Người Mỹ đang phải hứng chịu hậu quả của sự gián đoạn chuỗi cung ứng

Người Mỹ đang phải hứng chịu hậu quả của sự gián đoạn chuỗi cung ứng

Chủ nhật, 12/09/2021 | 07:55
0
Nước Mỹ đang phải đương đầu cùng lúc với cả thiên tai và dịch bệnh. Tình hình càng tồi tệ hơn khi vấn đề gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu vẫn đang diễn ra.

Hè năm này là một mùa hè khắc nghiệt đối với nước Mỹ. Người dân Mỹ đang phải đương đầu cùng lúc với cả thiên tai và dịch bệnh. Cháy rừng, lũ lụt và tình trạng mất điện xảy ra trong khi họ đang phải chống chọi với các tác động của đại dịch Covid-19.

Trong bối cảnh này, có một điều làm cho tình hình trở lên phức tạp hơn: Đó là sự thiếu hụt mọi thứ, từ gỗ, thép đến hàng tiêu dùng. Gián đoạn chuỗi cung ứng này là kết quả đáng tiếc của việc Mỹ phụ thuộc quá nhiều vào mạng lưới nhập khẩu toàn cầu tinh vi.

Phụ thuộc quá nhiều vào nhập khẩu

Để khắc phục điều này và bắt đầu xây dựng lại cơ sở sản xuất của quốc gia, Quốc hội và Chính quyền Tổng thống Biden phải sửa chữa hồ sơ thương mại còn nhiều thiếu sót của Mỹ. Và bước quan trọng để đạt được điều này sẽ là cố định đồng USD đang được định giá quá cao của Mỹ.

Trong suốt thời gian qua, tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng trầm trọng đã liên tục được phản ánh trên các mặt báo.

Ví dụ, tình trạng thiếu hụt nguồn cung chip toàn cầu đã buộc “ông lớn” Toyota phải cắt giảm sản lượng 40% và đóng cửa 14 nhà máy trên khắp nước Nhật. Trong khi đó, General Motors và Ford đang phải lưu những chiếc xe chưa hoàn thiện trong bãi đậu xe của các sân bay và trường đua trong khi chờ bổ sung các chi tiết và linh kiện còn thiếu.

Tiêu điểm thế giới - Người Mỹ đang phải hứng chịu hậu quả của sự gián đoạn chuỗi cung ứng

Cảng Long Beach là cảng container bận rộn thứ hai ở Mỹ, và đứng thứ 21 trên thế giới. Ảnh: Container News

Ban đầu, các nhà kinh tế tin rằng những vấn đề này sẽ nhanh chóng qua đi.

Nhưng giờ đây các chuyên gia cảnh báo rằng, người tiêu dùng có thể phải chấp nhận những sự chậm trễ như một điều "bình thường mới".

Tuy nhiên, điều này không có gì đáng ngạc nhiên. Việc dựa dẫm quá nhiều vào nhập khẩu đã khiến Mỹ phụ thuộc vào các chuỗi cung ứng quá dài và dễ bị tổn thương. Và kết quả là cả sự thâm nhập của hàng nhập khẩu và thâm hụt thương mại sản xuất của Mỹ đều tiếp tục tăng.

Trên thực tế, tỷ trọng nhập khẩu trong lĩnh vực sản xuất chế tạo của Mỹ đã tăng gần gấp đôi kể từ năm 1997, và thâm hụt thương mại của Mỹ đối với hàng hóa sản xuất có thể đạt mức cao nhất mọi thời đại vào năm 2021, vượt quá 1.000 tỷ USD.

Gốc rễ của vấn đề

Việc phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu thể hiện mối đe dọa ngày càng tăng đối với an ninh kinh tế và đối ngoại của Mỹ.

Có rất nhiều ví dụ minh chứng cho điều này.

Theo báo chí Mỹ, gần 3/4 trong số 40 biệt dược phổ biến nhất ở Mỹ là hàng nhập khẩu. Và phần nhiều trong số gần 1.000 nhà máy dược phẩm ở nước ngoài cung cấp cho người tiêu dùng Mỹ chưa bao giờ được đăng ký hoặc kiểm tra bởi Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA). Điều này khiến sự an toàn và bảo mật của dịch vụ chăm sóc y tế ở Mỹ gặp rủi ro.

Tương tự như vậy, một nghiên cứu của Lầu Năm Góc năm 2018 kết luận rằng quân đội Mỹ quá phụ thuộc vào một loạt các mặt hàng nhập khẩu, bao gồm các mạch tích hợp được sử dụng trong vệ tinh, tên lửa hành trình, máy bay không người lái và điện thoại di động.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng phụ thuộc này.

Trong hơn 3 thập kỷ qua, các thỏa thuận thương mại tự do, thường được soạn thảo theo yêu cầu của (và với đầu vào trực tiếp từ) các công ty đa quốc gia tại Mỹ, đã khuyến khích các công ty Mỹ chuyển hoạt động sản xuất ra nước ngoài.

Tiêu điểm thế giới - Người Mỹ đang phải hứng chịu hậu quả của sự gián đoạn chuỗi cung ứng (Hình 2).

Kế hoạch “Build Back Better” của Tổng thống Mỹ được cho là một nỗ lực táo bạo về đầu tư vào cơ sở hạ tầng và lực lượng lao động quốc gia. Ảnh: SCMP

Điều này càng trở nên trầm trọng hơn do các chính sách đồng USD mạnh được cả các Bộ trưởng Ngân khố là thành viên Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa - bao gồm Robert Rubin, Larry Summers và Henry Paulson - ủng hộ.

Tất cả những vị quan chức này đều đến từ (và trở lại) Phố Wall. Điều đó rất quan trọng do Phố Wall và các công ty đa quốc gia yêu thích đồng USD mạnh, vì nó làm cho hàng nhập khẩu rẻ hơn. Đồng thời, nó cũng khiến lao động trong nước phải cạnh tranh với lao động giá rẻ ở nước ngoài.

Kết quả là, tiền lương cho lao động trong ngành sản xuất của Mỹ đã bị ảnh hưởng.

Trong khi đó, thị trường chứng khoán và các ngân hàng ở Phố Wall đã kiếm đậm từ kết quả trực tiếp của toàn cầu hóa và sự phụ thuộc của Mỹ vào nhập khẩu ngày càng tăng.

Giải pháp nào cho nước Mỹ?

Việc xây dựng lại chuỗi cung ứng trong nước sẽ là điều cần thiết cho sự thành công của các khoản đầu tư thuộc kế hoạch “Build Back Better” (tạm dịch: xây dựng trở lại tốt hơn) của Chính quyền Tổng thống Biden vào cả cơ sở vật chất và con người. Tuy nhiên, nhiều ngành công nghiệp chủ chốt trong nước hiện đang ở thế “ngàn cân treo sợi tóc”.

Năm ngoái, Bộ Thương mại đã mở một cuộc điều tra an ninh quốc gia về khả năng thiếu hụt các thành phần chính của máy biến áp điện được làm bằng thép silic kỹ thuật điện có định hướng.

Hiện chỉ có một hãng sản xuất loại thép chuyên dụng này của Mỹ là AK Steel, một công ty con của Cleveland-Cliffs. Các nhà máy của Cleveland ở Ohio và Pennsylvania hiện đang bị đe dọa bởi hàng nhập khẩu.

Đảm bảo nguồn cung những vật liệu quan trọng như vậy sẽ là điều cần thiết để xây dựng lại cơ sở hạ tầng của nước Mỹ và đảm bảo rằng những khoản đầu tư này tạo ra công ăn việc làm hiệu quả ở trong nước chứ không phải ở nước ngoài.

Quốc hội và Tổng thống Biden hiện đang xem xét các khoản đầu tư hàng trăm tỷ USD cho sản xuất, nghiên cứu, đào tạo lực lượng lao động và các chương trình liên quan.

Nhưng những kế hoạch này chỉ hiệu quả nếu Washington thực hiện các bước để cải thiện khả năng cạnh tranh của ngành sản xuất trong nước - và tạo ra nhu cầu đối với các sản phẩm do ngành sản xuất của Mỹ làm ra.

Tiêu điểm thế giới - Người Mỹ đang phải hứng chịu hậu quả của sự gián đoạn chuỗi cung ứng (Hình 3).

Việc đồng USD đang được định giá quá cao là động cơ tiếp tục thúc đẩy nhập khẩu. Ảnh: Market Watch

Nhưng trên thực tế, ngay cả sau khi Mỹ bắt đầu phục hưng nền sản xuất tiềm năng, vẫn sẽ có sự phụ thuộc ngắn hạn vào các chuỗi nhập khẩu tương tự hiện đang thiếu nguồn cung.

Nhận thức được tình hình nghiêm trọng như thế nào, cách thực tế nhất để kích cầu đối với hàng hóa do Mỹ sản xuất là làm cho giá của chúng cạnh tranh hơn. Và điều đó chỉ có thể được thực hiện một cách có ý nghĩa bằng cách quy đổi đồng USD và giảm giá trị của nó khoảng 25% so với đồng tiền của Trung Quốc, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc và các quốc gia công nghiệp khác hiện đang hưởng thặng dư thương mại cơ cấu.

Đồng USD được định giá quá cao là động cơ tiếp tục thúc đẩy nhập khẩu.

Kể từ tháng 7/2014, đồng USD đã tăng gần 21%, nhờ vào một lượng lớn vốn tư nhân nước ngoài liên tục tràn vào thị trường tài chính của Mỹ và làm giàu cho Phố Wall cùng các ngân hàng ở đó.

Đồng USD tăng giá làm cho hàng hóa xuất khẩu của Mỹ ngày càng đắt hơn trong khi giá niêm yết của hàng nhập khẩu lại rẻ đi.

Một số thành viên trong Quốc hội đã nắm bắt được mức độ nghiêm trọng của vấn đề. Luật lưỡng đảng của Thượng viện được ban hành năm 2020 sẽ giải quyết việc định giá quá cao của đồng USD bằng cách đánh thuế các hoạt động mua tài sản tài chính của nước ngoài tại Mỹ.

Nhưng hành động khắc phục này có thể đạt được nhanh chóng hơn thông qua hoạt động điều hành của Chính quyền Tổng thống Biden.

Trong khi gián đoạn nguồn cung và bong bóng giá phát sinh từ cuộc khủng hoảng Covid có thể sẽ mờ dần trong 1-2 năm tới, nhưng mối đe dọa bao trùm do sự phụ thuộc vào nhập khẩu quá mức sẽ ngày càng gia tăng.

Chỉ đến khi Washington không còn phải đối đầu với đồng USD được định giá quá cao, nước Mỹ mới thoát khỏi sự phụ thuộc quá mức vào nhập khẩu. Điều chỉnh lại đồng USD là công cụ hiệu quả nhất hiện có để tái cân bằng thương mại, xây dựng lại ngành sản xuất của nước Mỹ và khắc phục tình trạng thiếu hụt chuỗi cung ứng do hoạt động toàn cầu hóa quá mức của Mỹ gây ra.

Minh Đức (Theo The Hill)

Bức tranh kinh tế toàn cầu trong bối cảnh biến thể Delta hoành hành

Thứ 5, 09/09/2021 | 07:55
Đại dịch đã làm gián đoạn hoạt động sản xuất, kinh doanh trên khắp thế giới, dẫn đến một đợt suy thoái mới ở các thị trường mới nổi.

Thâm hụt thương mại Mỹ giảm trong tháng 7

Thứ 7, 04/09/2021 | 09:13
Bộ Thương mại Hoa Kỳ cho biết hôm 2/9 rằng thâm hụt thương mại của nước này đã giảm 4,3% trong tháng Bảy, AP đưa tin.

Lối thoát cho cuộc khủng hoảng thiếu container vận chuyển toàn cầu

Thứ 4, 01/09/2021 | 07:55
Tình trạng thiếu container vận chuyển đang gây khó khăn cho ngành vận tải biển, làm đổ vỡ chuỗi cung ứng, gián đoạn thương mại toàn cầu.
Cùng tác giả

Góc nhìn Người Đưa Tin: 10 sự kiện nổi bật thế giới năm 2023

Thứ 2, 25/12/2023 | 07:15
Xung đột Nga-Ukraine, xung đột Israel-Hamas, cạnh tranh Mỹ-Trung, bất ổn ở châu Phi... là những sự kiện “tốn nhiều giấy mực” nhất của truyền thông trong năm qua.

Lãi suất cao ở Mỹ gây bất ổn tài chính tại Đông Á mới nổi

Thứ 2, 27/11/2023 | 10:11
Lập trường thắt chặt tiền tệ của Fed đã khiến thị trường chứng khoán ở khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc và Hàn Quốc, đi xuống.

3 hướng đi mới để phát triển con người khu vực Châu Á-Thái Bình Dương

Thứ 3, 07/11/2023 | 21:08
Theo UNDP, khu vực Châu Á-Thái Bình Dương đang đối mặt với 3 nhóm nguy cơ tồn tại đồng thời, bao gồm các mối đe dọa liên quan đến sự sinh tồn của con người.

Sức hút đầu tư của Pháp – Bài học cho Việt Nam

Chủ nhật, 15/10/2023 | 15:00
Chìa khóa để Pháp đạt được những “dấu son” trên hành trình tái công nghiệp hóa và thu hút đầu tư là cải cách. Đây cũng là bài học giá trị mà Việt Nam có thể học hỏi.

Cải cách giúp ADB biến “hàng tỷ” USD thành “hàng nghìn tỷ”

Thứ 6, 29/09/2023 | 09:31
Để đạt được điều này, huy động nguồn vốn tư nhân sẽ đóng vai trò then chốt.
Cùng chuyên mục

Hàng nghìn người thiệt mạng vì mưa lũ, Pakistan cầu cứu thế giới

Chủ nhật, 28/08/2022 | 17:28
Lũ quét do mưa gió mùa lớn gây ra trên phần lớn Pakistan đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng, khoảng 1500 người bị thương và phải di dời.

Tình báo Anh: Nga sắp “mất nhuệ khí”, Ukraine sẽ "lật ngược tình thế"?

Thứ 6, 22/07/2022 | 19:00
Lãnh đạo Tình báo Anh nhận định, Nga sẽ ngày càng gặp khó khăn trong việc bổ sung nhân lực vài tuần tới và điều đó sẽ tạo cơ hội cho người Ukraine phản công.

Mục tiêu của Nga không dừng lại ở miền Đông Ukraine?

Thứ 5, 21/07/2022 | 15:47
Giới chức Nga tuyên bố, các mục tiêu quân sự của Nga ở Ukraine hiện đã vượt ra ngoài khu vực Donbass ở miền Đông và xác nhận các cuộc đàm phán đã đóng băng.

Ukraine tuyên bố quyết tâm “phải thắng Nga trước mùa Đông”

Thứ 4, 20/07/2022 | 16:00
Giới chức Ukraine mới đây tuyên bố, nước này phải thắng Nga trước mùa Đông để ngăn Moscow giành được lợi thế lâu dài.

Nga - Ukraine “đấu khẩu” căng thẳng, hòa đàm liệu có “chết yểu”?

Thứ 3, 19/07/2022 | 19:00
Giới chức Nga-Ukraine liên tục cáo buộc lẫn nhau gây cản trở cho cuộc đàm phán hòa bình nhằm tìm kiếm giải pháp chấm dứt xung đột, trong bối cảnh chiến sự vẫn chưa c
     
Nổi bật trong ngày

"Cá mập ma" với hình dáng kỳ dị được phát hiện ở Thái Lan

Thứ 4, 27/03/2024 | 05:57
Một loài cá mập với cái đầu đồ sộ, đôi mắt to và những chiếc vây giống như có lông vừa được phát hiện ở biển Andaman, ngoài khơi Thái Lan.

Câu chuyện “giảm thiểu rủi ro” của Đức và EU đối với Trung Quốc

Thứ 4, 27/03/2024 | 13:52
Sự phụ thuộc quá mức vào Trung Quốc chủ yếu là vấn đề của Đức, không phải vấn đề của châu Âu.

Khoảnh khắc tên lửa dẫn đường Nga tấn công, hệ thống P-18 của Ukraine nổ tung, bốc cháy dữ dội

Thứ 5, 28/03/2024 | 13:55
Hai video vừa được công khai cho thấy, tên lửa Nga tấn công chính xác, hai hệ thống radar giám sát trên không và cảnh báo sớm P-18 của Ukraine nổ tung.

Sau trận chiến kéo dài, Nga vào Krasnoe, Ukraine nỗ lực phản công

Thứ 5, 28/03/2024 | 09:55
Lá cờ của Lực lượng Dù Nga đã được treo ở thị trấn Krasnoe, phía tây nam Artyomovsk.

Chính phủ “thân phương Tây” thất bại, Bulgaria nguy cơ phải bầu cử sớm

Thứ 4, 27/03/2024 | 06:00
Quá trình đàm phán chuyển giao quyền lực giữa 2 khối chính trị lớn nhất Bulgaria đã trở thành cuộc tranh cãi mang tính đảng phái về các vấn đề.