Giới trẻ xô đẩy, chửi bới nhau mong thành 'sao'

Giới trẻ xô đẩy, chửi bới nhau mong thành 'sao'

Thứ 7, 26/10/2013 | 09:59
0
Khi lòng kiên nhẫn không có, ngay cả ở việc xếp hàng để chờ đến lượt mình được vào, thì làm sao đủ lòng kiên nhẫn để trở thành người nổi tiếng có tài năng và đạo đức?

Bị mất cắp khi xếp hàng ứng tuyển

Mặc dù không còn là mùa thi đầu tiên, nhưng ở các chương trình truyền hình thực tế Vietnam Idol, Vietnam Next Top Model, Giọng hát Việt,... vẫn thu hút một lượng khá đông thí sinh tham dự.

Chỉ trong một buổi sáng của ngày tuyển sinh Vietnam Idol 2013 đầu tiên, hàng ngàn thí sinh tham dự, đứng chật cứng khu vực phía trước khách sạn. Vì số lượng quá đông, nên thí sinh phải chia thành từng tốp để vào đăng ký tham dự. Bảo vệ đã dùng hàng rào để ngăn thí sinh thành từng tốp.

Tuy nhiên vì đã quá trưa, các thí sinh đến sau liên tục xô đẩy, chèn ép những người phía trước, hò hét phá vỡ hàng rào bảo vệ để vào cho nhanh. Không ít thí sinh nữ bị chèn ép quá sức đã hoảng sợ, cầu cứu lực lượng bảo vệ để được thoát ra ngoài.

Xã hội - Giới trẻ xô đẩy, chửi bới nhau mong thành 'sao'

Thí sinh chen lấn, xô đẩy trong ngày đầu tuyển sinh của Vietnam Idol 2013 diễn ra ngày 14/10.

Lực lượng an ninh tuy đã được tăng cường, vẫn không khống chế được tình hình do lượng thí sinh quá đông, dẫn đến sập hàng rào bên ngoài, và các thí sinh cứ thế vượt vòng vây vào bên trong. Tình trạng này dẫn đến hiện tượng náo loạn khu vực bên ngoài khách sạn. Không ít thí sinh nhảy qua hàng rào, hoặc chen lấn, xô đẩy cả những người phía trước mình để được vào trong.

Rất nhiều người cảm thấy "sốc" khi nhìn cảnh tượng này. Tuy nhiên, điều đáng buồn là đây không phải lần đầu tiên chương trình này rơi vào "thảm họa" ngay từ ngày đầu tuyển sinh. Vào năm 2010, tại vòng sơ tuyển Vietnam Idol diễn ra tại quận 7, TP.HCM tình trạng chen lấn, xô đẩy đã xảy ra. Và việc chờ đợi dưới nắng nóng nhiều giờ đã khiến nhiều thí sinh ngất xỉu. Không ít bạn trẻ còn bị mất cắp điện thoại sau khi rơi vào sự hỗn loạn, xô đẩy tại đây.

Vậy nhưng các bạn trẻ vẫn bất chấp mưa nắng, bất chấp cảnh chen lấn, chờ đợi mỏi mòn, chỉ để được thử giọng, để có cơ hội thành thần tượng âm nhạc.

Đam mê âm nhạc, khao khát trở thành người nổi tiếng là một ước mơ chính đáng của nhiều người. Tuy nhiên, tài năng không phải là những giá trị phù phiếm, hào nhoáng của ánh đèn sân khấu. Tài năng cần đi liền với đạo đức. Cũng không phải khi chúng ta vượt qua được cái hàng rào kia, được vào trước nộp hồ sơ, thi tài năng là đã có thể chiến thắng, đã có cơ hội làm người nổi tiếng.

Khi lòng kiên nhẫn không có, ngay cả ở việc xếp hàng để chờ đến lượt mình được vào, thì làm sao đủ lòng kiên nhẫn để trở thành người nổi tiếng có tài năng và đạo đức? Làm sao để trở thành một nghệ sỹ chân chính? Hay chỉ là một hình thức chụp giựt, để rồi sẽ sản sinh ra những nghệ sỹ tìm kiếm ánh hào quang sân khấu bằng mọi giá.

Có thể nói, tình trạng nhiều người trẻ đua nhau ôm mộng một bước thành sao đang trở nên khá nhiều hiện nay. Bên cạnh đó, có khá nhiều chương trình giành cho người trẻ thể hiện tài năng của mình. Một số chương trình thu hút được khán giả trẻ như: The Voice, Việt Nam Idol... tuy nhiên, số lượng người tham gia khá nhiều, nhưng số người được lọt vào vòng trong lại ít, thế nên, các bạn trẻ luôn tìm kiếm ánh hào quang từ nhiều chương trình. Hình ảnh các bạn trẻ bất chấp thời tiết, thời gian, số lượng thí sinh đông đúc để tìm kiếm cơ hội cho mình khiến nhiều người phải choáng ngợp.

Quả thật, tình yêu âm nhạc, mong cống hiến tài năng của mình là một điều tốt, thế nhưng khi hình ảnh của nhiều bạn trẻ đạp đổ hàng rào, xô lấn, gây gổ nhau cũng ít nhiều gây ra tình trạng phản cảm.

Dù rằng cái giá của sự nổi tiếng đem lại cho người ta nhiều thứ, về tiền bạc, sự quan tâm, ủng hộ của mọi người, tuy nhiên, để đạt được mục đích đó mà bất chấp mọi thứ kể cả việc để lại những hình ảnh xấu về giới trẻ khiến nhiều người cảm thấy buồn lòng. Dù sao đó chỉ là một sân chơi, và còn rất nhiều cách để nổi tiếng để người trẻ tìm kiếm. Thế nên đừng vì đạt được mục đích mà tạo ra một ấn tượng xấu cho những người xung quanh.           

Xã hội - Giới trẻ xô đẩy, chửi bới nhau mong thành 'sao' (Hình 2).

Tiến sỹ Nguyễn Công Thoại, chuyên gia tâm lý hội Tâm lý - Giáo dục Việt Nam.

Không thể một bước thành sao!

So với thời gian trước, gần đây sự phát triển mạnh mẽ của các chương trình truyền hình thực tế giúp cho giới trẻ có nhiều sân chơi hơn. Thế nên chuyện các bạn trẻ ào ạt tìm đến những sân chơi kiểu này là không hề ít, nhạc sỹ Miêu Thanh chia sẻ: "Việc giới trẻ tìm đến những sân chơi âm nhạc này là điều dễ hiểu. Đó là một sân chơi có thể đem đến cho người ta sự nổi tiếng, kiếm tiền cũng sẽ dễ dàng hơn, nhanh chóng để có một chỗ đứng trong làng âm nhạc vốn đang rất phát triển hiện nay.

Bên cạnh đó, cũng có những bạn trẻ mong muốn đóng góp tài năng của mình làm phong phú nền âm nhạc nước nhà, và dù có vì mục đích gì, việc các bạn trẻ tham gia những chương trình này cũng sẽ làm cho màu sắc âm nhạc thêm phong phú".

Nhiều bạn trẻ chỉ vì nhìn thấy những hào quang của showbiz mà chưa đo lường hết những khó khăn trong nghề, thế nên bên cạnh những người có niềm đam mê và tài năng thật sự thì cũng có những người tham gia cho vui theo một tâm lý chung.

Lý giải vấn đề này, tiến sỹ Nguyễn Công Thoại, chuyên gia tâm lý hội Tâm lý - Giáo dục Việt Nam cho biết: "Cần nhìn nhận nó ở một góc độ đúng đắn đó là tâm lý đám đông. Trong đám đông ấy, chỉ cần có một người phát động thì nhiều người khác sẽ làm theo và đó sẽ trở thành một phong trào".

Tuy nhiên, ở góc độ nào đó hành vi này của các bạn trẻ cũng cho thấy rằng một phần nào tính thiếu kiên nhẫn của những người trẻ. Bởi lẽ, trở thành một người nổi tiếng thật sự cũng cần có nhiều yếu tố, trong đó việc kiên nhẫn để nắm bắt cơ hội cũng là một việc cần thiết.

 "Để thành công cần nhiều yếu tố, trong đó hành vi nhỏ nhất cũng quyết định sự thành công của mỗi người. Ở Nhật Bản, nhiều phụ huynh không vội dạy cho con kiến thức về toán học, lịch sử, vật lý... cái mà họ dạy cho con chính là nụ cười. Khi người ta có nụ cười con người sẽ trở nên bao dung, lạc quan và dễ thành công hơn", tiến sĩ Thoại chia sẻ.

Phải thừa nhận một thực tế rằng, số lượng thí sinh ở các cuộc thi đông nhưng vẫn thiếu những ca sỹ có chất lượng cho nền âm nhạc Việt Nam, đó là một nghịch lý vẫn còn tồn tại. Chia sẻ về vấn đề này, nhạc sỹ Nguyễn Phong cho biết: "Hiện nay, dù có rất nhiều cuộc thi dành cho các bạn trẻ thể hiện niềm đam mê âm nhạc của mình.

Tuy nhiên, nó vẫn thật sự chưa gọi là đủ. Hầu như các thí sinh chỉ hát nhạc trẻ, mà quên đi nhiều thể loại khác trong âm nhạc như dân ca, nhạc quê hương, hoặc thể hiện sự đa tài của mình trong việc hát và chơi một nhạc cụ nào đó.

Nghịch lý là dù hiện nay, số lượng ca sỹ nhiều nhưng chất lượng chưa có xứng tầm vì nhiều bạn trẻ còn vội vàng trong mong muốn một bước thành sao, chưa có trình độ về âm nhạc, thí sinh chưa học luyện thanh, hoặc chỉ học luyện thanh cơ bản, nên dễ mắc phải một số sai lầm".     

Lam Giang - Mai Thy

Nghệ thuật chân chính không có chỗ cho hành vi thiếu văn hóa

Thứ 4, 23/10/2013 | 07:27
Có lẽ khao khát hồ sơ của mình được chắc chắn nằm trên tay ban giám khảo, cộng với tính thiếu kiên nhẫn của người trẻ, đã khiến hiện tượng chen lấn, xô đẩy, giành giật nhau thường xuyên xảy ra ở các chương trình.

Fan thiếu văn hóa trên mạng: Từ bóng đá tới cờ vua

Thứ 4, 21/08/2013 | 16:03
Trước nay, một bộ phận fan bóng đá thường có những bình luận thiếu văn hóa trên mạng, điển hình như vụ anti Công Vinh trên fanpage Sapporo.

Cơn sốt văn hóa Thái tràn lan trong giới trẻ

Thứ 2, 26/08/2013 | 10:04
Giới trẻ Việt "cả thèm chóng chán" với văn hóa Hàn Quốc sau thời gian dài "đeo bám" thì một vài tháng trở lại đây văn hóa Thái Lan đang "oanh tạc" và chiếm được trái tim của cộng đồng giới trẻ về những lĩnh vực như âm nhạc, điện ảnh và thời trang.

Giới trẻ và hành vi "lệch chuẩn" học đường

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:57
Trong giới học đường hiện nay đang rộ lên trào lưu gọi thầy cô giáo bằng những biệt danh như "cá bảy màu","chú lùn", "cây sậy", "hạt mít"..., tùy vào hình dáng hoặc tính cách của thầy, cô. Thậm chí còn tồn tại quy định phải cùng nhau đánh giá thầy cô bằng ngôn từ riêng thì mới là “play dân” (dân chơi).

"Quay lưng lại với văn hóa dân tộc là có tội"

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:48
“Nếu để mất âm nhạc truyền thống thì ngàn vàng không thể mua lại được. Mọi hành động quay lưng với văn hóa là có tội với tổ tiên”. GS TS Trần Văn Khê chia sẻ.

Độc thân có phải là điều lãng phí của giới trẻ?

Thứ 7, 26/10/2013 | 08:34
“Khi sống một mình, bạn rất cô đơn và dễ cảm thấy thiếu vắng vòng tay yêu thương của chồng con. Bận bịu gia đình chính là một niềm vui. Sống độc thân, bạn đã lãng phí tình cảm đẹp đẽ ấy.”

Nghệ thuật chân chính không có chỗ cho hành vi thiếu văn hóa

Thứ 4, 23/10/2013 | 07:27
Có lẽ khao khát hồ sơ của mình được chắc chắn nằm trên tay ban giám khảo, cộng với tính thiếu kiên nhẫn của người trẻ, đã khiến hiện tượng chen lấn, xô đẩy, giành giật nhau thường xuyên xảy ra ở các chương trình.

Fan thiếu văn hóa trên mạng: Từ bóng đá tới cờ vua

Thứ 4, 21/08/2013 | 16:03
Trước nay, một bộ phận fan bóng đá thường có những bình luận thiếu văn hóa trên mạng, điển hình như vụ anti Công Vinh trên fanpage Sapporo.

Cơn sốt văn hóa Thái tràn lan trong giới trẻ

Thứ 2, 26/08/2013 | 10:04
Giới trẻ Việt "cả thèm chóng chán" với văn hóa Hàn Quốc sau thời gian dài "đeo bám" thì một vài tháng trở lại đây văn hóa Thái Lan đang "oanh tạc" và chiếm được trái tim của cộng đồng giới trẻ về những lĩnh vực như âm nhạc, điện ảnh và thời trang.

Giới trẻ và hành vi "lệch chuẩn" học đường

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:57
Trong giới học đường hiện nay đang rộ lên trào lưu gọi thầy cô giáo bằng những biệt danh như "cá bảy màu","chú lùn", "cây sậy", "hạt mít"..., tùy vào hình dáng hoặc tính cách của thầy, cô. Thậm chí còn tồn tại quy định phải cùng nhau đánh giá thầy cô bằng ngôn từ riêng thì mới là “play dân” (dân chơi).

"Quay lưng lại với văn hóa dân tộc là có tội"

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:48
“Nếu để mất âm nhạc truyền thống thì ngàn vàng không thể mua lại được. Mọi hành động quay lưng với văn hóa là có tội với tổ tiên”. GS TS Trần Văn Khê chia sẻ.

Độc thân có phải là điều lãng phí của giới trẻ?

Thứ 7, 26/10/2013 | 08:34
“Khi sống một mình, bạn rất cô đơn và dễ cảm thấy thiếu vắng vòng tay yêu thương của chồng con. Bận bịu gia đình chính là một niềm vui. Sống độc thân, bạn đã lãng phí tình cảm đẹp đẽ ấy.”