Nhà thầu xây dựng kêu khó vì nhiều quy định “quá cứng”

Trần Thị Tú Anh
Thứ 5, 13/04/2023 | 11:40
0
Phía doanh nghiệp chia sẻ việc quy định quá cứng về hành vi chuyển nhượng thầu dẫn đến khó khăn, không tạo ra sự linh hoạt cho các chủ thể trong quá trình thực hiện.

Sáng 13/4, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức Hội thảo góp ý Dự thảo Luật Đấu thầu (sửa đổi). Tại hội thảo, các doanh nghiệp đã nêu những điểm nghẽn gây khó khăn trong quá trình thực hiện các gói thầu.

Bà Nguyễn Thị Thuý Hằng - Phó Cục trưởng, Cục Quản lý đấu thầu, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận định quy trình, thủ tục trong đấu thầu mặc dù đã được đơn giản hóa nhưng trong một số khâu, giai đoạn của quá trình đấu thầu vẫn gây cản trở cho doanh nghiệp.

Hiện nay, một số trường hợp hồ sơ mời thầu có nội dung làm hạn chế nhà thầu, điều cấm hồ sơ mời thầu đưa ra trước đây xuất hiện các điều kiện nhằm hạn chế sự tham gia của nhà thầu, nhà đầu tư.

Nhiều cản trở cho nhà thầu

Ông Nguyễn Khắc Hải - Phó Tổng Giám đốc Tổng CTCP Vinaconex cho rằng theo dự thảo Luật Đấu thầu quy định về các hành vi bị cấm trong đấu thầu đặc biệt quy định rất chặt về các hành vi chuyển nhượng thầu.

Do đó, ngay từ bước dự thầu nhà thầu đã phải xác định rõ giá trị tối đa, phạm vi công việc dự kiến sử dụng nhà thầu phụ.

Kinh tế vĩ mô - Nhà thầu xây dựng kêu khó vì nhiều quy định “quá cứng”

Ông Nguyễn Khắc Hải - Phó Tổng Giám đốc Tổng CTCP Vinaconex.

Thực tiễn đối với các dự án đầu tư xây dựng trong ngành GTVT, các gói thầu xây lắp thường có thời gian thi công dài, quá trình thực hiện bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố như điều kiện thời tiết, giá cả thị trường, tình hình hoạt động của các nhà thầu thực hiện gói thầu. 

Vì vậy, tại thời điểm tham dự thầu nhà thầu chưa thể dự kiến hết phần công việc sẽ sử dụng nhà thầu phụ để đưa ra danh sách các nhà thầu phụ. 

Trong quá trình triển khai thực hiện hợp đồng cấp có thẩm quyền, chủ đầu tư yêu cầu đẩy nhanh, rút ngắn tiến độ sớm đưa công trình vào khai thác.

Điều này dẫn đến việc có thể cần phải bổ sung nhà thầu phụ ngoài danh sách hoặc bổ sung phần công việc cho nhà thầu phụ ngoài phạm vi công việc, vượt giá trị tối đa công việc dành cho nhà thầu phụ nêu trong hợp đồng. 

Vì vậy, việc quy định quá cứng về hành vi chuyển nhượng thầu sẽ dẫn đến khó khăn, không tạo được sự linh hoạt cho các chủ thể trong quá trình thực hiện.

Để việc thực hiện pháp luật đấu thầu được chặt chẽ, phù hợp với thực tiễn, ông Hải đề nghị xem xét nghiên cứu, sửa đổi về hành vi chuyển nhượng thầu trong dự thảo Luật Đấu thầu (sửa đổi) theo hướng bổ sung quy định loại trừ đối với trường hợp nhà thầu thay thế, bổ sung nhà thầu phụ ngoài danh sách các nhà thầu phụ đã nêu trong hồ sơ đấu thầu.

Bất lợi vì giá hợp đồng trọn gói

Ông Dương Văn Cận - Hiệp hội các nhà thầu xây dựng Việt Nam nhận thấy thực trạng hiện nay có sự nhầm lẫn giữa nhà thầu phụ với chuyển nhượng thầu hay là bán thầu. 

Trong quá trình thực hiện, gói thầu xuất hiện nhiều yếu tố mà nhà thầu không thể lường trước.

Do đó, luật có thể cho áp dụng hình thức nhà thầu phụ ngoài danh mục nhà thầu phụ đã đăng ký ở giai đoạn đấu thầu hoặc hình thức nhà thầu phụ của nhà thầu phụ được chủ đầu tư và tư vấn giám sát chấp thuận một phần khối lượng đã nhận thầu để tránh tình trạng tổng thầu hay nhà thầu chính giao thầu không đúng luật.

Kinh tế vĩ mô - Nhà thầu xây dựng kêu khó vì nhiều quy định “quá cứng” (Hình 2).

 ông Dương Văn Cận - Hiệp hội các nhà thầu xây dựng Việt Nam.

Bên cạnh đó, ông nhận định giá Hợp đồng trọn gói theo quy định hiện nay đang gây nhiều bất lợi cho nhà thầu.

Cụ thể, theo quy định “Giá dự thầu phải bao gồm tất cả các chi phí cho các yếu tố rủi ro về khối lượng công việc và trượt giá có thể phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng tương ứng với trách nhiệm của nhà thầu trong việc thực hiện gói thầu”. 

Ông cho rằng đây là quy định tính toán giá gói thầu để xét thầu, tuy nhiên chưa phải quy định các yếu tố đưa vào giá gói thầu trong hợp đồng để bên mua và bên bán ký kết thực hiện theo nguyên tắc “lời ăn lỗ chịu”.

Thực tế trong quá trình thi công xuất hiện có nhiều yếu tố rủi ro được xem là bất khả kháng. Những rủi ro như giá vật liệu tăng đột biến 30-40%, dịch bệnh Covid-19, lũ lụt xảy ra thời gian vừa qua.

Hiệp hội kiến nghị những đột biến như trên phải được coi là bất khả kháng, điều này cần phải được điều chỉnh hợp đồng cho nhà thầu. Theo đó, khái niệm bất khả kháng về giá vật liệu tăng đột biến, ngừng thi công do dịch bệnh cần được xem bất khả kháng ngoài khả năng kiểm soát của nhà thầu.

Do đó, đại diện hiệp hội đề nghị sửa đổi nội dung quy định sang “Việc thanh toán được thực hiện theo tỉ lệ phần trăm giá hợp đồng, tương ứng khối lượng phù hợp với giai đoạn thanh toán được các bên thỏa thuận trong hợp đồng; khi thanh toán không yêu cầu phải có xác nhận khối lượng hoàn thành chi tiết và đơn giá chi tiết”.

Ngoài ra, nợ đọng trong xây dựng vẫn đang gây khó khăn, nhức nhối cho nhà thầu, có gói thầu nợ đọng tới gần 20% sau 7 năm công trình đưa vào khai thác sử dụng vẫn chưa được thanh toán. 

Theo Luật đấu thầu quá trình lựa chọn nhà thầu và thực hiện gói thầu, nhà thầu phải có 4 lần bảo lãnh rất chặt chẽ. Thế nhưng không có một chế tài nào với chủ đầu tư, vốn đảm bảo thanh toán cho nhà thầu thì không được chủ đầu tư đảm bảo.

Điều này dẫn đến tình trạng không có vốn thanh toán cho nhà thầu. Để giải quyết vấn đề này, cần bổ sung vào luật đấu thầu cơ chế bảo lãnh thanh toán của chủ đầu tư. 

Vì vậy, Hiệp hội kiến nghị: Khi thực hiện xong 60 - 65% giá trị khối lượng gói thầu thì chủ đầu tư phải cam kết thực hiện bảo lãnh để đảm bảo đủ vốn thanh toán cho gói thầu. Mức bảo lãnh là số tiền còn phải thanh toán giá trị khối lượng còn lại của gói thầu.

Nhà thầu "mượn" đường thi công cao tốc nhưng mãi... không hoàn trả, Bộ GTVT nói gì?

Thứ 6, 03/03/2023 | 20:00
Theo Bộ GTVT, địa bàn tỉnh Quảng Ngãi còn lại 4 tuyến với tổng chiều dài khoảng 4,6 km chưa được nhà thầu sửa chữa hoàn trả hoặc địa phương chưa nâng cấp, cải tạo.

Nhà thầu xây dựng cao tốc Bắc - Nam đạt doanh thu kỷ lục

Thứ 6, 24/02/2023 | 10:22
Đầu tư Hạ tầng Giao thông Đèo Cả ghi nhận doanh thu cả năm 2022 tăng 13% lên mức 2.095 tỷ đồng. Tuy nhiên con số này mới chỉ hoàn thành 83% chỉ tiêu doanh thu đề ra.

Bộ Giao thông Vận tải: Xử nghiêm nhà thầu vi phạm chuyển nhượng thầu

Thứ 3, 14/02/2023 | 16:02
Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đề nghị các cơ quan, đơn vị được giao quản lý, thực hiện các dự án tuyệt đối tuân thủ các quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng.
Cùng tác giả

Một cổ phiếu nhà Vingroup trở thành đầu tàu dẫn dắt thị trường

Thứ 6, 26/04/2024 | 15:39
Mã VIC dẫn đầu đà tăng của thị trường khi đóng góp 2,3 điểm vào chỉ số sau buổi họp Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 với nhiều thông tin tích cực

Sở hữu gần 1.600 nhà thuốc, doanh thu chuỗi Long Châu tăng 68%

Thứ 6, 26/04/2024 | 15:05
Đến hết quý I/2024, FPT Long Châu có tổng cộng 1.587 nhà thuốc, mở mới 90 cơ sở từ đầu năm. Doanh thu trung bình của mỗi nhà thuốc đang ở mức 1,2 tỷ đồng/tháng.

Hệ thống KRX chưa thể vận hành vào ngày 2/5

Thứ 6, 26/04/2024 | 10:16
Theo UBCKNN, hiện chưa có biên bản nghiệm thu tổng thể giữa chủ đầu tư, nhà thầu và các đơn vị thụ hưởng nên KRX chưa thể vận hành chính thức vào ngày 2/5/2024.

Lăng kính chứng khoán 26/4: Ưu tiên cơ cấu các cổ phiếu vị thế yếu

Thứ 6, 26/04/2024 | 06:00
VN-Index sẽ rung lắc trong thời gian tới khi gặp kháng cự gần nhất ở 1.211 điểm. Nhà đầu tư nên ưu tiên cơ cấu các cổ phiếu vị thế yếu cũng như ưu tiên bảo toàn vốn.

Chứng khoán SSI đặt kế hoạch lãi kỷ lục, tăng vốn sát 20.000 tỷ đồng

Thứ 5, 25/04/2024 | 19:46
Trên cơ sở chủ động đề ra chiến lược và cân nhắc với điều kiện khách quan của thị trường, Chứng khoán SSI đặt mục tiêu đem về 3.398 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế.
Cùng chuyên mục

Tổng nhu cầu vốn đầu tư của EVN đến năm 2025 là 479.000 tỷ đồng

Thứ 7, 27/04/2024 | 15:16
Giai đoạn 2021-2025, tổng nhu cầu vốn đầu tư toàn EVN là 479.000 tỷ đồng, trong đó, vốn đầu tư thuần là 278.215 tỷ đồng, trả nợ gốc và lãi vay là 199.330 tỷ đồng.

Ưu tiên đầu tư hạ tầng để phát triển kinh tế cửa khẩu của Điện Biên

Thứ 7, 27/04/2024 | 15:00
Nếu được đầu tư đúng mức và hiệu quả, kinh tế cửa khẩu có thể phát triển thành động lực của hành lang biên giới, hạt nhân của hợp tác giữa Việt Nam với các nước.

Giá lúa gạo xu hướng tăng: Liên kết chuỗi giá trị, kỳ vọng bứt phá

Thứ 7, 27/04/2024 | 14:31
Triển khai nhiều giải pháp, các Bộ ngành sẽ tiếp tục đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu gạo với mục tiêu lớn về kim ngạch xuất khẩu.

Đồng Nai: Triển khai 30 ngày đêm giải phóng mặt bằng dự án trọng điểm

Thứ 6, 26/04/2024 | 22:49
Tỉnh Đồng Nai phấn đấu thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng trong 30 ngày đêm, đối với 3 dự án trọng điểm của tỉnh.

Xuất khẩu gạo Việt Nam tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường trọng điểm

Thứ 6, 26/04/2024 | 11:47
Quý I/2024, xuất khẩu gạo của Việt Nam tăng trưởng 2 con số ở cả về lượng, kim ngạch và giá bán, đồng thời tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường trọng điểm.
     
Nổi bật trong ngày

Ưu tiên đầu tư hạ tầng để phát triển kinh tế cửa khẩu của Điện Biên

Thứ 7, 27/04/2024 | 15:00
Nếu được đầu tư đúng mức và hiệu quả, kinh tế cửa khẩu có thể phát triển thành động lực của hành lang biên giới, hạt nhân của hợp tác giữa Việt Nam với các nước.

Xuất khẩu sắn hướng đến mục tiêu kim ngạch 2 tỷ USD vào năm 2030

Thứ 7, 27/04/2024 | 07:00
Bộ NN&PTNT đặt mục tiêu đến năm 2030, kim ngạch xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn đạt 1,8 - 2 tỷ USD.

Cửa Lò sẵn sàng đón du khách dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Thứ 7, 27/04/2024 | 10:29
Biển Cửa Lò được đánh giá là một trong những bãi biển đẹp nhất của cả nước. Dự kiến dịp nghỉ lễ 30/4-1/5, Cửa Lò đón khoảng 140.000–150.000 lượt du khách.

Giá vàng 27/4: Vàng miếng SJC vượt 85 triệu đồng/lượng

Thứ 7, 27/04/2024 | 10:05
Sáng nay, giá vàng thế giới tăng nhẹ lên 2.338,4 USD/ounce, cao hơn hôm qua 7 USD. Trong nước, giá vàng miếng SJC đã vượt 85 triệu đồng/lượng.

Tổng nhu cầu vốn đầu tư của EVN đến năm 2025 là 479.000 tỷ đồng

Thứ 7, 27/04/2024 | 15:16
Giai đoạn 2021-2025, tổng nhu cầu vốn đầu tư toàn EVN là 479.000 tỷ đồng, trong đó, vốn đầu tư thuần là 278.215 tỷ đồng, trả nợ gốc và lãi vay là 199.330 tỷ đồng.