Nhiều chứng cứ khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam

Nhiều chứng cứ khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam

Chủ nhật, 28/04/2013 | 08:04
0
Chiều ngày 27/4, Hội thảo quốc tế “Chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa - những khía cạnh lịch sử và pháp lý” chính thức bế mạc với 13 tham luận nêu về chủ quyền biển đảo Việt Nam ở Hoàng Sa, Trường Sa
Chủ trì phiên bế mạc, PGS.TS Phạm Đăng Phước - Hiệu trưởng trường ĐH Phạm Văn Đồng - tổng hợp các nội dung tham luận, qua đó cho thấy học giả đã đưa ra các bằng chứng, căn cứ pháp lý lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; đồng thời chỉ rõ Trung Quốc hoàn toàn không có các chứng cứ để khẳng định chủ quyền của họ đối với 2 quần đảo này, lãnh thổ Trung Quốc kết thúc ở đảo Hải Nam.
Miền trung - Nhiều chứng cứ khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam
Hơn 50 học giả và khách mời tham gia Hội thảo quốc tế về Hoàng Sa và Trường Sa.
Các tham luận đã phân tích một số khía cạnh của Luật pháp quốc tế liên quan đến thụ đắc lãnh thổ, theo đó có thể kết luận rằng Việt Nam đã xác lập và thực thi chủ quyền đối với 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa một cách hoà bình, liên tục phù hợp với luật pháp quốc tế. Hành động sử dụng vũ lực của Trung Quốc chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa năm 1974 và một số bãi ngầm ở quần đảo Trường Sa năm 1988 hoàn toàn vi phạm luật pháp quốc tế.
Bên cạnh đó, các học giả đã thảo luận nhiều về tình hình Biển Đông thời gian gần đây; phê phán yêu sách phi lý “đường lưỡi bò” ở Biển Đông, đồng thời chỉ ra rằng việc Trung Quốc đẩy mạnh các hoạt động nhằm thực thi yêu sách “đường lưỡi bò” chính là nguyên nhân gây tình hình căng thẳng ở Biển Đông.
Miền trung - Nhiều chứng cứ khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam (Hình 2).
Cột mốc Trường Sa và tượng đài Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải trên sân khấu Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa

Các ý kiến cũng cho rằng việc Trung Quốc thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” với vùng biển rộng 2 triệu km2 và đang ráo riết triển khai các hoạt động củng cố “Tam Sa”, nhất là việc Trung Quốc thiết lập cơ quan chỉ huy quân sự ở thành phố “Tam Sa”, ban hành “Điều lệ quản lý trị an biên phòng tỉnh Hải Nam” là nhằm khống chế, kiểm soát Biển Đông, đe doạ hoà bình, ổn định và an ninh an toàn hàng hải ở Biển Đông.

Đề cập đến nội dung tham luận về việc Philippin khởi kiện Trung Quốc ra Toà Trọng tài theo phụ lục 7 của Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982, các ý kiến tại Hội thảo cho rằng hành động khởi kiện của Phi-lip-pin là phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế. Việc làm của Philippin đã mở ra một cục diện mới cho giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng biện pháp pháp lý. Với hành động Trung Quốc từ chối tham gia vụ kiện của Philippin cho thấy rõ Trung Quốc hoàn toàn không có cơ sở pháp lý cho các yêu sách của họ ở Biển Đông.

Tại Hội thảo lần này, các đại biểu nhất trí cho rằng hoà bình ổn định, bảo đảm tự do, an ninh an toàn hàng hải ở Biển Đông là lợi ích chung của các nước trong và ngoài khu vực. Các quốc gia ven Biển Đông cần tuân thủ luật pháp quốc tế, Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển 1982, thực hiện đầy đủ và nghiêm túc Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và sớm xây dựng Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC). Các tranh chấp ở Biển Đông cần được giải quyết bằng biện pháp hoà bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982; không sử dụng vũ lực hoặc đe doạ sử dụng vũ lực.

Với một số nội dung trong phát biểu bế mạc, PGS.TS Phạm Đăng Phước mong muốn các học giả thấy rõ hơn nét văn hóa, xác lập chủ quyền biển đảo ở Hoàng Sa và Trường Sa thông qua Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa vào sáng ngày 28/4 ở đảo Lý Sơn.

Theo Hồng Long (Dân trí)

Giải phóng Trường Sa, trận đánh thần tốc

Thứ 6, 26/04/2013 | 11:07
Sáng 29-4-1975, một ngày trước khi giang sơn liền một mối, Trường Sa - một phần máu thịt của Tổ quốc - được giải phóng. Chỉ với hơn 200 chiến sĩ đặc công đi trên 3 tàu không số, đội quân của những “Yết Kiêu thời đại Hồ Chí Minh” đã làm chủ Trường Sa.

Những bản đồ do chính người Trung Quốc vẽ không Hoàng Sa, Trường Sa

Thứ 5, 28/03/2013 | 07:21
Trong cuốn Kỷ yếu Hoàng Sa do UBND huyện Hoàng Sa, TP Đà Nẵng phát hành, một loạt các bản đồ cổ của Trung Quốc, do chính người Trung Quốc vẽ năm 1909 trở về trước đều chứng minh Tây Sa (Hoàng Sa) và Nam Sa (Trường Sa) không thuộc về Trung Quốc.
Cùng chuyên mục

Nghệ An: Chưa có cơm tối, con trai đánh chết mẹ

Thứ 2, 09/12/2013 | 19:57
Dù mẹ già ốm nặng không gượng dậy nổi để nấu cơm nhưng Hoàng Khắc Thắng đã đánh mẹ đến ngất xỉu.

Quảng Nam: Bơi qua sông, một người chết đuối

Thứ 2, 09/12/2013 | 19:54
Vào ngày 9/12, thông tin từ chính quyền xã Đại An (Đại Lộc, Quảng Nam) cho hay, một người đã chết đuối khi tự bơi qua sông.

Gia Lai: Công nông lật, 25 người nhập viện cấp cứu

Thứ 2, 09/12/2013 | 13:38
Chiếc xe công nông chở hơn 30 người dân tộc Bahnar đi thăm người quen ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai về, bất ngờ bị lật. 25 người phải vào viện cấp cứu.

Đảo lộn cuộc sống vì bị rác bủa vây

Chủ nhật, 08/12/2013 | 15:21
Mấy tháng nay, nhiều hộ dân ở khối 12, thị trấn Nghèn (Can Lộc – Hà Tĩnh) khốn khổ vì bãi tập kết rác thải sinh hoạt của địa phương đang trong tình trạng quá tải gây ô nhiễm nghiêm trọng. Mùi nồng nặc hôi thối, ruồi nhặng và khói bụi khi đốt rác bay vào nhà người dân.

Hà Tĩnh: Tài xế gây tai nạn rồi bỏ trốn đã ra đầu thú

Chủ nhật, 08/12/2013 | 14:42
Ngày 8/12, thông tin từ CSGT huyện Kỳ Anh cho biết, tài xế gây ra vụ tai nạn chết người, khiến người dân dựng rạp trên QL1A tại khu vực Đèo Con đã ra đầu thú.