Nhà toác, cầu nứt và vết rạn lòng tin ở công trình hàng chục tỷ đồng

Nhà toác, cầu nứt và vết rạn lòng tin ở công trình hàng chục tỷ đồng

Lê Công Thành
Thứ 2, 05/10/2020 | 19:00
0
Khi những vết nứt toác trên các tường nhà chưa kịp sửa sang vì kinh phí đền bù không đủ thì nay lại xuất hiện thêm những vết nứt của sự xuống cấp ở ngay chính cây cầu mà người dân vùng sông nước xã Vinh Hà (Phú Vang, Thừa Thiên-Huế) đã đặt bao kỳ vọng…

Những nụ cười ra nước mắt

Sông Đại Giang ở Thừa Thiên-Huế vốn là con sông đào thời kỳ nhà Nguyễn, chảy qua thị xã Hương Thủy (huyện Phú Vang) rồi nhập vào đầm Hà Trung, một phần của hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, góp phần cung cấp nước tưới cũng như thau chua rửa mặn cho những cánh đồng nơi đây.

Tuy nhiên, con sông lại vô tình chia cắt một phần thôn 2 (xã Vinh Hà) với trung tâm thị trấn huyện lị, khiến một số người dân ở thôn 2 bên kia sông lâu nay vẫn thường rất vất vả để sang sông mỗi lần có công việc hoặc cho con cái học hành.

Chính vì vậy, khi có dự án mở rộng, nâng cấp đoạn cống nối 2 bờ sông này thành một cây cầu, người dân hết sức vui mừng. Mừng vì sẽ thoát khỏi những lầy lội khi mùa mưa về, mừng vì dự án còn đảm bảo ngăn mặn, giữ ngọt cấp nước tưới cho hàng nghìn héc-ta đất nông nghiệp phía thượng lưu.

Vui mừng là vậy, nhưng vào những ngày giữa tháng 3/2020, khi dự án này đang được triển khai, người viết lại nhận được đơn kêu cứu của những hộ dân sống ở khu vực thôn 2 về việc nhiều ngôi nhà tọa lạc  gần công trình xuất hiện các vết nứt toác ở trần, tường, bậc thềm, sân…

Đầu tư - Nhà toác, cầu nứt và vết rạn lòng tin ở công trình hàng chục tỷ đồng

Những người dân bị ảnh hưởng nứt nhà phản ánh với PV hồi giữa tháng 3/2020.

Vào cuộc xác minh, PV tạp chí Người Đưa Tin Pháp luật ghi nhận có 5 ngôi nhà của 5 hộ dân nơi đây gồm hộ các ông Lê Mạnh, Lê Hùng, Nguyễn Mệnh, Lê Chạy và bà Dương Thị Thỏn xuất hiện rất nhiều vết nứt mà họ cho rằng, nguyên nhân là do việc thi công đóng các trụ cầu gần đó làm rung chuyển nền đất. Và dù phía chủ đầu tư đã thừa nhận và cho người về kiểm tra, nhưng sau nhiều tháng việc đền bù thiệt hại cho người dân vẫn bỏ ngỏ.

Đầu tư - Nhà toác, cầu nứt và vết rạn lòng tin ở công trình hàng chục tỷ đồng (Hình 2).
Đầu tư - Nhà toác, cầu nứt và vết rạn lòng tin ở công trình hàng chục tỷ đồng (Hình 3).
Đầu tư - Nhà toác, cầu nứt và vết rạn lòng tin ở công trình hàng chục tỷ đồng (Hình 4).
Đầu tư - Nhà toác, cầu nứt và vết rạn lòng tin ở công trình hàng chục tỷ đồng (Hình 5).

Một trong những vết nứt toác trong các ngôi nhà của 5 hộ dân.

Thời điểm ấy, tìm hiểu của PV, cây cầu này là hạng mục của công trình nâng cấp, mở rộng Cống Quan thuộc dự án thành phần nâng cấp hệ thống đê sông Đại Giang (huyện Phú Vang) được đầu tư 39 tỷ đồng từ nguồn vốn vay ODA, do ban Quản lý dự án phát triển nông thôn tổng hợp các tỉnh Miền Trung – Khoản vay bổ sung tỉnh Thừa Thiên-Huế làm chủ đầu tư. Ban này thuộc sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thừa Thiên-Huế. Đơn vị thi công là công ty Xây dựng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thanh Hóa.

Ngay sau đó, PV đã  liên hệ với ban Quản lý này. Lúc ấy, ông Trương Văn Giang - Giám đốc ban Quản lý - thừa nhận, việc thi công hạng mục nâng cấp, mở rộng Cống Quan đã khiến cho 5 hộ dân sống gần công trình bị ảnh hưởng. Chủ đầu tư cùng với đơn vị thi công, tư vấn giám sát, thiết kế đã đến kiểm tra thực tế nhưng vẫn chưa xác định được mức độ ảnh hưởng.

“Việc kéo dài xử lý là do chưa thống nhất được mức độ ảnh hưởng cũng như phương án khắc phục nên cần có thêm thời gian theo dõi tình hình rồi mới mời đơn vị giám định chất lượng xây dựng độc lập tiến hành khảo sát”, ông Giang lúc ấy nói.

Ngay sáng hôm sau, vị Giám đốc ban Quản lý  đã mời PV đi cùng đoàn để làm việc với 5 hộ dân thôn 2 bị ảnh hưởng. Tại đây, ông Giang cùng đoàn cho biết, sẽ khẩn trương khảo sát mức độ ảnh hưởng để có chính sách đền bù cho người dân.

Tạm biệt những người dân thôn 2 lúc ấy, trên khuôn mặt của những người nông dân quanh năm “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”  không giấu nổi nét gượng mừng. Họ chấp nhận sửa lại những ngôi nhà bị hư hại bằng kinh phí đền bù và cùng kỳ vọng về một cây cầu bắc qua con sông Đại Giang vững chắc, để quên đi những tháng ngày phải sống trong cảnh “bụi bay ngày nắng, lội bùn ngày mưa” khổ sở lâu nay.

Sống trong sợ hãi

Trở lại thôn 2 vào những ngày đầu tháng 10/2020, tức gần 7 tháng từ ngày tạm biệt ấy, từ xa, cảnh cây cầu Cống Quan nổi bật lên cao ráo, sừng sững giữa miền đầm nước thấp trũng.

Đầu tư - Nhà toác, cầu nứt và vết rạn lòng tin ở công trình hàng chục tỷ đồng (Hình 6).

Cầu Cống Quan nay đã hoàn thiện và đưa vào sử dụng.

Thế nhưng, thật bất ngờ, khi gặp lại những hộ dân ở thôn 2 từng bị ảnh hưởng vì xây dựng cây cầu, họ vẫn nguyên những lo lắng, thấp thỏm về an toàn của gia đình vì hầu hết vết nứt trên  ngôi nhà vẫn còn vẹn nguyên.

Ông Lê Mạnh - một người trong 5 hộ dân - chia sẻ, với các vết nứt toác ở trần, tường, móng, thềm, sân như thế này, kinh phí sửa chữa chắc bằng đập lại xây mới. Nhưng kinh phí đền bù nhà ông không đủ, chỉ được 30 triệu đồng. Số tiền này, ông Mạnh chỉ tô vá vài vết nứt cho đỡ xấu và chấp nhận sống trong sợ hãi với  những nứt toác lơ lửng trên đầu.

Cùng cảnh ngộ với ông Mạnh, 4 hộ dân còn lại chỉ biết ngậm ngùi nhận số tiền đền bù không đủ để sửa chữa lại căn nhà bị thiệt hại. Xót xa hơn, những người dân sống ở đây chia sẻ, họ chấp nhận sửa chắp vá ngôi nhà ở cả đời bằng số tiền đền bù không đủ, để rồi chứng kiến cảnh cây cầu chỉ mới hoàn thành đã xuất hiện nhiều dấu hiệu xuống cấp.

Ghi nhận của PV, dù mới hoàn thành từ cuối tháng 6/2020, tức mới chưa đầy 4 tháng đưa vào sử dụng, hai bên phía đấu nối của cây cầu Cống Quan đã xuất nhiều vết nứt toác, đặt gọn cả được 2 - 3 ngón tay.

Đầu tư - Nhà toác, cầu nứt và vết rạn lòng tin ở công trình hàng chục tỷ đồng (Hình 7).
Đầu tư - Nhà toác, cầu nứt và vết rạn lòng tin ở công trình hàng chục tỷ đồng (Hình 8).

Những vết nứt 2 bên đầu cầu Cống Quan.

Đầu tư - Nhà toác, cầu nứt và vết rạn lòng tin ở công trình hàng chục tỷ đồng (Hình 9).

 

Đầu tư - Nhà toác, cầu nứt và vết rạn lòng tin ở công trình hàng chục tỷ đồng (Hình 10).

Nứt xuất hiện nhiều điểm.

Đầu tư - Nhà toác, cầu nứt và vết rạn lòng tin ở công trình hàng chục tỷ đồng (Hình 11).
Đầu tư - Nhà toác, cầu nứt và vết rạn lòng tin ở công trình hàng chục tỷ đồng (Hình 12).

Phía dưới những nhịp cầu nhiều vết nứt bê-tông kéo dài.

Đầu tư - Nhà toác, cầu nứt và vết rạn lòng tin ở công trình hàng chục tỷ đồng (Hình 13).

Vữa xi măng dễ dàng vỡ vụn, dấu hiệu của việc không đảm bảo kỹ thuật.

Như đã trình bày ở trên, cầu Cống Quan là hạng mục của công trình nâng cấp, mở rộng Cống Quan thuộc dự án thành phần nâng cấp hệ thống đê sông Đại Giang. Dự án khi hoàn thành kỳ vọng sẽ ngăn mặn từ đầm Cầu Hai để tạo nguồn cấp nước tưới và tiêu thoát lũ cho các xã vùng sâu huyện Phú Vang và thị xã Hương Thủy. Đảm bảo ngăn mặn, giữ ngọt cấp nước tưới cho 13.900 ha đất nông nghiệp khu vực Đồng bằng Nam sông Hương và 3.500 ha nuôi trồng thủy sản nước ngọt, chống lợ hóa vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai vào mùa khô…

Thế nhưng khi những vết nứt toác trên các tường nhà chưa kịp sửa sang vì kinh phí đền bù không đủ thì nay lại xuất hiện thêm những vết nứt của sự xuống cấp ở ngay chính cây cầu mà người dân vùng sông nước xã Vinh Hà đã đặt bao kỳ vọng.

Những vết nứt hiện hữu nguyên hình trên nhà, ngay cầu có thể bằng cách này hay cách khác vá nối, sửa chữa nhưng vết rạn vô hình của lòng tin và những kỳ vọng thì thật khó để mà khỏa kín, lấp đầy...

Trước tình trạng này, PV liên hệ với ông Trương Văn Giang, lúc này vẫn còn đảm nhận chức vụ  Giám đốc ban Quản lý dự án phát triển nông thôn tổng hợp các tỉnh miền Trung – Khoản vay bổ sung tỉnh Thừa Thiên – Huế. Qua điện thoại ông Giang nói, đã nắm được tình trạng này và cho biết, ở hai đầu cầu thường sẽ bị lún vì nền cao, hiện đang trong thời gian chờ lún, sau sẽ cho đổ 2 tấm ở 2 đầu.

 

Lùm xùm con đường hơn 19 tỷ đồng dẫn vào lăng vua Gia Long: Xin hứa bảo hành trọn đời!

Thứ 3, 18/02/2020 | 15:56
Trước những phản ánh liên tục của báo điện tử Người Đưa Tin liên quan đến dự án đường dẫn vào lăng vua Gia Long bị nứt, thông 2 bên chết, héo úa, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế Nguyễn Văn Phương đã dẫn đầu đoàn kiểm tra gồm nhiều sở ban ngành trực tiếp đến công trình.

Số phận cây thông cổ thụ được ví như một phần trụ biểu dẫn vào lăng vua Gia Long

Thứ 7, 15/02/2020 | 14:08
Trong hành trình tìm phản ánh, yêu cầu khắc phục và quy trách nhiệm về việc thi công “ẩu” trên con đường dẫn vào lăng Thế tổ Cao hoàng đế Gia Long, PV báo điện tử Người Đưa Tin còn phát hiện nhiều vấn đề trong quá trình xây dựng công trình này.

Thừa Thiên-Huế: Bất thường con đường “xẻ núi” vào sâu cánh rừng nguyên sinh

Thứ 7, 26/10/2019 | 11:51
Một con đường rộng 4-5m được máy móc san ủi băng vào khu rừng nguyên sinh thuộc vùng biên giới trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên-Huế nhưng lãnh đạo xã sở tại tỏ ra bất ngờ.
Cùng tác giả

Công an "trắng đêm, xuyên ngày" vượt lũ giúp người dân bị nạn

Thứ 5, 16/11/2023 | 10:54
Với tinh thần “Vì Nhân dân phục vụ”, Công an Tp.Huế đã tăng cường lực lượng "trắng đêm, xuyên ngày" vượt lũ bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản cho nhân dân.

Tìm kiếm cháu bé 22 tháng tuổi mất tích ở Thừa Thiên-Huế

Chủ nhật, 29/10/2023 | 21:14
Cơ quan chức năng ở Thừa Thiên-Huế vẫn đang khẩn trương tìm kiếm một cháu bé 22 tháng tuổi trên địa bàn được gia đình trình báo mất tích chiều nay.

Thừa Thiên-Huế cần có cơ chế mở đường để hút các tập đoàn quốc tế lớn

Thứ 4, 19/04/2023 | 19:00
Đó là một trong những chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sau chuyến công tác làm việc với chính quyền tỉnh Thừa Thiên-Huế.

Thừa Thiên-Huế thay đổi một loạt vị trí nhân sự chủ chốt

Thứ 2, 04/04/2022 | 14:16
Thừa Thiên-Huế vừa điều động, bổ nhiệm nhiều chức danh chủ chốt, trong đó có Bí thư Huyện uỷ Nam Đông, Chánh văn phòng UBND tỉnh.

Mưa lớn bất thường ở Quảng Trị khiến nhiều diện tích lúa ngập nặng

Thứ 7, 02/04/2022 | 10:16
Mưa lớn bất thường kéo dài đã khiến hàng nghìn ha lúa ở Quảng Trị ngập nặng, nguy cơ mất trắng rất cao.
Cùng chuyên mục

Giá cà phê Robusta trong nước tăng kỷ lục, lo ngại nguồn cung giảm mạnh

Thứ 4, 24/04/2024 | 11:45
Ngày 24/4, giá cà phê Robusta trong nước tiếp tục tăng từ 2.500 đồng - 3.500 đồng/kg, tiến sát mốc 130.000 đồng/kg, xô đổ các kỷ lục về giá.

Xuất khẩu dệt may Việt Nam: Cơ hội và thách thức

Thứ 3, 23/04/2024 | 18:35
Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam trong quý I/2024 đã khởi sắc trở lại sau năm 2023 nhiều biến động, khó khăn.

Du lịch tạo điều kiện cho cá tra Việt Nam tiến sâu vào thị trường UAE

Thứ 3, 23/04/2024 | 15:53
Theo VASEP, du lịch phát triển tại UAE kéo theo các dịch vụ liên quan gia tăng, là cơ hội cho ngành xuất khẩu thủy sản Việt Nam tiến sâu hơn vào thị trường này.

Giá xăng dầu hôm nay 23/4: Xăng dầu thế giới tiếp đà giảm nhẹ

Thứ 3, 23/04/2024 | 10:10
Giá xăng dầu hôm nay (23/4) trên thị trường thế giới tiếp tục giảm trong bối cảnh rủi ro xung đột tại Trung Đông “hạ nhiệt”.

Không phải căng thẳng ở Trung Đông, đây mới là điều khiến giá dầu tăng

Thứ 3, 23/04/2024 | 06:00
Giá dầu thô Brent chuẩn quốc tế có lúc vượt ngưỡng 90 USD/thùng, đạt mức cao nhất kể từ tháng 10 năm ngoái trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa Israel và Iran.
     
Nổi bật trong ngày

Du lịch tạo điều kiện cho cá tra Việt Nam tiến sâu vào thị trường UAE

Thứ 3, 23/04/2024 | 15:53
Theo VASEP, du lịch phát triển tại UAE kéo theo các dịch vụ liên quan gia tăng, là cơ hội cho ngành xuất khẩu thủy sản Việt Nam tiến sâu hơn vào thị trường này.

Giá vàng 24/4: Vàng SJC bật tăng lên ngưỡng 83,8 triệu đồng/lượng

Thứ 4, 24/04/2024 | 09:47
Sáng nay, giá vàng thế giới giảm trong khi vàng trong nước bật tăng với vàng SJC tại nhiều doanh nghiệp vọt lên ngưỡng 83,8 triệu đồng/lượng.

Giá vàng 23/4: Vàng SJC giảm sâu

Thứ 3, 23/04/2024 | 09:59
Giá vàng trong nước sáng nay lao dốc mạnh, trong đó các doanh nghiệp báo giá mua vàng miếng SJC chưa tới 80 triệu đồng/lượng.

Giá xăng dầu hôm nay 23/4: Xăng dầu thế giới tiếp đà giảm nhẹ

Thứ 3, 23/04/2024 | 10:10
Giá xăng dầu hôm nay (23/4) trên thị trường thế giới tiếp tục giảm trong bối cảnh rủi ro xung đột tại Trung Đông “hạ nhiệt”.

Giá cà phê Robusta trong nước tăng kỷ lục, lo ngại nguồn cung giảm mạnh

Thứ 4, 24/04/2024 | 11:45
Ngày 24/4, giá cà phê Robusta trong nước tiếp tục tăng từ 2.500 đồng - 3.500 đồng/kg, tiến sát mốc 130.000 đồng/kg, xô đổ các kỷ lục về giá.