Những chuyện chưa kể về đình Trung Tự

Những chuyện chưa kể về đình Trung Tự

Thứ 2, 08/04/2013 | 09:07
0
Đình Trung Tự còn lưu giữ nhiều cổ vật vô giá với biết bao câu chuyện mang màu sắc liêu trai.

Huyền thoại về ngôi đình làng

Đình Trung tự khiêm tốn nằm nép mình trong một con ngõ nhỏ của phường Phương Liên (Đống Đa, Hà Nội). Thoát khỏi những ồn ào và náo nhiệt của phố phường thủ đô, khi bước chân vào ngôi đình này, người ta có cảm giác như đang lạc vào một thế giới khác, một nơi thanh bình và yên tĩnh của chốn tâm linh. Đi theo con đường lát gạch nghiêng rộng hơn hai mét dẫn vào đình, ở ngay phía bên trái là nhà Tế có dựng tấm bia đá "Di ái bi" do Giải nguyên Nguyễn Thành Thể (cháu đích tôn của Đại vương Nguyễn Hy Quang-PV) soạn năm Tân Dậu, niên hiệu Cảnh Hưng thứ 2, đời vua Lê Hiển Tông.

Sau tấm bia là bàn cờ người được dùng trong những ngày hội làng vào rằm tháng ba âm lịch. Ở lối vào đình, cây thị có tuổi đời đến bốn trăm năm xoè lá xum xuê, sừng sững đứng nghiêm trang cạnh cổng đình đã chứng kiến biết bao biến động của lịch sử. Theo lời các cụ cao niên trong làng kể lại thì khi trồng thị, thế hệ đi trước đã ươm mầm những cảm xúc thiêng liêng để gửi lại cho con cháu đời sau. Cũng dưới bóng cây thị cổ thụ này, các cụ trong hội tư văn đã làm lễ tế các bậc tiên hiền nho học vào ngày 20 tháng 8 âm lịch hàng năm.

> Muốn nhận máy tính bảng Google Nexus 7 không mất một xu nào, hãy vào đây!

Ông Nguyễn Trà, thủ từ đình Trung Tự cho biết, ngày xưa các cụ không gọi là đình mà gọi là thần từ (miếu thờ thần-  PV). Thần từ thờ thần Cao Sơn Đại Vương, là em của thần Tản Viên. Bộ ba thần: Tản Viên Đại Vương, Cao Sơn Đại Vương và Quý Minh Đại Vương gắn bó với nhau và cùng giúp vua Hùng gây dựng nên nghiệp lớn. Trong hệ thống thần thoại về nguồn gốc dân tộc Việt Nam buổi bình minh dựng nước, truyền thuyết về thần Cao Sơn phong phú và ngày càng được lịch sử hoá nên có nhiều tư liệu khác nhau nói về ngài và nhiều nơi tôn thờ ngài là Thần Hoàng làng.

Tương truyền, ngài là con của Lạc Long Quân và Âu Cơ, một trong 50 người con theo mẹ lên rừng. Tên huý của ngài là Nguyễn Hiền, anh em sinh đôi với Thần Quý Minh Nguyễn Sùng, quê ở trang Thanh Uyên (nay là xã Thanh Uyên, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ). Thần có công lớn khi đánh thắng thuỷ tặc (Thuỷ Tinh) và đánh đuổi quân xâm lăng (Bộ tộc Âu) bảo vệ ngôi báu của vua Hùng. Như vậy thần Cao Sơn gắn với hai truyền thuyết đấu tranh chống thiên nhiên và đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc Việt và ngài được dân làng Trung Tự tôn làm Thần Hoàng làng.

Lạ & Cười - Những chuyện chưa kể về đình Trung Tự

Toàn cảnh gian trung đình thuộc đình Trung Tự

Các cụ cao niên trong làng kể lại rằng, mảnh đất đình ngự trị ngày nay trước đây chỉ là một mô đất nổi lên cao hơn so với các vùng khác một chút. Lúc ấy, đứng ở thần từ nhìn ra xung quanh có thể nhìn thấy Chùa Bộc, Ô Đồng Lầm và hồ Ba mẫu, hồ Bảy mẫu rất rõ ràng. Xưa kia, hồ Ba mẫu cùng hồ Bảy mẫu cùng được gọi là hồ Khang và cũng được nhắc đến trong câu đối của đình làng: "Khang thuỷ La thành vượng khí bán phần Long Đỗ thắng/Âu phong á vũ sùng từ trường đối Tản Viên phong (Nước hồ Khang, La thành khí vượng chiếm nửa vẻ đẹp thành Long Đỗ/Gió Âu, mưa á, đền thiêng lâu dài sánh đỉnh cao ngọn Tản Viên)”. Khi nói về lịch sử của đình Trung Tự, ông Nguyễn Trà cho biết: "Theo gia phả nhà họ Nguyễn còn lưu giữ được có ghi rõ vào năm 1673, triều đình sử cho dân làng thắng kiện, dân làng về quê phục nghiệp, tu tạo đình chùa, như vậy là lúc này đã có đình rồi. Và khi chúng tôi đối chiếu với chữ ghi trong bia hộp cùng tư liệu, hiện vật có trong đình thì có thể kết luận đình Trung Tự có vào khoảng giữa thế kỷ thứ XVII (trước năm 1673)".

Người ta đến đây để cầu an, cầu tài, cầu lộc và cả cầu duyên. Ông Nguyễn Trà kể cho tôi nghe câu chuyện xảy ra cách đây không lâu: "Có một cậu thanh niên trước sống ở khu tập thể công an ở gần đây nay đã chuyển vào Sài Gòn sinh sống, trong một lần về lễ bái ở đình đã kể với tôi rằng mặc dù cậu ấy đi xa nhưng vẫn luôn có tâm niệm muốn trở về nơi cũ, về đình nơi thờ Thần Hoàng làng để thắp hương như là có người dẫn dắt, truyền tâm cho cậu ấy làm như vậy. Tôi nghĩ người có tâm ắt được thần che chở, cậu thanh niên đó tìm về đình cũng là cách để giữ cho tâm luôn trong sáng".

Những cổ vật vô giá

Tham quan quanh đình Trung Tự, ông Trà cho biết, đình có tất cả 14 câu đối, trong đó có 5 đôi câu đối cổ và hoành phi (còn gọi là đại từ) cổ thì có ba bức đều đặt ở gian trung đình. Ở gian trung đình có ban thờ phía ngoài và phía trong hậu cung, còn các gian bên tả, hữu xưa là nơi để các cụ bày cỗ trung đình gồm có bảy tầng. Theo thông lệ của làng mỗi năm sẽ cử một giáp làm cỗ, cỗ của giáp này sẽ được bày ở giữa, các giáp khác bày ở hai bên. Trong cung thờ thánh là nơi linh thiêng nhất nên sẽ không ai được vào trừ người phụ trách. Các đồ tế khí, cổ vật trong đình như: Bức đại tự, bức chạm quần long, bốn cỗ long ngai, long đình, hai cỗ kiệu, các đôi câu đối cổ, mõ gỗ hình cá, chuông cổ trong hậu cung, bia hộp (một mặt 600 chữ, một mặt 700 chữ), đều được bảo toàn và giữ hầu như nguyên vẹn cho đến ngày nay.

Đặc biệt phải kể đến long ngai đời nhà Mạc (tiêu biểu cho phong cách của thế kỷ XVI) có hình đầu rồng quay vào trong mà hiện tại cả nước chỉ còn chín ngai dạng này. Ông Trà cho biết thêm, hiện ở đình xã Đa Hoà (Khoái Châu, Hưng Yên) còn giữ được hai long ngai cùng kiểu dáng như ngai ở đình Trung Tự. Ba long ngai khác được chạm khắc tinh xảo, bệ dưới cùng hình chữ nhật, chân quì dạ cá, lớp bệ trên chạm thủng hoa dây. Kế tiếp là một hương án sơn son thếp vàng được chạm trổ hình hổ phù tứ linh niên đại thế kỷ XVII và một mõ gỗ cá dài 1,93m với kích thước khoang bụng là 1,1m có từ đời nhà Mạc. Các cụ cao niên trong làng kể rằng, khi nhà Mạc có nạn lụt mõ cá rỗng trôi đến địa điểm này rồi mắc lại không đi nữa, người làng liền vớt lại để vào đình và coi như báu vật để lưu giữ và cho đến thời điểm hiện tại mõ cá vẫn được bảo quản gần như nguyên vẹn.

Tồn tại hàng mấy trăm năm, những câu chuyện bao quanh đình Trung Tự không hề giảm mà ngày càng dày lên theo năm tháng. Có lẽ trốn tâm linh dù ở nơi nào cũng sẽ có một câu chuyện huyền thoại riêng của nó và chứa đựng một thông điệp gửi đến thế hệ con cháu mai sau.          

Nhiều người đến đình cầu nguyện

Trải qua bao biến thiên của thời gian cùng lịch sử, đình Trung Tự đã khoác lên mình rất nhiều câu chuyện mang màu sắc huyền bí, mà cho đến nay người ta cũng không thể giải thích rõ được thực hư. Chỉ biết rằng, khi đến đình cầu nguyện người ta đều có thể đạt được mong ước của mình với cái tâm trong sáng. Cũng bởi thế mà khi hội đình Trung Tự (vào ngày rằm tháng 3 mỗi năm một lần) diễn ra, người dân ở khắp nơi tìm đến đình cầu nguyện rất đông.     

Loan Thanh

Góc khuất cuộc đời “kẻ điên” chuyên viết nhạc liêu trai

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:49
Từng có 4 người vợ và mái ấm gia đình hạnh phúc, nhưng giờ thì Ngọc Đại phải thu mình cô độc trong căn nhà vắng tiếng người, chỉ có âm nhạc làm tri kỷ.

Chuyện liêu trai ở ngôi chùa tổ cổ nhất miền Trung

Thứ 2, 25/03/2013 | 09:25
"Đất An Nhơn gió quyện mây lành/ Ngôi Thập Tháp ngàn năm in bóng...". Những vần thơ trên gợi nhắc về vùng đất An Nhơn (Bình Định) với ngôi Thập Tháp cổ tự nổi tiếng gần xa. Theo một số nhà nghiên cứu, đây là ngôi chùa tổ cổ nhất miền Trung thuộc dòng thiền Lâm Tế. Nơi đây cũng lưu truyền không ít câu chuyện nhuốm màu sắc liêu trai về "hòn đá chém" được các quan tư pháp nhà Nguyễn dùng làm chỗ hành hình những nghĩa sĩ theo phong trào Tây Sơn; hay sự tích hạt lúa khổng lồ có thể tự nảy mầm trổ hạt mà không cần gieo cấy...

Trải nghiệm cảm xúc liêu trai trong Duyên lạ hồn hoang

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:53
Dựa trên tác phẩm của nhà văn Nguyễn Đình Chính về một “ông thần” nổi loạn muốn chống phá lại những giá trị sáo mòn, cũ kỹ, đạo diễn Thanh Nga đã mạnh dạn đi ngược lại “người xưa” khi cho “ông tượng” những khao khát yêu thương rất gần gũi với con người.

Những câu chuyện liêu trai trên Cổng Trời Trà Lĩnh

Thứ 7, 09/03/2013 | 09:08
Người dân nơi đây nói rằng: Đã đến Cao Bằng mà không lên Cổng Trời Trà Lĩnh thì coi như có tội với thần thánh!!!

Trải lòng của một ma nơ canh phố huyện

Thứ 6, 28/12/2012 | 00:02
Rằng cô sinh ra ở phố Cửa Nam, trung tâm Hà Nội. Phận ma nơ canh, ai may mắn thì được gả về trung tâm phố cổ, khoác hàng hiệu, sống một cuộc sống lụa là cho đến cuối đời. Còn như phận em, được gả ra đường vành đai coi như chết rồi..