Nhìn lại “những nốt trầm buồn” để du lịch Việt Nam sớm đón “bình minh”

Nhìn lại “những nốt trầm buồn” để du lịch Việt Nam sớm đón “bình minh”

Nguyễn Anh Ngọc

Nguyễn Anh Ngọc

Chủ nhật, 26/12/2021 11:25

Đại dịch đã khiến cho du lịch Việt rơi vào “khoảng lặng”. Các ngành, các cấp đang nỗ lực tìm hướng đi và giải pháp để sớm phục hồi và phát triển du lịch trở lại.

Trong khuôn khổ chương trình Hội thảo du lịch năm 2021 “Du lịch Việt Nam - hội nhập và phát triển”, chiều 25/12, diễn ra phiên toàn thể. Dự hội thảo có Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và lãnh đạo, đại diện các bộ, ngành trung ương. Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam tham dự hội thảo từ điểm cầu Văn phòng Chính phủ.

Phục hồi và phát triển

Với nội dung “Du lịch Việt Nam trong bối cảnh tác động của đại dịch Covid-19”, Bộ trưởng bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng cho biết 2 năm ảnh hưởng bởi đại dịch, đó là “những nốt trầm buồn” của du lịch Việt Nam.

Kinh tế vĩ mô - Nhìn lại “những nốt trầm buồn” để du lịch Việt Nam sớm đón “bình minh”

Bộ trưởng bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng.

Từ một ngành công nghiệp không khói đóng góp trên 10% vào GDP, năm 2019 đón số lượng khách quốc tế kỷ lục với 18 triệu lượt khách. Đồng thời, 3 năm liên tiếp Việt Nam liên tục được các tổ chức du lịch uy tín thế giới đánh là điểm đến hàng đầu Châu Á. Trong đó điểm đến về du lịch an toàn, ẩm thực, phong cảnh đẹp…

Tuy nhiên đại dịch đã khiến cho du lịch Việt rơi vào “khoảng lặng”. Năm 2020, lượng khách quốc tế cả năm 2020 giảm 80%, khách nội địa giảm 34%, tổng thu từ khách du lịch giảm 59% so với năm 2019.

Năm 2021 lượng khách tiếp tục sụt giảm trong nội địa 57%, doanh số, doanh thu càng sụt giảm nghiêm trọng. Hơn 2.000 doanh nghiệp kinh doanh du lịch rút giấy phép hoặc ngừng hoạt động.

“Lực lượng lao động trong ngành đứt gãy, số lượng không có việc làm rất nhiều, hạ tầng du lịch không có điều kiện để đầu tư, các cơ sở hiện có không có điều kiện để đón khách”, ông Hùng nói.

Trước thực trạng trên, Quốc hội, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách và có những biện pháp hỗ trợ kịp thời nhằm giảm bớt khó khăn, thiệt hại cho doanh nghiệp và người lao động.

Trong bối cảnh mới, xu hướng du lịch cũng đã có những dịch chuyển, ảnh hưởng không nhỏ tới các hoạt động xúc tiến, quảng bá, kích cầu du lịch cũng như đảm bảo an toàn cho khách du lịch.

Phục hồi và phát triển du lịch trở thành yêu cầu cấp thiết trong bối cảnh bình thường mới với mục tiêu sẽ đóng góp khoảng 12-14% GDP, tạo ra khoảng 2 triệu việc làm trực tiếp được đặt ra tại Chiến lược phát triển du lịch đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.

Kinh tế vĩ mô - Nhìn lại “những nốt trầm buồn” để du lịch Việt Nam sớm đón “bình minh” (Hình 2).

Phú Quốc như “viên ngọc quý của Việt Nam”. Ảnh Thu Hà.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng đã đưa ra 5 nhóm nhiệm vụ giải pháp nhằm khôi phục và phát triển du lịch sau 2 năm gần như bị tê liệt do dịch Covid-19.

Trong đó, để phục hồi ngành du lịch an toàn, hiệu quả cần ưu tiên số hóa, phân tích thị trường, dự báo đề cập đến các xu hướng du lịch để thích ứng với việc tìm các thị trường. Phục hồi du lịch gắn liền với sản phẩm du lịch. Mỗi địa phương có một sản phẩm du lịch tiêu biểu” và kết nối an toàn.

Đồng thời, phát triển du lịch nhưng phải đảm bảo an toàn yêu cầu phòng chống dịch. Bên cạnh đó, cần giữ chân đội ngũ nhân lực nòng cốt, tiếp tục đào tạo nhân lực và phát triển kỹ năng làm việc an toàn cho đội ngũ nhân viên. Xây dựng các sản phẩm mới, sản phẩm du lịch an toàn, sản phẩm du lịch ngách (du lịch golf, du lịch mạo hiểm…) nhằm đa dạng hóa sản phẩm phù hợp với xu hướng và nhu cầu của thị trường.

Kinh tế vĩ mô - Nhìn lại “những nốt trầm buồn” để du lịch Việt Nam sớm đón “bình minh” (Hình 3).

Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam phát biểu từ Văn phòng Chính phủ.

Mở cửa kèm theo các biện pháp chắc chắn

Phát biểu từ Văn phòng Chính phủ thông qua hình thức trực tuyến, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam nhấn mạnh đây là hội thảo rất quan trọng; đồng thời đồng tình với các ý kiến cần nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch, trong đó có tăng cường phát triển du lịch cộng đồng vì không chỉ bổ trợ cho các doanh nghiệp du lịch mà còn giúp cho nhiều người dân về kinh tế và “đem thế giới vào tận vùng sâu, vùng xa” thông qua khách du lịch.

Mặt khác, Phó Thủ tướng đề nghị cần rất khẩn trương số hóa nguồn tài nguyên về du lịch; đồng thời để phục hồi phát triển du lịch, bên cạnh chiến lược, tầm nhìn, giải pháp lớn thì điều quan trọng là cần tổ chức thực hiện tốt, hiệu quả.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng, mở cửa kèm theo các biện pháp chắc chắn; không nên quá nóng vội mà điều chính yếu là cần kiểm soát thật tốt dịch bệnh Covid-19 trong thời gian ngắn nhất, đồng thời tự đổi mới hoạt động du lịch để sẵn sàng đón khách lúc đảm bảo an toàn.

Kinh tế vĩ mô - Nhìn lại “những nốt trầm buồn” để du lịch Việt Nam sớm đón “bình minh” (Hình 4).

Toàn cảnh hội thảo.

Phát biểu kết luận hội thảo, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh cho biết: “Ban tổ chức sẽ tổng hợp, hoàn thiện báo cáo kết quả hội thảo và kiến nghị Quốc hội, Chính phủ những cơ chế, chính sách, giải pháp cụ thể, thiết thực nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, phục hồi và phát triển du lịch trong những năm sắp tới”.

Đồng thời, ông Nguyễn Đắc Vinh kiến nghị Quốc hội nghiên cứu các nội dung đề xuất để xem xét, thảo luận về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2022 - 2023; đề nghị Chính phủ nghiên cứu, xem xét bổ sung các nội dung liên quan tới phục hồi và phát triển du lịch trong Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2022 - 2023, trong đó coi du lịch là lĩnh vực trọng tâm ưu tiên với quy mô đủ lớn, thời gian đủ dài, phạm vi đủ rộng để sớm phục hồi, lấy lại đà tăng trưởng mạnh mẽ cho ngành du lịch.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.