bắt giữ. Điển hình như trường hợp ông Nguyễn Tấn Phương (thường trú xã Đắk Hlơ, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) mà nhóm PV sẽ đề cập dưới đây.

Về “lệnh cấm” này, chính quyền địa phương và các bên liên quan nói gì?.

Tiếng nói công dân - Người dân bị cấm khai thác cây tạp - Kỳ 2: Văn bản 'bất khả xâm phạm' (Hình 3).

Cận cảnh cây kê huyết đằng.

Làm việc với chúng tôi, ông Phạm Huy Vân, Chủ tịch UBND xã Đắk Kơ Ning, huyện Kông Chro cho biết: “Mới đây, lực lượng chức năng của huyện với hợp với UBND xã đã bắt giữ một số lượng cây kê huyết đằng và đưa về tập kết tại xã.

Tuy nhiên, đến nay chưa xác định được ai là chủ và khai thác trên đất rừng sản xuất hay rừng phòng hộ hay của trên đất nông nghiệp, đất nương rẫy của người dân. Đồng thời, đến nay chưa thấy ai đến nhận, do đó, số cây này đang nằm ở trụ sở UBND xã và chưa có hướng xử lý”.

Ông Vân cho biết thêm: “Trường hợp người dân khai thác cây kê huyết đằng nằm trên đất nông nghiệp, đất nương rẫy của người dân thì hoàn toàn hợp pháp và UBND xã sẽ xác minh cho bà con về nguồn gốc để mua bán, vận chuyển… Điều này là bình thường”.

Tiếng nói công dân - Người dân bị cấm khai thác cây tạp - Kỳ 2: Văn bản 'bất khả xâm phạm' (Hình 4).

UBND xã Đắk Kơ Ning đã bắt giữ một số lượng cây kê huyết đằng và đưa về tập kết tại xã.

Trái ngược với thông tin trên, chia sẻ với nhóm PV, ông Nguyễn Tấn Phương (thường trú xã Đắk Hlơ, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) cung cấp thông tin, sau khi khai thác số cây kê huyết đằng trên đất nông nghiệp, đất nương rẫy…, người dân đến UBND xã Đắk Kơ Ning đề nghị được xác minh nguồn gốc (để bán cho người khác, trong đó có ông Phương) nhưng không được chấp nhận.

Chúng tôi phản ánh điều này với ông Vân, vị Chủ tịch UBND xã Đắk Kơ Ning cho hay: “Chưa nghe trường hợp nào như trên”.

Văn bản cá biệt của địa phương

Ông Vân thông tin: “Hiện nay trên địa bàn xã có có gần 3.100 khẩu, trong đó, có trên 80% là người đồng bào dân tộc thiểu số, chủ yếu là người Bahnar. Mức thu nhập bình quân theo đầu người trên địa bàn xã đạt khoảng 27 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo xấp xỉ gần 10% (theo tiêu chí cũ)”.

Tiếng nói công dân - Người dân bị cấm khai thác cây tạp - Kỳ 2: Văn bản 'bất khả xâm phạm' (Hình 5).

Hiện nay trên địa bàn xã Đắk Kơ Ning có có gần 3.100 khẩu, trong đó, có trên 80% là người đồng bào dân tộc thiểu số, chủ yếu là người Bahnar.

Cũng theo ông Vân cung cấp thông tin, trên địa bàn xã còn khoảng 5.200 hecta đất rừng, chủ yếu là rừng sản xuất, còn một ít là rừng phòng hộ. Tất cả đều do xã quản lý.

Hiện, xã đang vận động, tuyên truyền để người dân hạn chế mức thấp nhất việc phá rừng làm nương rẫy. Đồng thời, tiến hành giao khoán rừng cho người dân… nhưng đang gặp rất nhiều khó khăn, vì người dân không nhận đất rừng.

Về công tác quản lý nhà nước đối với các loại thực vật ngoài gỗ, ông Vân cho biết: “Tới đây, chúng tôi sẽ tham mưu, kiến nghị với UBND huyện để lập phương án khai thác lâm sản phụ (thực vật ngoài gỗ), như kê huyết đằng, tre, nứa, cỏ tranh… để có phương án khai thác hợp lý theo quy định của pháp luật.

Tiếng nói công dân - Người dân bị cấm khai thác cây tạp - Kỳ 2: Văn bản 'bất khả xâm phạm' (Hình 6).

Người dân cho biết, do cây này quấn quanh cây lâu năm, khiến cây kém phát triển cần chặt bỏ và cũng để kiếm thêm thu nhập.

Trong khi đó, trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Tấn Phương, thường trú xã Đắk Hlơ, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai cho biết: “Vào ngày 25/3/2021, tôi có thu mua dây cỏ máu (kê huyết đằng) tại xã Đắk Cờ Ning của người dân địa phương (khai thác trên nông nghiệp, đất nương rẫy).

Người dân cho biết, do cây này quấn quanh cây lâu năm, khiến cây kém phát triển nên muốn chặt bỏ và cũng để kiếm thêm thu nhập”.

Dù vậy, “trong khi vận chuyển dây cỏ máu từ xã Đắk Kơ Ning về nhà, đi qua địa phận chốt liên ngành Pa Kơ, do UBND huyện Kông Chro thành lập (gồm thành viên của BCH Quân sự huyện, Hạt Kiểm lâm huyện, lực lượng CSGT - Công an huyện) thì bị bắt giữ.

Họ bắt giữ xe ôtô tải (BKS: 81C-103.23) của tôi mà không báo lỗi vi phạm, không lập biên bản hay đưa ra bất cứ thủ tục pháp lý nào cả.

Sau đó, họ đưa xe của tôi về Hạt Kiểm lâm huyện Kông Chro tạm giữ nhưng cũng không lập biên bản và cũng không có cơ quan chức năng nào gọi tôi lên làm việc, để giải quyết”, ông Phương cho biết thêm.

Tiếng nói công dân - Người dân bị cấm khai thác cây tạp - Kỳ 2: Văn bản 'bất khả xâm phạm' (Hình 7).

CXe ôtô tải (BKS: 81C-103.23) bị  tạm giữ nhưng không báo lỗi vi phạm, không lập biên bản hay đưa ra bất cứ thủ tục pháp lý nào cả.

“Với hành vi trên, tôi cho rằng, đây không phải là những cán bộ làm việc cho dân, bảo vệ, tạo điều kiện cho người dân mà ngược lại, giống như cách trấn lột tài sản của người dân lương thiện.

Điều này, gây hậu quả nghiêm trọng đến đến tài sản của tôi cũng như làm suy giảm nghiêm trọng đến lòng tin của người dân vào đường lối, uy tín của Đảng và Nhà nước”, ông Phương cho hay.

Trong khi đó, nói về lệnh cấm thể hiện trong Văn bản số 644/UBND – NL do ông Huỳnh Ngọc Ẩn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kong Chro ký, với nội dung “ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi khai thác, vận chuyển Kê huyết đằng (dây máu chó)”, ông Trần Hùng Anh, Hạt Trưởng Hạt Kiểm lâm Kong Chro cho biết đây là văn bản cá biệt của địa phương, do đó, không thể tham gia ý kiến được.

Báo cáo của UBND huyện Kong Chro cung cấp cho nhóm PV cho thấy, xã Đắk Kơ Ning có diện tích tự nhiên là gần 13,5 nghìn hecta. Tổng diện tích gieo trồng trên địa bàn là gần 2.500 hecta, trong đó, cây lương thực gần 390 hecta, cây tinh bột (mì) gần 1.000 hecta, cây thực phẩm đậu các loại gần 300 hecta, rau các loại gần 360 hecta, cây nông nghiệp ngắn ngày (mía chủ yếu) gần 300 hecta, cây trồng khác trên 120 hecta.

Tùng Long – Việt Hùng

 (Còn nữa)

Người dân bị cấm khai thác cây tạp - Kỳ 1: Lệnh cấm của chính quyền

Thứ 2, 07/06/2021 | 08:00
Người dân đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc khai thác cây tạp (thực vật ngoài gỗ), thậm chí trên đất nông nghiệp họ sở hữu. Tất cả vì “lệnh cấm”...

Gia Lai: Truy tố nhân viên bảo vệ rừng vì để mất hơn 103m3 gỗ rừng

Thứ 2, 26/04/2021 | 19:38
Làm chưa tròn chức trách, nhiệm vụ, quản lý yếu kém, để “lâm tặc” cưa hạ hơn 103m3 gỗ, một nhân viên bảo vệ rừng đã bị truy tố.

Gia Lai: Phát hiện nhiều bãi tập kết gỗ trên lòng hồ thủy điện Sê San 4

Thứ 7, 24/04/2021 | 10:16
Lực lượng chức năng huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai đang có mặt tại hiện trường tiến hành thu gom, kiểm đếm số lượng lớn gỗ tròn, gỗ hộp tập kết trên lòng hồ.

Phải đến một lần trong đời: Trekking thác K50 Gia Lai

Thứ 4, 21/04/2021 | 11:23
Nằm trong khu bảo tồn rừng Kon Chư Răng rộng gần 15,5 nghìn ha thuộc huyện K'bang (Gia Lai), thác K50 đổ xuống từ độ cao 54m tạo nên vẻ đẹp như chốn Bồng Lai.
Cùng tác giả

Quận 3, Tp.HCM: Ngang nhiên thu phí giữ xe ô tô

Thứ 4, 22/11/2023 | 09:00
Nhân viên mặc đồ bảo vệ ngang nhiên thu phí giữ xe, với mức 50.000 đồng/xe ô tô. Trên phiếu giữ xe ghi tên Công ty TNHH Thương mại – Dịch vụ Thiên Phúc.

Dự án BOT xây dựng bãi xe ngầm nghìn tỷ của Tp.HCM bị “khai tử” - Bài 4: Gần 20 năm, Tp.HCM vẫn chưa có bãi xe ngầm

Thứ 4, 23/11/2022 | 14:00
Bài toán bãi đậu xe trên địa bàn Tp.HCM đang rất khó giải. Dù vậy, gần 20 năm qua, quy hoạch 4 bãi đậu xe ngầm của Tp.HCM đang bế tắc.

Dự án BOT xây dựng bãi xe ngầm nghìn tỷ của Tp.HCM bị “khai tử” - Bài 3: Năng lực của IUS thế nào?

Thứ 3, 22/11/2022 | 08:00
UBND Tp.HCM chấm dứt hợp đồng BOT đã ký là do IUS không đảm bảo năng lực tiếp tục triển khai dự án và vi phạm hợp đồng. Vậy, thực hư về IUS như thế nào?.

Nhà đất công cho thuê ở quận 5: “Em đi khai thác làm gì, thôi mệt”

Thứ 2, 21/11/2022 | 11:00
Trung tâm Văn hoá quận 5, Tp.HCM đang “chia 5 sẻ 7” đất công cho thuê hoặc bỏ hoang. Tuy nhiên, khi liên hệ, PV Người Đưa Tin nhận được câu trả lời… bất ngờ.

Dự án BOT xây dựng bãi xe ngầm nghìn tỷ của Tp.HCM bị “khai tử” - Bài 2: Vì sao dự án bị “khai tử”?

Chủ nhật, 20/11/2022 | 09:00
Bãi đậu xe ngầm Công viên Lê Văn Tám (Dự án BOT) sau nhiều năm được phê duyệt và “khoan cọc nhồi” lại vướng hàng loạt vấn đề… dẫn tới bị “khai tử”.
Cùng chuyên mục

An Giang: Cựu Trưởng phòng CSGT can thiệp cấp sai hơn 5.000 biển số đẹp như thế nào?

Thứ 2, 28/08/2023 | 15:11
Vì lợi ích cá nhân, nhóm của cựu trưởng phòng CSGT Công an tỉnh An Giang đã cấp hơn 5.000 biển số xe, thu lợi bất chính.

Điều tra nghi vấn cá thể Vích ở Côn Đảo bị kẻ xấu giết hại, lấy trứng

Thứ 5, 24/08/2023 | 22:46
Một cá thể Vích ở huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu được phát hiện chết trôi dạt vào bờ biển, nghi bị giết hại mổ bụng lấy trứng.

Thông tin mới nhất vụ nam sinh tử vong trong bể bơi trường học

Thứ 4, 23/08/2023 | 19:27
Liên quan đến vụ việc nam sinh lớp 9 tử vong trong bể bơi trường học, một giáo viên đã bị tạm giữ hình sự.

“Vỡ mộng” giàu nhanh vì đi vay tiền đầu tư bất động sản

Thứ 7, 01/04/2023 | 13:35
Trong giai đoạn thị trường bất động sản sốt sình sịch, không ít nhà đầu tư thiếu kinh nghiệm đã nhảy vào cuộc bằng việc đi vay tiền để đầu tư. Tuy nhiên, không nắm bắt được xu hướng của thị trường nên đến nãy đã “vỡ mộng” và phải ôm một đống nợ.

Bình Thuận: Điều tra vụ giao 13 lô đất không đúng quy định tại đường Lê Duẩn

Thứ 2, 06/03/2023 | 15:44
Cơ quan điều tra đã xác định nhiều trường hợp được giao đất trái pháp luật ở mặt tiền tại những vị trí đắc địa trị giá tiền tỷ.
     
Nổi bật trong ngày

Công an Tp.Vũng Tàu thu giữ hơn 20kg nghi ma túy cocaine

Thứ 6, 29/03/2024 | 12:28
Phát hiện bao tải nghi chứa ma túy, Tuấn không giao nộp cho cơ quan chức năng mà cất giấu, tàng trữ với mục đích bán kiếm lời cho các “con nghiện”.

Lên mạng xã hội tìm "của lạ", người đàn ông bị lừa 600 triệu đồng

Thứ 5, 28/03/2024 | 20:20
Lên mạng tìm "của lạ" trong lúc đi công tác, người đàn ông ở tỉnh Gia Lai đã bị các đối tượng lừa đảo chiếm đoạt số tiền 600 triệu đồng.

Tạm giữ 26 đối tượng mang hung khí đuổi đánh nhau trong đêm ở Hà Nội

Thứ 5, 28/03/2024 | 16:19
Ngày 27/3, Công an quận Hà Đông, Hà Nội đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự Gây rối trật tự công cộng, tạm giữ hình sự đối với 26 đối tượng có độ tuổi từ 16-20.

Giám đốc “bùng tiền” vay nợ lĩnh 20 năm tù sau 16 năm trốn chạy

Thứ 5, 28/03/2024 | 15:26
Chiều 27/3 ,TAND TP.Hà Nội xét xử sơ thẩm và tuyên phạt bị cáo Nguyễn Xuân Quyền (SN 1954, Tây Hồ, Hà Nội) 20 năm tù về tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Bắt giam đối tượng đăng 21 video xâm phạm lợi ích Nhà nước

Thứ 6, 29/03/2024 | 20:29
Lê Phú Tuân đã sử dụng tài khoản Facebook để phát trực tiếp nhiều lần, đăng tải 21 video có nội dung xâm phạm lợi ích Nhà nước và một số cơ quan ở huyện Chiêm Hóa.