Theo đó, Thông tư dự thảo quy định về thủ tục đăng ký hạn mức phát hành trái phiếu quốc tế của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh; thủ tục đăng ký, đăng ký thay đổi khoản phát hành trái phiếu quốc tế của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh.
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ bỏ toàn bộ các quy định về thủ tục thẩm định khoản phát hành trái phiếu quốc tế của các ngân hàng thương mại Nhà nước.
Phía NHNN cho biết, việc áp dụng Thông tư 17 không gặp các vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện. Tuy nhiên, nghị định của Chính phủ về phát hành trái phiếu doanh nghiệp trước đây đã được thay thế bằng Nghị định 153/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2021 quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế (Nghị định 153). Do đó, Thông tư 17 cần được thay thế để đảm bảo phù hợp với cơ sở pháp lý ban hành tại Nghị định 153.
Đồng thời, nhằm đáp ứng nhu cầu quản lý trong bối cảnh hiện tại, NHNN đang trong quá trình bổ sung, chỉnh sửa một số văn bản hướng dẫn về quản lý vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp (dự thảo Thông tư thay thế Thông tư 12/2014/TT-NHNN ngày 31/3/2014 quy định về điều kiện vay nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh; dự thảo Thông tư thay thế Thông tư 03/2016/TT-NHNN hướng dẫn một số nội dung về quản lý ngoại hối đối với việc vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp).
Thông tư cũng quy định các nội dung khác về bổ sung quy định về các trường hợp sẽ không phải thực hiện đăng ký thay đổi khoản phát hành TPQT; bỏ các nội dung không liên quan đến TTHC trong việc phát hành TPQT.
NHNN cho biết thông tư thay thế Thông tư 17 và các Thông tư nói trên được ban hành sẽ đảm bảo tính thống nhất trong hệ thống quy phạm pháp luật về quản lý vay, trả nợ nước ngoài.
Một tác động khác là việc bỏ các quy định về thủ tục thẩm định, bổ sung trường hợp không cần thực hiện ĐKTĐ sẽ giảm số lượng TTHC liên quan đến khoản phát hành TPQT phải thực hiện. Số lượng TTHC giảm sẽ giúp giảm chi phí thực hiện TTHC từ phía doanh nghiệp cũng như chi phí xử lý TTHC từ phía cơ quan nhà nước (giảm thời gian xử lý TTHC, giảm chi phí lưu trữ hồ sơ). Đồng thời, Hoàn thiện hệ thống pháp luật về vay, trả nợ nước ngoài theo hướng đồng bộ, tránh việc trùng lặp các quy định đã có trong các văn bản QPPL khác.