Nhanh chóng thực hiện chiến lược phát triển kinh tế biển

Nhanh chóng thực hiện chiến lược phát triển kinh tế biển

Nguyễn Hoa Trà

Nguyễn Hoa Trà

Thứ 4, 24/11/2021 20:55

Các địa phương có biển cần xây dựng kế hoạch, đẩy mạnh liên kết các vùng để phát huy tối đa nguồn lợi thế vốn có.

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành vừa ký Chỉ thị số 31/CT-TTg ngày 24/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ về đổi mới và tăng cường tổ chức thực hiện chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Chỉ thị nêu rõ, tình hình quốc tế, khu vực và kinh tế - xã hội trong nước có nhiều biến động khó lường. Dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, tình hình Biển Đông tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung cũng như hoạt động của các ngành kinh tế biển, các địa phương có biển.

Bên cạnh đó, tồn tại một số nguyên nhân chủ quan khiến quá trình triển khai Nghị quyết số 36-NQ/TW còn chậm như hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách phục vụ phát triển bền vững kinh tế biển còn thiếu và chưa đồng bộ.

Cơ chế điều phối liên ngành về phát triển bền vững kinh tế biển chưa được hoàn thiện, vận hành và phát huy hiệu quả; nguồn lực .

Chính sách - Nhanh chóng thực hiện chiến lược phát triển kinh tế biển

Nhiều nguyên nhân dẫn đến việc chậm thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW

Tạo động lực phát triển bền vững kinh tế biển

Trước tình hình nêu trên, đặt ra yêu cầu cần phải đổi mới và tăng cường tổ chức thực hiện chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Theo đó, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển cần nỗ lực cao, hành động quyết liệt, hiệu quả, không để kéo dài các nhiệm vụ được giao.

Xác định các dự án ưu tiên để tập trung đầu tư, tạo động lực thực sự cho phát triển bền vững kinh tế biển.

Rà soát chính sách hiện hành trên cơ sở yêu cầu thực tiễn để tìm ra, chỉ rõ các chính sách, quy định đang kìm hãm các nguồn lực cho phát triển bền vững kinh tế biển để kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền.

Các địa phương có biển vừa phát huy tinh thần “tự lực, tự cường” (nội lực), vừa tận dụng “ngoại lực” cho phát triển; lấy doanh nghiệp làm trung tâm, khuyến khích hình thành, phát triển các tập đoàn kinh tế lớn đầu tư trong các ngành/lĩnh vực kinh tế biển.

Chính sách - Nhanh chóng thực hiện chiến lược phát triển kinh tế biển (Hình 2).

Cần tăng cường thực hiện chiến lược phát triển kinh tế biển

Đẩy nhanh thực hiện chiến lược phát triển

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ủy ban chỉ đạo quốc gia về thực hiện chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 tăng cường vai trò trong việc chỉ đạo thống nhất, liên ngành các nội dung liên quan đến tổ chức thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW và Nghị quyết số 26/NQ-CP nhằm khắc phục những hạn chế của quản lý đơn ngành như hiện nay.

Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các cơ quan liên quan khẩn trương thực hiện nhiệm vụ lập quy hoạch không gian biển quốc gia. Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ đảm bảo chất lượng và đúng theo tiến độ đã được phê duyệt.

Đối với các địa phương có biển, phải thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển tại địa phương (nếu chưa có);

Khẩn trương xây dựng, hoàn thiện nhiệm vụ lập quy hoạch của địa phương đảm bảo các quy hoạch được tích hợp quy hoạch vùng, quy hoạch quốc gia.

Trong đó trọng tâm là phát triển bền vững kinh tế biển, tăng cường liên kết vùng; tập trung, ưu tiên và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, trong đó có các nguồn lực xã hội hóa để triển khai thực hiện các chương trình, dự án.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.