Những bí mất chưa tiết lộ về cuộc chiến 'tiễu phỉ' tại Hà Giang (1)

Những bí mất chưa tiết lộ về cuộc chiến 'tiễu phỉ' tại Hà Giang (1)

Thứ 2, 21/12/2015 06:25

Những con người gắn liền với cuộc chiến đấu tiễu Phỉ ở Hà Giang như: Mã Chính Lâm, Hoàng Trọng Kim, Hoàng Việt Hưng, Vừ Mí Kẻ…được ông nhắc đi nhắc lại trong suốt quá trình trò chuyện với chúng tôi.

Trong chuyến hành trình tìm hiểu cuộc chiến đấu chống Phỉ của quân dân Hà Giang , chúng tôi có cơ may được gặp ông Phạm Xuân Thủy - Nguyên là Đại tá, Trưởng ban Ban Khoa học lịch sử, Bộ CHQS tỉnh Hà Giang. Ông chính là người đi đầu trong việc nghiên cứu lịch sử ở Hà Giang. Cuộc gặp gỡ với ông đã để lại trong chúng tôi những cảm xúc khó phai.

Người sinh ra để viết sách lịch sử

Ông Phạm Xuân Thủy Thủy sinh ra và lớn lên ở quê lúa Thái Bình. Nghe theo tiếng gọi của Tổ Quốc, người trai trẻ lên đường nhập ngũ. Giống như bao người lính đi qua bom đạn của chiến tranh , ông Thủy đã góp mặt trong gần hai chục trận chiến ở 2 đầu biên giới phía Tây Nam và phía Bắc; trong đó có chiến dịch giải phóng Thủ đô Nông Pênh - Căm-Pu-Chia ngày 7/1/1979.

Khởi nguồn từ cán bộ quân sự, làm cán bộ trung đội, đại đội, tiểu đoàn ở huyện Xín Mần thời kỳ chiến tranh. Do có chút năng khiếu văn học và khả năng tư duy, nhớ lâu do người cha truyền lại, cộng với cảm hứng ham đọc, ham viết từ nhỏ, ông trở thành cộng tác viên đắc lực của Báo Hà Tuyên thời kỳ bảo vệ Tổ quốc với khoảng 7 chục bài báo.

Ngày làm cán bộ nghiên cứu lịch sử quân sự tỉnh từ năm 1998, được đơn vị tạo điều kiện cử đi dự các lớp tập huấn, đào tạo chuyên môn nghiệp vụ sử học ở trong và ngoài quân đội. Là cán bộ lịch sử quân sự, ông dành mọi tâm huyết cho công cuộc viết sách lịch sử. Từ năm 1988 đến 2015, ông đã tham gia viết 31 cuốn sách lịch sử của tỉnh Hà Giang; trong đó có 21 cuốn là tác giả chính. Ông từng được Bộ Quốc phòng, Quân khu và tỉnh tặng 16 bằng khen trong sự nghiệp nghiên cứu lịch sử của mình.

Ông Phạm Xuân Thủy là người ham đọc, ham viết từ nhỏ. Niềm đam mê và yêu thích công việc này cũng bắt nguồn từ người cha giỏi văn thơ của ông. Đôi mắt ông rực sáng khi nhắc lại người cha của mình với niềm tự hào: “Ông già nhà tôi là cán bộ xã; Ông có biệt tài làm thơ; trước khi đi dự lễ, dự đám, ông chỉ cần 10 phút là

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.