Nhức nhối phê bình phim điện ảnh Việt

Nguyễn Hữu Thắng
Thứ 3, 24/05/2022 | 13:45
0
Khi một bộ phim ra đời, ngoài những ý kiến khách quan của khán giả, còn có lực lượng “phê bình tự do” mọc như nấm sau mưa, viết tán loạn, không cần chuyên môn nào.

Với sự ổn định trở lại của cuộc sống sau hai năm đại dịch Covid, các ngành dịch vụ cũng đang dần dần bắt nhịp gần với tốc độ phát triển của giai đoạn trước dịch. Ngành phim ảnh Việt Nam cũng bắt đầu sôi động hơn với sự ra mắt của nhiều bộ phim trong nước và quốc tế, khuấy động thị trường phim ảnh và phòng vé.

Hầu hết các bộ phim ra rạp đều tạo được mối quan tâm và đón chờ của khán giả từ đó có nhiều thảo luận và tranh luận về đánh giá và cảm nhận với mỗi phim. 

Việc phê bình, đánh giá mỗi bộ phim là chuyện hiển nhiên khi có một bộ phim ra rạp. Tuy nhiên đánh giá và phê bình dựa trên cơ sở chuyên môn nào, dựa trên các yếu tố nào, với mỗi thể loại phim như thế nào thì lại là điều chưa được định hướng và phân loại rõ ràng hiện nay. 

Phê bình phim Việt Nam ở đâu?

Thị trường phim Việt trong vài năm qua về doanh thu có phần khởi sắc, tuy nhiên chất lượng và màu sắc phim Việt là điều cần quan tâm. Nhiều người cho rằng, các phim Việt gần đây có bóng dáng dòng phim “mỳ ăn liền” của những năm 90 tái xuất trở lại, với những chủ đề loanh quanh gây cười nhạt nhẽo, mua kịch bản nước ngoài làm lại… cốt tìm cách lôi kéo khán giả trẻ đến rạp để nhà sản xuất hưởng doanh thu. 

Ngược lại với doanh thu, điện ảnh Việt gần như không thu được hiệu quả gì và khá bấp bênh để xây dựng dấu ấn cho riêng mình trong tương lai lâu dài để tìm cơ hội đưa điện ảnh Việt vươn ra tầm quốc tế, cơ hội quảng bá văn hoá con người Việt Nam thông qua điện ảnh vô cùng mong manh. 

Phải chăng điện ảnh Việt đang thiếu đi lực lượng mạnh mẽ trong phê bình điện ảnh? Đó là cái gốc khách quan, điểm tựa khá chắc chắn của các nhà làm phim. 

Quan điểm - Nhức nhối phê bình phim điện ảnh Việt

Khi một bộ phim ra đời, ngoài những ý kiến khách quan của khán giá thì còn có một lực lượng "phê bình tự do" mọc như nấm sau mưa, viết tán loạn mà không cần chuyên môn, trường lớp nào.

Chúng ta không thể phủ nhận tầm quan trọng của các nhà phê bình phim vì ở bất cứ quốc gia nào, lực lượng phê bình phim tối quan trọng, họ giúp định hướng, thể hiện khách quan các quan điểm có tính học thuật nhằm tác động tích cực vào môi trường điện ảnh, giúp minh bạch thị trường, tránh sự nhiễu loạn của xã hội làm ảnh hưởng đến các nhà sản xuất phim, đi sai chủ trương của Nhà nước về phát triển điện ảnh.

Rất lâu rồi chúng ta không nhắc tới một cơ quan hay tổ chức phê bình phim điện ảnh một cách chính thống dẫn đến môi trường phê bình phim rất nhiễu loạn, "nhiều người ví như một cái chợ". Nhìn sâu xa, nó cực kỳ nguy hiểm vì có thể ảnh hưởng xấu đến sự phát triển lành mạnh của điện ảnh Việt Nam, dẫn đến mất định hướng trong phát triển điện ảnh quốc gia lâu dài.

Phê bình phim hay xúc phạm, thoá mạ?

Thực trạng này đang diễn ra rất nguy hiểm và tràn lan. Khi một bộ phim ra đời, ngoài những ý kiến khách quan của khán giá thì phía sau còn có một lực lượng "phê bình tự do", tự xưng là nhà phê bình, hay cây viết phê bình, bình luận, tiktoker, reviewer… mọc như nấm sau mưa, viết tán loạn, thể hiện ý kiến dưới chiếc áo tự nhận là cảm nhận, bình luận, đánh giá phim. 

Chưa dừng lại, song hành là các group (hội nhóm) thi nhau bình luận mua vui, tha hồ, thỏa sức tung hứng theo kiểu thích gì nói đó, thậm chí nói bừa bãi, thậm chí chê bai xúc phạm đến các tác giả, tác phẩm điện ảnh theo tính cá nhân một cách thô lỗ, xâm phạm quyền cá nhân mà chưa có cơ quan quản lý nào xử lý theo luật.

Những ngôn từ được các bên này tung hê và sử dụng như tiêu chuẩn để đánh giá phim có thể kể đến "rác rưởi", "phim rác", "kinh tởm", "rẻ tiền", chưa kể đến chế giễu, chửi bới, chửi tục và tung hô việc sử dụng những ngôn từ này như một xu hướng, phong trào. 

Tình trạng này đã có từ lâu nhưng có lẽ do chưa có ai lên tiếng ngăn chặn nên thời gian gần đây, ngôn từ được các bên tự do này sử dụng ngày càng có xu hướng "tiêu cực" và "bôi nhọ" một cách khiếm nhã hơn. 

Có thể kể tới một số các bộ phim như “Chuyện ma đô thị" (Hàn Quốc) bị chụp mũ là bộ phim nếu bạn muốn ăn *** thì hãy tới rạp. "Chuyện ma gần nhà" bị nói là rác phẩm.

Không những bêu xấu một cách khiếm nhã các tựa phim, các "review tự xưng" này còn chụp mũ đồng loạt như “Các cảnh hành động Việt Nam xem ** chảy"

Thậm chí, cũng có rất nhiều bình luận chê bai, xúc phạm trực tiếp cơ quan kiểm duyệt phim của Nhà nước.

Quan điểm - Nhức nhối phê bình phim điện ảnh Việt (Hình 2).

"Em và Trịnh" dù chưa ra phim nhưng cũng bị đánh giá một cách thiếu căn cứ về nhân vật "diễn viên đóng như simp chúa", "dại gái". 

Đây là những ngôn từ khiếm nhã, thiếu văn hoá trầm trọng không nên được sử dụng trong bất cứ hoàn cảnh nào chứ không nói đến là để phát ngôn giữa nơi công luận. Việc sử dụng ngôn từ dung tục, thoá mạ trong nói chuyện trực tiếp hoặc bình luận trên mạng xã hội hoàn toàn có thể coi là hành vi vi phạm pháp luật, thậm chí có thể bị xử phạt tuỳ mức độ hậu quả gây ra. 

Chưa bàn đến nội dung phim tốt hay chưa vì đó là tuỳ quan điểm cá nhân và cảm nhận của mỗi người, tuy nhiên việc sử dụng những ngôn từ không phù hợp văn hoá, thuần phong mỹ tục, xây dựng và định hướng một xu hướng cảm nhận và truyền bá phim thô tục, thiếu văn hoá đang làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến thế hệ trẻ lâu dài.

Đạo diễn Đặng Nhật Minh đã từng bức xúc: "Sinh viên vừa ra trường là được đưa về viết mục văn hoá, thế là có thể đi bình luận về phim" song hành đó lực lượng tự nhận mình là phê bình phim có khi chưa từng học một ngày về chuyên ngành phê bình thì đếm không xuể. Khi khoác danh "chiếc áo phê bình phim" là mặc sức tung hê, nâng lên đặt xuống bộ phim theo cảm hứng cá nhân thậm chí kèm ngôn từ đôi khi ngây ngô, có lúc tục tĩu

Nguy hiểm cho một ngành quan trọng

Sự vắng bóng của các Nhà phê bình phim được đào tạo bài bản hoặc giàu kinh nghiệm trên thị trường điện ảnh đã tạo nên một môi trường phê bình, bình luận phim cực kỳ lộn xộn và hỗn tạp khó kiểm soát, rất nguy hiểm như một vấn nạn.

Khán giả của chúng ta quá lâu rồi không tiếp cận các ý kiến từ các nhà phê bình có chuyên môn, nghiêm túc, có lẽ đây là kẽ hở dẫn đến việc dễ dàng nghe theo các cá nhân với danh xưng ra vẻ rất oách… review phim, tiktok review phim để lựa chọn phim dẫn đến nhiều khán giả thất vọng về lực lượng này.

Thực trạng này không chỉ diễn ra trong ngành điện ảnh, thiết nghĩ các cơ quan quản lý cần sớm vào cuộc.

Phê bình phim cần lắm một tổ chức quy tụ những cá nhân, tập thể những nhà phê bình có chuyên môn cao, thực lực và đầy trách nhiệm để song hành cùng phát triển bền vững với điện ảnh Việt khát vọng xây dựng một ngành công nghiệp điện ảnh mới thành hiện thực.

*Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả

Phim quay tại Việt Nam có tài tử Ma Dong Seok lập kỷ lục phòng vé

Thứ 6, 20/05/2022 | 14:10
The Outlaws 2 dự án phim lấy bối cảnh ở Hàn Quốc và Việt Nam với tài tử Ma Dong Seok trong vai nam chính đã bán được 1,02 triệu vé.

Viện Phim Việt Nam sản xuất phim tài liệu kỷ niệm 132 năm Ngày sinh nhật Bác

Thứ 4, 18/05/2022 | 11:52
Theo đại diện Viện Phim Việt Nam, đây là bộ phim kế thừa nội dung nghiên cứu văn hóa Việt thấm đẫm trong con người Hồ Chí Minh, kết hợp bối cảnh thời sự quốc tế.

Ma Dong Seok cảm thấy vui khi quay phim bối cảnh ở Việt Nam

Chủ nhật, 15/05/2022 | 19:10
Bối cảnh The Outlaws 2 đặt tại Hàn Quốc và Việt Nam, với nhiều phân cảnh hành động, rượt bắt tội phạm gay cấn.
Cùng tác giả

Chủ tịch Hà Nội chỉ đạo xử lý dứt điểm bãi rác Nam Sơn

Thứ 4, 24/04/2024 | 18:23
Chủ tịch UBND Tp. Hà Nội yêu cầu khẩn trương đẩy nhanh tiến độ, sớm triển khai thêm một nhà máy xử lý ở khu vực bãi rác Nam Sơn.

Chỉ đạo làm rõ vụ 2 phóng viên bị hành hung tại Hà Nội

Thứ 4, 24/04/2024 | 17:48
Chủ tịch UBND Tp.Hà Nội đã có văn bản chỉ đạo UBND huyện Thanh Trì phối hợp với Công an Tp.Hà Nội khẩn trương kiểm tra, làm rõ vụ 2 phóng viên bị hành hung.

Hà Nội: Thí điểm cấp phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID

Thứ 4, 24/04/2024 | 13:24
Việc thí điểm thực hiện nói trên nhằm đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính cấp phiếu lý lịch tư pháp, tạo thuận lợi, giảm thời gian, chi phí xã hội cho người dân.

Hà Nội: Thí điểm ứng dụng cảnh báo cháy gắn xác thực định danh

Thứ 4, 24/04/2024 | 11:34
Ứng dụng quản lý, cảnh báo cháy gắn với xác thực định danh số nhà và dữ liệu dân cư nhằm quản lý dữ liệu về công tác PCCC và CNCH trên địa bàn Thành phố.

Hà Nội: Hiện trạng đoạn vành đai "đắt nhất hành tinh"

Thứ 3, 23/04/2024 | 07:33
Đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục (Tp.Hà Nội) dài 2,2km thuộc dự án vành đai 1 với tổng đầu tư hơn 7.200 tỷ đồng dự kiến hoàn thành đầu năm 2025.
Cùng chuyên mục

Đọc sách cần phải có "định hướng"?...

Thứ 7, 20/04/2024 | 07:00
Để có được sự định hướng tốt trong việc chọn sách và đọc sách, ngoài nhu cầu của bản thân, thì sự hiểu biết mang tính nền tảng cũng rất quan trọng.

Đọc sách nhiều – Tốt hay không tốt?...

Thứ 5, 18/04/2024 | 09:36
Khi nói đến việc đọc sách, rất nhiều người trong chúng ta tỏ ra e dè, thậm chí có người còn cười mỉa về hoạt động đó. Tại sao lại có một thực trạng như vậy? Liệu chúng ta có phải là những người không coi trọng tri thức? Tại sao nhiều người vẫn nghĩ, rằng những ai đọc sách nhiều thường dễ “đi trên mây”?...

Những cái tên xưa

Thứ 2, 01/04/2024 | 07:00
Những tên riêng làng xã, có những cái tên tồn tại đã hàng mấy trăm năm, đều có đời sống riêng của nó, đều có nguyên do, đều có yếu tố lịch sử và văn hóa.

Cuộc sống có đôi khi...

Thứ 5, 21/03/2024 | 07:00
Cuộc sống có đôi khi, có rất nhiều những điều xảy đến, cái mà ta không thể nào lường trước được.

Củi tươi

Thứ 2, 11/03/2024 | 07:00
Đang khi xử vụ đại án Vạn Thịnh Phát với rất nhiều kỷ lục thì cùng lúc Bộ Công an và Ủy ban Kiểm tra Trung ương lại tiếp tục... "đốt lò".
     
Nổi bật trong ngày

Có về đây sống được không?...

Thứ 5, 25/04/2024 | 07:00
Trong kỳ nghỉ Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương vừa rồi, tôi có cùng vợ về quê. Vợ tôi là người Nùng, quê Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Một huyện giáp biên giới Trung Quốc, nơi có Thác Bản Giốc nổi tiếng.

Dr Thanh, nhắc lại và nhớ

Thứ 4, 24/04/2024 | 07:00
Trong chúng ta chắc chả ai là không biết, không nghe, ít nhất một lần, cái tên Dr Thanh.