Nguồn gốc, ý nghĩ của ngày Thất Tịch

Nguồn gốc, ý nghĩ của ngày Thất Tịch

Lương Quốc Tiệp

Lương Quốc Tiệp

Thứ 7, 14/08/2021 07:00

Ngày Thất Tịch là ngày 7 tháng 7 âm lịch, gắn liền với sự tích Ngưu Lang - Chức Nữ. Đây được coi là ngày lễ tình nhân của phương Đông.

Ngày lễ Thất Tịch có nguồn gốc từ Trung Quốc, xuất phát từ câu chuyện Ngưu Lang - Chức Nữ. Câu chuyện này nổi lên từ thời nhà Hán qua lễ Thất tịch, và theo dòng chảy văn hóa câu chuyện này lan qua các nước Hàn Quốc, Nhật Bản và Việt Nam. Do sự phổ biến và tính văn hóa cao, câu chuyện này trở thành một trong Tứ đại dân gian truyền thuyết của Trung Hoa, bên cạnh Bạch Xà truyện, Mạnh Khương NữLương Sơn Bá – Chúc Anh Đài.

Ngưu Lang - Chức Nữ kể về một anh chàng chăn bò tên là Ngưu Lang (có nghĩa là chàng trai chăn bò). Ngưu Lang mồ côi cha mẹ từ nhỏ, chàng sống với anh trai, mặc dù rất trung thực, tử tế và chăm chỉ làm việc nhưng sau Ngưu Lang vẫn bị chị dâu hắt hủi đuổi ra khỏi nhà.

Ngưu Lang sống một mình trên đồi cùng với một chú bò. Một ngày nọ, Ngưu Lang dắt bò ra đồng, khi băng qua một hồ nước gần đó, chàng bất ngờ trông thấy bảy nàng tiên đang tắm và nô đùa trong hồ. Cả bảy nàng tiên đều xinh đẹp nhưng Ngưu Lang không thể rời mắt khỏi nàng tiên trẻ tuổi nhất.

Đột nhiên, Ngưu Lang nghe thấy chú bò nói với mình: “Cô ấy là con gái út trong bảy người con của Ngọc Hoàng, tên nàng là Chức Nữ. Nếu anh lấy xiêm y của nàng, nàng sẽ không thể trở về và sẽ chung sống với anh”. Ngưu Lang thấy vậy liền làm theo lời chú bò và lén giấu xiêm y của nàng tiên nữ Chức Nữ đi.

Khi các nàng tiên chuẩn bị bay về trời thì Chức Nữ tìm mãi mà vẫn không thấy xiêm y của mình. Sợ trễ giờ quay về Thiên Thượng nên các chị gái của nàng đành buồn bã để nàng ở lại. Chức Nữ một mình tìm kiếm, nàng cảm thấy vô vọng rồi bật khóc.

Ngưu Lang cảm thấy hối hận vì đã khiến Chức Nữ phải khóc nên chàng đã bước ra khỏi lùm cây và trả lại quần áo cho nàng. Ngưu Lang cũng thành thật thú nhận là mình bị choáng ngợp trước vẻ đẹp của nàng và xin cưới nàng làm vợ.

Chức Nữ cảm thấy Ngưu Lang là một chàng trai tốt bụng, dễ thương, chân thành và thiện tâm nên nàng đã đồng ý ở lại cùng Ngưu Lang, cũng vì nàng chẳng thể quay lại Thiên Thượng được nữa. Ngưu Lang và Chức Nữ sống hạnh phúc bên nhau, ngày ngày Ngưu Lang chăn bò và làm ruộng, còn Chức Nữ ở nhà thêu thùa may vá.

Chẳng bao lâu sau, họ sinh được hai đứa bé đáng yêu, một trai một gái, cuộc sống của gia đình bé nhỏ cứ thế bình yên trôi qua. Thấm thoắt đã vài năm trôi qua nhưng với trên Thiên Thượng chỉ là một quãng thời gian rất ngắn.

Ngọc Hoàng và Vương Mẫu đã phát hiện ra cô con gái út đã mất tích. Vương Mẫu rất giận dữ khi biết rằng Chức Nữ đã vi phạm luật thiên đình, ở lại Nhân gian và cưới một người thường. Bà đã sai thiên binh xuống mang Chức Nữ trở về.

Chú bò của Ngưu Lang đã biết được điều này và nói với Ngưu Lang về chuyện sắp xảy ra, nó cũng không quên dặn Ngưu Lang lấy da của nó choàng qua người và hai con thì cũng có thể bay lên trời.

Nói xong thì chú bò cũng qua đời, dù đau lòng nhưng Ngưu Lang vẫn nghe theo lời khuyên của chú bò, chàng lột da nó và mai táng xác bên gốc cây gần nhà. Khi Ngưu Lang vừa về đến nhà, bầu trời đột nhiên xám xịt và gió bắt đầu gào thét. Thiên binh xuất hiện, xông vào nhà và bắt Chức Nữ đi.

Chàng Ngưu Lang nhớ thương vợ nên đã mang theo hai con đuổi theo nàng. Nhưng Vương Mẫu biết được nên vạch ra ranh giới giữa 2 cõi, đó là sông Ngân Hà. Tuy nhiên, Ngưu Lang nhất định không chịu từ bỏ và quyết định ở đó đợi chờ Chức Nữ quay về.

Cảm động trước tấm chân tình của hai người, Vương Mẫu đã cho phép Ngưu Lang và Chức Nữ được gặp nhau mỗi năm một lần vào ngày Thất Tịch (ngày 7 tháng 7 âm lịch) trên chiếc cầu Ô Thước do đàn quạ trời tạo nên.

Văn hoá - Nguồn gốc, ý nghĩ của ngày Thất Tịch

Lễ Thất Tịch gắn liền với sự tích Ngưu Lang - Chức Nữ.

Ở Việt Nam, ngày lễ Thất Tịch còn được gọi là ngày “ông Ngâu bà Ngâu”. Cậu chuyện về Ngưu Lang - Chức Nữ trong phiên bản Việt nói Ngưu Lang là vị thần chăn trâu của Ngọc Hoàng, vì say mê một tiên nữ phụ trách việc dệt vải tên là Chức Nữ nên bỏ bê việc chăn trâu, để trâu đi nghênh ngang vào điện Ngọc Hư. Chức Nữ cũng vì mê tiếng tiêu của Ngưu Lang nên trễ nải việc dệt vải. Ngọc Hoàng giận dữ, bắt cả hai phải ở cách xa nhau, người đầu sông Ngân, kẻ cuối sông.

Sau đó, Ngọc Hoàng thương tình nên gia ơn cho hai người mỗi năm được gặp nhau vào ngày 7 tháng 7 âm lịch.

Lịch sử về ngày Thất Tịch gắn bó với câu chuyện về Ngưu Lang - Chức Nữ có nhiều dị bản. Tuy nhiên đa phần đều theo mô típ, sau một năm xa cách, cứ đến ngày 7 tháng 7 âm lịch hằng năm, Ngưu Lang và Chức Nữ được gặp nhau bên cầu Ô Thước. Cũng chính bởi ý nghĩa đặc biệt của ngày lễ Thất Tịch với câu chuyện tình "vượt núi vượt sông" ấy mà nhiều người luôn cho rằng ngày 7 tháng 7 Âm lịch là ngày để cầu nhân duyên.

Ngày này vào ngày Thất tích ở Việt Nam. các đôi lứa yêu nhau thường đến chùa, làm lễ và cầu mong cho tình duyên bền vững, son sắt.

Vào ngày này trời thường mưa, người ta gọi là mưa ngâu, mưa là nước mắt của Ngưu Lang và Chức Nữ khi gặp nhau. Dân gian có câu: "Đồn rằng tháng 7 mưa ngâu, Con trời lấy chú chăn trâu cũng phiền".

Nếu trời không mưa, các đôi thường cùng nhau ngắm sao Ngưu Lang - Chức Nữ và thề hẹn. Đêm Thất tịch, chòm sao Chức Nữ sẽ sáng vô cùng. Người ta tin rằng hai người yêu nhau nếu cùng ngắm sao Ngưu Lang - Chức Nữ trong đêm ngày 7 tháng 7 thì sẽ mãi mãi bên nhau.

Năm nay, ngày Thất Tịch rơi vào thứ Bảy, ngày 14 tháng 8 dương lịch.

Quốc Tiệp (t/h)

 

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.