Nhọc nhằn phận nữ mưu sinh gần chùa Bái Đính

Nhọc nhằn phận nữ mưu sinh gần chùa Bái Đính

Thứ 4, 20/11/2013 | 17:32
0
Cách chùa Bái Đính khoảng 1,5km về phía Nam là bến thuyền Tràng An - nằm trong khu du lịch sinh thái Tràng An, Ninh Bình. Nơi đây có rất nhiều phụ nữ mưu sinh bằng nghề chèo thuyền đưa khách vào các hang, động tham quan. Để gắn bó với những con thuyền này, nhiều người đã phải để con cho ông, bà nuôi dưỡng, hàng ngày vào bến thuyền chở khách, kiếm tiền nuôi sống gia đình...

70 tuổi vẫn chèo thuyền

Bến thuyền Tràng An thuộc xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình, đây là quần thể hang động gồm 31 hồ, đầm nước được nối thông bởi 48 hang động đã được phát hiện trong đó có những hang xuyên thủy dài 2km như hang Địa Linh, hang Sinh Dược, hang Mây... Vì vậy đây là một nơi danh lam thắng cảnh thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước. Để đi vào những hang động ấy, du khách phải đi bằng thuyền. Có mặt trong một chuyến khám phá cùng bạn bè, chúng tôi mới cảm nhận được sự vất vả, khó khăn của những người phụ nữ chèo thuyền nơi đây.

Có mặt trên chiếc thuyền được đánh số 26, người phụ nữ chèo thuyền tên là Lưu Thị Minh cho biết, thuyền của chị chỉ là 1 trong khoảng 1.200 chiếc thuyền đang xếp hàng dài chờ khách. Bởi vậy, cả tuần may ra thì có 1 chuyến chở khách. Mỗi chiếc đò như vậy chở khoảng 4 khách, mỗi khách trả cho bên quản lý khu du lịch 100 nghìn đồng, chỉ khi nào thuyền đủ 4 khách  mới được xuất bến. Số tiền chở khách thu về là 400 nghìn đồng, số tiền chị nhận được không đáng bao nhiêu, thời gian chèo đò chở khách đi qua các hang động, đợi khách lên chùa, ngắm cảnh, tổng cộng là 3 tiếng. Nếu ngày nào may mắn mới nhận được hai chuyến đi vào sáng và chiều, vậy là hết thời gian trong một ngày. Sau mỗi chuyến đi, có khách thông cảm thì sẽ "bo" thêm tiền, nhưng không phải ai cũng vậy và số tiền ấy cũng chả đáng là bao. "Sau tết là khoảng thời gian khách thích đi chùa, đi du lịch thì chúng tôi mới đông khách, chứ ngày thường thì ít lắm. Hơn một nghìn chiếc thuyền nên người chèo đò phải phân chia theo ca, theo ngày. Không phải ngày nào cũng được chèo đò. Những ngày chờ đến  lượt, ai thuê gì chị làm nấy, nếu không có thì ở nhà túc tắc thêu tay", chị Minh nói.

Theo chị Lưu Thị Minh, những người mưu sinh ở bến đò này là phụ nữ, bởi chỉ có phụ nữ mới nhận công việc này vì chèo đò cần khéo léo, đưa thuyền và du khách qua những hang động nhỏ, bên trên là những nhũ đá lởm chởm. Ở đây còn có bà Lộc, đã 70 tuổi, vẫn chèo thuyền đưa khách du ngoạn trên sông. Bà Lộc có mái tóc bạc trắng nên nhiều du khách thích chụp ảnh bà. Tuy tuổi đã cao nhưng bà vẫn còn rất minh mẫn, vẫn có thể vừa chèo thuyền, vừa giới thiệu các di tích, hang động cho khách du lịch được. Tuy nhiên, hết tháng 11 này là cụ thôi không làm nữa, về nhà an dưỡng tuổi già.

Xã hội - Nhọc nhằn phận nữ mưu sinh gần chùa Bái Đính

Thuyền chở khách trên bến Tràng An

Chị Lê Thị Hà, cũng là người chèo đò trên bến thuyền Tràng An tâm sự: "Những người chèo đò ở đây hầu hết là người dân xã Trường Yên, Hoa Lư, Ninh Bình và một phần ở xã Gia Sinh, Gia Viễn, Ninh Bình. Vì nhà cũng gần khu công nghiệp, bãi khai thác đá nên đồng ruộng không có hoặc đã bị lấy làm khu công nghiệp nên chúng tôi phải sống dựa vào khu du lịch. Ngoài những người chèo đò thì số chị em khác làm nghề bán tạp hóa trên sông, tức mà mang nước uống,  hoa quả, bánh kẹo lên thuyền bán cho khách du lịch  ngắm cảnh, không phụ thuộc vào Ban quản lý của khu danh thắng Tràng An...".

Chèo thuyền cũng phải thi

Chị Lê Thị Hà bộc bạch: "Để bà con trong xã Trường Yên (huyện Hoa Lư) và xã Gia Sinh (huyện Gia Viễn) ai cũng được chèo thuyền đưa khách dạo chơi sông và hang động Tràng An, Ban quản lý khu du lịch Tràng An đưa ra yêu cầu bắt buộc những người phụ nữ mưu sinh trên sông bằng thuyền phải thực hiện kiểm định, bảo đảm điều kiện an toàn giao thông khi đăng ký tham gia dịch vụ. Con số thuyền đăng ký chở khách lên đến 1.200 chiếc. Tất cả đều được đánh số thứ tự, tới lượt thì xếp hàng trên bến sông chở khách. Một điều hay là nếu khách có muốn thuê riêng để dạo chơi theo ý mình cũng phải qua Ban quản lý để bảo đảm giá cả được tuân thủ theo quy định chung, tránh việc cạnh tranh về giá dịch vụ và cũng là bảo đảm quyền lợi của du khách".

Đặc biệt, để được nhận vào làm lái đò bến thuyền du lịch Tràng An, những người phụ nữ nơi đây phải trải qua một kỳ thi sát hạch. Chị Hà cho biết, khi vào thi, người lái đò phải chèo sao cho đảm bảo độ an toàn, đúng thời gian quy định và không được xô, đâm vào vách đá, núi đá,  người trong ban quản lý sẽ ngồi ngay trên thuyền để kiểm tra trình độ lái đò của từng người, khi đảm bảo thời gian, an toàn đường sông thì người chèo thuyền mới được nhận vào làm.

Theo chị Trần Thị Bái (xã Gia Sinh, Gia Viễn, Ninh Bình), chị vào đây làm đã được 2 năm. Trước ở nhà chị làm thêu tay nhưng thu nhập cũng không đủ cho hai người con ăn học và bố mẹ già. Làm ở bến thuyền này thì mùa xuân, sau tết mới là mùa làm ăn chứ các tháng khác thì ít, thu nhập không đều. Chồng chị đi làm xe ôm ngoài thành phố Ninh Bình. Chị phải để hai đứa con cho ông bà nội trông, ngày nào đến lượt mình thì chèo đò, tối mịt mới về nhà, có khi về đến nơi, con cái đã đi ngủ hết, sáng đi làm thì con chưa dậy...".

Không riêng gì chị Bái mà những người phụ nữ khác chèo thuyền ở bến đò Tràng An này đều có hoàn cảnh rất khó khăn. Như chị Lê Thị Oanh nhà ở xã Trường Yên thì vừa chèo đò, vừa nuôi chồng bị ung thư giai đoạn cuối, hai đứa con học cấp 2, đang có nguy cơ bỏ học vì gia đình quá khó khăn. Chúng tôi gặp chị Oanh khi chị đang loay hoay đưa thuyền vào bến khi khách vùa kết thúc chuyến tham quan.

Chị Oanh nói: "Ngày đông khách có khoảng 300 lượt thuyền rời bến, như vậy cứ 4 - 5 ngày mới tới lượt một chiếc thuyền. Thời gian vắng khách thì mỗi ngày có khoảng 100 lượt thuyền rời bến, vậy phải 13 ngày mới tới vòng thuyền. Người chèo thuyền chưa tới lượt lại đi gặt lúa, gieo mạ, làm cỏ lúa hay chở hàng hóa bán cho khách du lịch. Thuyền bán hàng không được chở khách, đó là quy định nghiêm ngặt nên chúng tôi không thể làm trái được, một tháng tổng thu nhập của gia đình là 3,5 triệu đồng, lo cho chồng bị ốm, con đi học cứ tháng nọ bù tháng kia, không bao giờ đủ...".

Học cách chèo thuyền bằng chân

Chị Lưu Thị Minh cho biết, hầu như tất cả những phụ nữ trong xã đều có thể chèo thuyền. Với số tiền 100.000 nghìn đồng một chuyến đò, chèo trong ba giờ đồng hồ sẽ rã rời đôi tay, cho nên ở đây mọi người học cách chèo thuyền bằng chân. Mặc dù mưu sinh vất vả, nhưng những người phụ nữ nơi đây đều cố gắng chèo thuyền, để du khách những giờ tham quan ngắm cảnh thoải mái nhất. Chị cũng tin rằng, rồi cuộc sống sẽ vất vả hơn, để gia đình chị và gia đình những người chèo đò khác bớt đi nỗi lo cơm áo gạo tiền.

Lạc Thành

Chuyện ít biết về những người mưu sinh nơi đáy sông Sài Gòn

Thứ 2, 04/11/2013 | 14:01
Có một làng nghề thợ lặn tồn tại giữa mảnh đất Sài Gòn đã gần 75 năm nay. Cuộc sống của người dân làng nghề này là hằng ngày phải lặn ngụp dưới đáy sông, tìm kiếm phế liệu hay bất cứ thứ gì có thể mưu sinh. Tuy công việc vô cùng vất vả, lành ít dữ nhiều, nhưng người dân vẫn yêu nghề và muốn phát triển, bảo vệ nghề lặn của làng mình.

Nghề mưu sinh khó tin của sao trước khi thành danh

Thứ 2, 04/11/2013 | 08:35
Tự Long đã phải làm lơ xe, Đặng Thu Thảo đi bán hàng thuê hay Chí Trung ép săm lốp giao cho từng đại lý... để kiếm sống.

'Pê đê' tủi phận mưu sinh trong nước mắt

Thứ 2, 19/08/2013 | 14:42
Không có bằng cấp, nghề nghiệp và cũng không có ai chịu nhận người 'nam không ra nam, nữ không ra nữ", nhiều người chuyển giới đang hàng ngày chịu tủi nhục để sinh tồn.

Phát hoảng cảnh mưu sinh giữa nghĩa trang lớn nhất Sài thành

Thứ 5, 08/08/2013 | 07:37
Trưa hè nắng chói, nghĩa địa Bình Hưng Hòa lổn nhổn người nằm ngủ, kẻ ăn trưa, dày đặc người mua kẻ bán thịt, cá, gà vịt... giữa những mồ mả cũ kĩ.

Đại gia đình 50 năm mưu sinh ở... đáy sông

Thứ 3, 16/07/2013 | 13:34
Hơn 50 năm trong nghề, nếm đủ mọi nguy hiểm, bạc bẽo của đời thợ lặn, ông Nguyễn Văn Dung khi qua đời chỉ truyền lại cho đàn con những tuyệt kỹ của nghề lặn mò đáy sông với lời khuyên "hãy tìm cách lên bờ... nghề lặn bạc bẽo lắm".

Những phận đời ngâm mình dưới biển mưu sinh

Thứ 2, 17/06/2013 | 10:42
Tôi gặp em vào một buổi chiều tà trên biển Cửa Lò (Nghệ An), cô bé đội chiếc mũ lụp xụp che khuất tầm mắt, nhưng vẫn để lộ nụ cười rất tươi trong ánh hoàng hôn. Nhưng điều khiến tôi ám ảnh hơn cả là một cơ thể đang run vì lạnh giữa tiết trời vẫn còn hầm hập nóng của ngày hè tháng 6 miền Trung.

Về chợ Bà Rén xem chị em 'bồng heo' mưu sinh

Thứ 4, 05/06/2013 | 19:31
Nằm giữa quốc lộ chằng chịt người xe qua lại, dưới cái nắng như thiêu như đốt của ngày hè, thế nhưng vẫn có không ít chị em phụ nữ không quản nắng mưa, mệt nhọc "chạy" theo cái nghề kỳ lạ có một không hai này.

Thạc sĩ bằng đỏ về quê phụ xe, bán hàng mưu sinh

Chủ nhật, 26/05/2013 | 07:30
Kinh tế suy thoái kéo theo đó là tình trạng thất nghiệp ngày càng gia tăng của các cử nhân, thạc sĩ. Nhiều người sở hữu bằng đỏ nhưng vẫn lận đận khi xin việc, mang hồ sơ đi xin việc khắp nơi, nhưng rồi vẫn hoàn thất nghiệp, phải về quê mưu sinh bằng các nghề khác nhau

Chuyện ít biết về những người mưu sinh nơi đáy sông Sài Gòn

Thứ 2, 04/11/2013 | 14:01
Có một làng nghề thợ lặn tồn tại giữa mảnh đất Sài Gòn đã gần 75 năm nay. Cuộc sống của người dân làng nghề này là hằng ngày phải lặn ngụp dưới đáy sông, tìm kiếm phế liệu hay bất cứ thứ gì có thể mưu sinh. Tuy công việc vô cùng vất vả, lành ít dữ nhiều, nhưng người dân vẫn yêu nghề và muốn phát triển, bảo vệ nghề lặn của làng mình.

Nghề mưu sinh khó tin của sao trước khi thành danh

Thứ 2, 04/11/2013 | 08:35
Tự Long đã phải làm lơ xe, Đặng Thu Thảo đi bán hàng thuê hay Chí Trung ép săm lốp giao cho từng đại lý... để kiếm sống.

'Pê đê' tủi phận mưu sinh trong nước mắt

Thứ 2, 19/08/2013 | 14:42
Không có bằng cấp, nghề nghiệp và cũng không có ai chịu nhận người 'nam không ra nam, nữ không ra nữ", nhiều người chuyển giới đang hàng ngày chịu tủi nhục để sinh tồn.

Phát hoảng cảnh mưu sinh giữa nghĩa trang lớn nhất Sài thành

Thứ 5, 08/08/2013 | 07:37
Trưa hè nắng chói, nghĩa địa Bình Hưng Hòa lổn nhổn người nằm ngủ, kẻ ăn trưa, dày đặc người mua kẻ bán thịt, cá, gà vịt... giữa những mồ mả cũ kĩ.

Đại gia đình 50 năm mưu sinh ở... đáy sông

Thứ 3, 16/07/2013 | 13:34
Hơn 50 năm trong nghề, nếm đủ mọi nguy hiểm, bạc bẽo của đời thợ lặn, ông Nguyễn Văn Dung khi qua đời chỉ truyền lại cho đàn con những tuyệt kỹ của nghề lặn mò đáy sông với lời khuyên "hãy tìm cách lên bờ... nghề lặn bạc bẽo lắm".

Những phận đời ngâm mình dưới biển mưu sinh

Thứ 2, 17/06/2013 | 10:42
Tôi gặp em vào một buổi chiều tà trên biển Cửa Lò (Nghệ An), cô bé đội chiếc mũ lụp xụp che khuất tầm mắt, nhưng vẫn để lộ nụ cười rất tươi trong ánh hoàng hôn. Nhưng điều khiến tôi ám ảnh hơn cả là một cơ thể đang run vì lạnh giữa tiết trời vẫn còn hầm hập nóng của ngày hè tháng 6 miền Trung.

Về chợ Bà Rén xem chị em 'bồng heo' mưu sinh

Thứ 4, 05/06/2013 | 19:31
Nằm giữa quốc lộ chằng chịt người xe qua lại, dưới cái nắng như thiêu như đốt của ngày hè, thế nhưng vẫn có không ít chị em phụ nữ không quản nắng mưa, mệt nhọc "chạy" theo cái nghề kỳ lạ có một không hai này.

Thạc sĩ bằng đỏ về quê phụ xe, bán hàng mưu sinh

Chủ nhật, 26/05/2013 | 07:30
Kinh tế suy thoái kéo theo đó là tình trạng thất nghiệp ngày càng gia tăng của các cử nhân, thạc sĩ. Nhiều người sở hữu bằng đỏ nhưng vẫn lận đận khi xin việc, mang hồ sơ đi xin việc khắp nơi, nhưng rồi vẫn hoàn thất nghiệp, phải về quê mưu sinh bằng các nghề khác nhau