Những

Những "bí mật" ít người biết về bánh Trung thu

Thứ 5, 02/09/2021 | 06:51
0
Bánh Trung thu là món đặc trưng không thể thiếu trên mâm cỗ trông trăng. Tuy nhiên xung quanh loại bánh này có nhiều điều thú vị không phải ai cũng biết.

Tết Trung thu, như tên gọi là ngày giữa mùa thu, tức là vào Rằm (ngày 15) tháng Tám âm lịch. Từ xưa, đây được xem là ngày lành, tháng tốt để tiên đoán mùa màng và cũng là dịp Tết vui chơi của trẻ nhỏ.

Theo đó, người xưa luôn cho rằng có mối liên hệ giữa cuộc đời và vầng trăng. Trăng tròn và trăng khuyết, niềm vui nỗi buồn, sự đoàn tụ, sum họp hay chia ly. Cũng từ đó trăng tròn là biểu tượng của sum họp và Tết Trung thu cũng được gọi là Tết Đoàn viên

Đời sống - Những 'bí mật' ít người biết về bánh Trung thu

Bánh Trung thu là một phần không thể thiếu trên mâm cỗ trông trăng. 

Theo phong tục người Việt, vào dịp Tết Trung Thu, ban ngày làm cỗ gia tiên, tối đến bày cỗ trông trăng. Trẻ em rước đèn, xem múa lân, chơi trò chơi dân gian đèn kéo quân, đèn ông sao, đèn lồng, đèn cù… Trong đêm rằm, tất cả các thành viên trong gia đình cùng ngắm trăng, thưởng thức mâm cỗ gồm bánh kẹo, hoa quả ở ngoài sân, được gọi là “phá cỗ”. Đặc biệt bánh Trung thu là món đặc trưng không thể thiếu vào mỗi dịp rằm tháng Tám.

Tuy nhiên câu hỏi bánh Trung thu xuất hiện từ bao giờ, có nguồn gốc từ đâu… hiện vẫn chưa đáp án chính xác từ giới nghiên cứu.

Với người Trung Quốc, có giả thuyết cho rằng từ thời Ân, Chu, ở vùng Triết Giang đã có loại bánh kỷ niệm Thái sư Văn Trọng, gọi là bánh Thái sư. Đây có thể coi như là "thuỷ tổ" của bánh Trung thu. Vào thời Tây Hán, nhà ngoại giao Trương Thiên đi Tây Vực mang về Trung Quốc hạt mè, hạt hồ đào (walnut), dưa hấu làm nguyên liệu cho loại bánh này, nên nó được gọi là bánh hồ đào.

Đến thời Đường, tương truyền có một đêm Trung thu, Đường Huyền Tông và Dương Quý Phi ăn bánh hồ đào, thưởng ngoạn trăng rằm, Đường Huyền Tông chê tên bánh không hay nên đặt tên là bánh nguyệt (mặt trăng) cho thơ mộng hơn. Từ đó về sau người Trung Quốc gọi nó là bánh mặt trăng.

Đến thời nhà Tống, tập tục ăn bánh Trung thu rất thịnh hành trong giới quý tộc. Thơ Tống có nhiều bài viết về việc ăn bánh, ngắm trăng vào ngày này. Tuy nhiên, trong dân gian, việc ăn bánh Trung thu lúc đó chưa phổ cập.

Có giả thuyết cho rằng tập quán ăn bánh mặt trăng mỗi dịp Trung thu bắt đầu từ cuối thời Nguyên, khi Chu Nguyên Chương và Lưu Bá Ôn nổi dậy. Để có thể truyền tin một cách bí mật, họ cho làm những cái bánh hình tròn, phía trong nhét tờ giấy ước định thời gian khởi nghĩa là thời điểm trăng sáng nhất trong đêm rằm tháng Tám.

Những cái bánh này được người ta truyền cho nhau và trở thành một phương tiện liên lạc hiệu quả. Sau khi lật đổ triều Nguyên, Chu Nguyên Chương dùng bánh Trung thu làm quà tặng cho các quan tướng như lời cảm ơn, tưởng nhớ ngày khởi nghĩa thành công. Từ lúc ấy, bánh Trung thu chính thức trở thành món ăn của ngày lễ tết này, và được xem như món quà biếu ý nghĩa.

Chiếc bánh Trung thu từ Trung Quốc du nhập vào nhiều quốc gia châu Á khác. Từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Singapore, Việt Nam… mỗi quốc gia lại thêm bản sắc văn hóa dân tộc của mình vào cách tổ chức ngày lễ lẫn chiếc bánh Trung thu.

Đời sống - Những 'bí mật' ít người biết về bánh Trung thu (Hình 2).

Ban đầu, bánh Trung thu có hình tròn, tượng trưng cho sự đoàn kết, hoàn chỉnh.

Ở Việt Nam, bánh trung thu truyền thống gồm có 2 loại là bánh nướng và bánh dẻo. Bánh nướng thường có vị mặn, làm bằng nhân lạp xưởng và lòng đỏ trứng gà. Còn bánh dẻo có vị ngọt làm bằng nhân đậu xanh hay đậu đỏ được nấu nhừ và đánh nhuyễn như bột.

Với hình dáng tròn đầy, ngập các loại nhân, bánh Trung thu thể hiện sự viên mãn, sung túc. Bên cạnh đó, nó còn có ý nghĩa đoàn viên. Nhân bánh mặn, ngọt, đủ vị thể hiện sự ấm áp, ngọt ngào của gia đình

Đời sống - Những 'bí mật' ít người biết về bánh Trung thu (Hình 3).

Dần dần, bánh được biến dạng thành hình vuông, có lẽ vì mỹ thuật và dễ xếp trong hộp vuông, vừa đủ bốn chiếc một hộp. Bên cạnh đó bánh Trung thu hiện đại có nhiều kích cỡ to hơn, thậm chí khổng lồ. Mặt bánh có đóng dấu những chữ mang thông điệp tốt lành. Có nơi là khuôn Mặt Trăng, tỉ mỉ hơn có cả hình người phụ nữ trong trăng với một chú thỏ (tượng trưng cho Hằng Nga và Thỏ Ngọc). Nhân bánh truyền thống là trứng muối giờ được thay thế rất nhiều loại nhân khác. Hương liệu cũng nhiều mùi, từ cà phê, sôcôla, tới trái cây… đáp ứng nhu cầu đa dạng của thực khách.

Minh Hoa (t/h theo VTC, Gia đình & Xã hội)

Nguồn gốc, ý nghĩ của ngày Thất Tịch

Thứ 7, 14/08/2021 | 07:00
Ngày Thất Tịch là ngày 7 tháng 7 âm lịch, gắn liền với sự tích Ngưu Lang - Chức Nữ. Đây được coi là ngày lễ tình nhân của phương Đông.

Nguồn gốc, ý nghĩa lễ cúng hóa vàng, cách hóa vàng, đốt vàng mã đúng nhất ngày mùng 3 Tết

Thứ 2, 27/01/2020 | 05:00
Theo một số chuyên gia văn hóa, việc chọn ngày làm lễ hóa vàng tùy thuộc vào mỗi gia đình, chủ yếu từ mùng 3 đến khoảng mùng 10 Tết Nguyên đán.

Nguồn gốc, ý nghĩa ngày lễ tình nhân Valentine

Thứ 4, 13/02/2019 | 07:16
Chắc hẳn đa số chúng ta đều biết ngày lễ tình nhân được đặt tên theo vị thánh Valentine nhưng có mấy ai thực sự biết được toàn bộ câu chuyện đằng sau nó?

Nguồn gốc, ý nghĩa và cách báo hiếu trong ngày lễ Vu Lan

Thứ 2, 13/08/2018 | 20:00
Lễ Vu Lan là một ngày lễ lớn của các tăng ni phật tử trong Phật giáo. Ngày Lễ Vu Lan diễn ra vào ngày Rằm tháng 7 tức 15/7 âm lịch hàng năm. Lễ Vu Lan năm 2018 rơi vào ngày thứ 7, ngày 25/8 dương lịch.
Cùng chuyên mục

Liên tiếp cấp cứu nhiều ca vỡ tim: Bác sĩ đưa ra khuyến cáo

Thứ 5, 28/03/2024 | 18:24
Bệnh nhân nhồi máu cơ tim-vỡ tim, tăng đột biến trong tuần qua, đây là một trong những căn bệnh hết sức nguy hiểm gây tử vong cao.

Gặp gỡ anh Hoàng Dũng - Người kể chuyện tình bằng những album cưới

Thứ 5, 28/03/2024 | 16:48
Hoàng Dũng (Dũng Sáu) - Phù thủy ảnh cưới với những khoảnh khắc đầy cảm xúc.

Trên ổ khóa thường có 1 cái lỗ siêu nhỏ, hóa ra nó có công dụng này

Thứ 5, 28/03/2024 | 15:33
Nếu thường xuyên sử dụng khóa, bạn sẽ thấy ổ khóa có một cái lỗ siêu nhỏ. Vậy chiếc lỗ này có công dụng gì?
     
Nổi bật trong ngày

Bí ẩn loài cá "ngủ hè" không ăn vẫn sống đến... 4 năm

Thứ 4, 27/03/2024 | 07:00
Cá phổi đã tồn tại trên Trái đất 390 triệu năm và tiến hóa cơ chế ngủ hè đặc biệt để sống sót qua thời kỳ nắng nóng và hạn hán kéo dài.

Tin tức Đời sống 27/3: Những điều cần biết trong điều trị u nang vú

Thứ 4, 27/03/2024 | 12:13
Cập nhật tin tức đời sống ngày 27/3: Những điều cần biết trong điều trị u nang vú; Cách bổ sung collagen cho cơ thể...

Những thực phẩm đơn giản, dễ tìm giúp giải độc gan trong mùa hè

Thứ 4, 27/03/2024 | 15:00
Gan là một trong những cơ quan quan trọng nhất trong cơ thể chúng ta, đóng vai trò như một “nhà máy lọc”, giúp loại bỏ các chất độc hại ra khỏi cơ thể.

Giống gà quý tộc đắt đỏ bậc nhất thế giới, giá cả trăm triệu đồng 1 con

Thứ 5, 28/03/2024 | 09:30
Vẻ ngoài độc đáo, độ hiếm và giá trị kinh tế cao khiến những giống gà dưới đây có giá từ hàng trăm đến hàng nghìn USD.

Con cá Koi 67 tỷ đồng, lạ thay vẫn có đại gia "bí ẩn" rút hầu bao mua

Thứ 5, 28/03/2024 | 10:33
Một con cá Koi nền trắng lạ mắt đã 2 lần giành chức vô địch, thậm chí nó còn được bán đấu giá khoảng 67 tỷ đồng.