Nguyên nhân Thủ tướng Hà Lan cùng toàn bộ nội các xin từ chức

Nguyên nhân Thủ tướng Hà Lan cùng toàn bộ nội các xin từ chức

Thứ 7, 08/07/2023 | 10:23
0
Liên minh của Thủ tướng Mark Rutte sẽ tiếp tục hoạt động với tư cách là một chính phủ tạm quyền cho đến khi chính quyền mới được thành lập.

Chính phủ Hà Lan đã sụp đổ sau khi liên minh 4 đảng của Thủ tướng Mark Rutte không đạt được thỏa thuận về các biện pháp kiềm chế di cư, truyền thông Hà Lan đưa tin hôm 7/7.

Cuộc khủng hoảng bắt nguồn từ việc đảng Đảng Nhân dân Tự do và Dân chủ (VVD) của Thủ tướng Mark Rutte thúc đẩy hạn chế dòng người xin tị nạn đến Hà Lan, nhưng vấp phải sự phản đối của 2 trong số 4 đảng.

Nhiều tháng qua, liên minh này đã liên tục thảo luận để tìm ra giải pháp nhằm giảm dòng người di cư mới đến đất nước gần 18 triệu dân. Các đề xuất được đưa ra bao gồm việc phân loại thành 2 loại tị nạn, một loại tạm thời dành cho những người chạy trốn xung đột, và một loại vĩnh viễn dành cho những người cố gắng thoát khỏi sự đàn áp, đồng thời giảm số lượng thành viên gia đình được phép tham gia cùng những người xin tị nạn ở Hà Lan.

Căng thẳng lên đến đỉnh điểm vào tuần này, khi ông Rutte đề xuất hạn chế việc nhập cư của con cái những gia đình tị nạn chiến tranh đã ở Hà Lan, buộc họ phải đợi ít nhất 2 năm để đoàn tụ. Đề xuất mới nhất này đã vấp phải sự phản đối kịch liệt của Liên minh Cơ đốc giáo và đảng dân chủ D66, gây ra bế tắc.

Ông Rutte đã chủ trì các cuộc họp đêm 5-6/7 mà không đạt được thỏa thuận về chính sách di cư. Tại vòng đàm phán cuối cùng vào tối 7/7, các bên đã quyết định rằng họ không thể đạt được sự thống nhất ý kiến, do đó, không thể ở lại cùng nhau trong liên minh.

“Việc các liên minh có quan điểm khác nhau về chính sách nhập cư không phải là điều gì bí mật. Hôm nay, chúng tôi rất tiếc phải kết luận rằng chúng tôi đã không thể vượt qua những khác biệt đó. Vì vậy, tôi sẽ lập tức đệ trình đơn từ chức của toàn bộ nội các lên nhà vua”, ông Rutte nói trong một cuộc họp báo trên truyền hình.

Thế giới - Nguyên nhân Thủ tướng Hà Lan cùng toàn bộ nội các xin từ chức

Đơn xin tị nạn sang Hà Lan đã tăng vọt bất chấp quốc gia này có chính sách nhập cư khó khăn nhất châu Âu. Ảnh: CNN

Sau khi ông Rutte từ chức, liên minh của ông sẽ tiếp tục duy trì hoạt động với tư cách là một chính phủ tạm quyền cho đến khi một chính quyền mới được thành lập sau các cuộc bầu cử mới. Quá trình này dự kiến mất hàng tháng trời trong bối cảnh chính trị phân cực và của Hà Lan, với 20 đảng trong Hạ viện 150 ghế.

Hãng thông tấn ANP trích dẫn ủy ban bầu cử quốc gia Hà Lan cho biết, các cuộc bầu cử sẽ không thể diễn ra trước nửa cuối tháng 11.

Hà Lan đã có một trong những chính sách nhập cư khó khăn nhất châu Âu. Dưới áp lực của các đảng cánh hữu, ông Rutte đã cố gắng tìm cách giảm hơn nữa dòng người xin tị nạn trong nhiều tháng.

Số lượng đơn xin tị nạn ở Hà Lan tăng 1/3 vào năm ngoái lên hơn 46.000. Quốc gia EU dự kiến con số này có thể tăng lên hơn 70.000 trong năm nay, vượt qua mức cao nhất trước đó của năm 2015.

Điều này một lần nữa sẽ gây căng thẳng cho các cơ sở tị nạn của đất nước, nơi hàng trăm người tị nạn đã buộc phải ngủ trong điều kiện khắc nghiệt với rất ít hoặc không được tiếp cận với nước uống, thiết bị vệ sinh hoặc chăm sóc sức khỏe trong nhiều tháng vào năm ngoái.

Ông Rutte cho biết, ông cảm thấy “xấu hổ” về những vấn đề này, và hứa sẽ cải thiện điều kiện tại các cơ sở, chủ yếu bằng cách giảm số lượng người tị nạn đến Hà Lan. Nhưng ông đã không giành được sự ủng hộ của các đối tác liên minh, những người cảm thấy các chính sách của ông đã đi quá xa.

Liên minh hiện tại của ông Rutte lên nắm quyền vào tháng 1/2022. Đây là chính quyền thứ tư liên tiếp của ông kể từ khi ông trở thành Thủ tướng vào tháng 10/2010.

Ông Rutte và nội các của ông đã một lần từ chức vào năm 2021 sau khi chính phủ thất bại trong việc bảo vệ hàng nghìn gia đình khỏi việc thanh tra thuế, nhưng ông đã vượt qua khủng hoảng và tiếp tục trở thành nhà lãnh đạo Hà Lan vào tháng 12 năm đó.

Nguyễn Tuyết (Theo CNN, AP, Euronews, NYTimes)

Quốc gia EU “nối gót” Mỹ trong cuộc đua công nghệ với Trung Quốc

Thứ 6, 30/06/2023 | 17:52
ASML - công ty công nghệ giá trị nhất châu Âu, được cho là “nạn nhân” của những biện pháp hạn chế xuất khẩu thiết bị bán dẫn mới nhất của Hà Lan.

Người dân Hà Lan sẽ được phát kem chống nắng miễn phí

Thứ 4, 14/06/2023 | 21:39
Theo Chính phủ Hà Lan, máy phát kem chống nắng tự động sẽ được đặt tại các trường học, nơi tổ chức lễ hội, công viên,… trên khắp đất nước trong mùa hè này.

Quốc gia EU nỗ lực chặn “mối đe dọa” từ Trung Quốc

Thứ 2, 12/06/2023 | 16:04
“Tại thời điểm này, Nga và Trung Quốc nằm trong số những quốc gia mà Hà Lan cần cảnh giác cao độ”, Bộ trưởng Kinh tế Hà Lan Micky Adriaansens từng cảnh báo.
Cùng tác giả

“Đầu tư công là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế năm 2023”

Thứ 2, 16/10/2023 | 09:00
Giám đốc Quốc gia ADB tại Việt Nam nhận định, việc tăng tốc chi tiêu của Chính phủ có thể coi là sự kích cầu được mong đợi trong các tháng còn lại của năm 2023.

ADB bổ nhiệm Phó Chủ tịch phụ trách Đông Á, Đông Nam Á và Thái Bình Dương

Thứ 6, 22/09/2023 | 15:03
Phó Chủ tịch mới của ADB từng đảm nhiệm nhiều vai trò quan trọng và làm việc với nhiều quan chức chính phủ cấp cao trên khắp châu Á và Thái Bình Dương.

Thách thức đối với người đi vay ở khu vực Đông Á mới nổi

Thứ 2, 11/09/2023 | 16:13
Chính phủ và ngân hàng trung ương ở khu vực Đông Á mới nổi cần cảnh giác để phòng ngừa những rủi ro tài chính tiềm tàng gắn với các mức lãi suất cao hơn, theo ADB.

ADB chi 14 triệu USD phát triển hệ thống điện mặt trời áp mái Việt Nam

Thứ 2, 11/09/2023 | 11:24
Đây là khoản tài trợ đầu tiên của ADB trong danh mục đầu tư điện mặt trời áp mái dành cho phân khúc kinh doanh và sản xuất tại Việt Nam.

Cổ phiếu VinFast lấy lại sắc xanh sau 3 phiên sụt giảm

Thứ 3, 22/08/2023 | 07:38
Cổ phiếu VinFast đóng cửa giảm 23% xuống mức 15,40 USD/cổ phiếu hôm 18/8, đánh dấu phiên sụt giảm thứ ba liên tiếp sau khi ra mắt hoành tráng ở Phố Wall.
Cùng chuyên mục

Top 5 tàu ngầm hạt nhân tiên tiến nhất thế giới, Mỹ góp 2 chiếc

Thứ 2, 29/04/2024 | 06:00
Hiện chỉ có 6 quốc gia sở hữu tàu ngầm hạt nhân là Mỹ, Trung Quốc, Nga, Pháp, Anh và Ấn Độ.

Philippines: Dừng học trực tiếp toàn quốc vì nắng kỷ lục 40,3 độ C

Chủ nhật, 28/04/2024 | 16:00
Bộ Giáo dục Philippines đã tạm dừng các lớp học trực tiếp ở các trường công trong hai ngày do nắng nóng quá mức và tài xế xe buýt nhỏ đình công.

Chiếc đồng hồ “bé xíu" giá tận 38 tỷ đồng, đại gia vẫn xuống tiền mua

Chủ nhật, 28/04/2024 | 14:33
Chiếc đồng hồ vàng vừa được bán với giá kỷ lục 1,2 triệu bảng Anh (38,4 tỷ đồng) vốn thuộc về một hành khách giàu nhất từng đi trên tàu Titanic cách đây hơn 112 năm.

2 triệu chai nước khoáng bị tiêu hủy vì lý do đáng sợ

Chủ nhật, 28/04/2024 | 08:08
Hãng nước đóng chai Perrier đã ra lệnh tiêu hủy 2 triệu chai nước sau khi phát hiện vi khuẩn có nguồn gốc từ phân có trong giếng nước của hãng.

Nỗ lực chống chịu trừng phạt của Nga có nguy cơ bị xói mòn vì điều này

Chủ nhật, 28/04/2024 | 06:00
Cơ sở hạ tầng dầu khí của Nga không thể tránh khỏi bị xuống cấp khi nhiều thiết bị tiên tiến từ các nhà cung cấp phương Tây không thể được thay thế, bảo trì.
     
Nổi bật trong ngày

2 triệu chai nước khoáng bị tiêu hủy vì lý do đáng sợ

Chủ nhật, 28/04/2024 | 08:08
Hãng nước đóng chai Perrier đã ra lệnh tiêu hủy 2 triệu chai nước sau khi phát hiện vi khuẩn có nguồn gốc từ phân có trong giếng nước của hãng.

Top 5 tàu ngầm hạt nhân tiên tiến nhất thế giới, Mỹ góp 2 chiếc

Thứ 2, 29/04/2024 | 06:00
Hiện chỉ có 6 quốc gia sở hữu tàu ngầm hạt nhân là Mỹ, Trung Quốc, Nga, Pháp, Anh và Ấn Độ.

Chiếc đồng hồ “bé xíu" giá tận 38 tỷ đồng, đại gia vẫn xuống tiền mua

Chủ nhật, 28/04/2024 | 14:33
Chiếc đồng hồ vàng vừa được bán với giá kỷ lục 1,2 triệu bảng Anh (38,4 tỷ đồng) vốn thuộc về một hành khách giàu nhất từng đi trên tàu Titanic cách đây hơn 112 năm.

Philippines: Dừng học trực tiếp toàn quốc vì nắng kỷ lục 40,3 độ C

Chủ nhật, 28/04/2024 | 16:00
Bộ Giáo dục Philippines đã tạm dừng các lớp học trực tiếp ở các trường công trong hai ngày do nắng nóng quá mức và tài xế xe buýt nhỏ đình công.

Nỗ lực chống chịu trừng phạt của Nga có nguy cơ bị xói mòn vì điều này

Chủ nhật, 28/04/2024 | 06:00
Cơ sở hạ tầng dầu khí của Nga không thể tránh khỏi bị xuống cấp khi nhiều thiết bị tiên tiến từ các nhà cung cấp phương Tây không thể được thay thế, bảo trì.