Câu chuyện về một thần đồng Trung Quốc vô cùng giỏi giang trên con đường học vấn nhưng không thể xin nổi việc vì không thể tự lo sinh hoạt cá nhân bởi từ bé cậu luôn có mẹ ở bên bảo bọc từng ly từng tí được cư dân mạng từng lan truyền như thể chuyện lạ.
Tuy nhiên, thực tế, dù không đến mức “gà gô” như thần đồng trên song rất nhiều trẻ thời nay thiếu kỹ năng sống ở mức trầm trọng.
Không khó để bắt gặp những đứa trẻ không biết cất tiếng chào hỏi người lớn như phép xã giao thông thường, hoặc những đứa lớn 12-13 tuổi không biết tự mặc quần áo, đi dày dép. Thậm chí, có những đứa trẻ học đến cấp ba chưa biết pha gói mỳ tôm, không biết cắm nồi cơm, không rời nổi vòng tay bố mẹ kể cả khi vào đại học.
Việc trẻ ngu ngơ với những phép tắc lễ nghĩa trong giao tiếp, những kỹ năng cơ bản tác động trực tiếp đến cuộc sống của trẻ hàng giờ, hàng ngày có thể bắt nguồn từ nhà trường. Nhà trường hiện nay vẫn nặng về rao giảng đạo lý như học sinh cần phải làm gì và vì sao cần phải làm điều đó. Giáo viên dường như ít nghĩ tới cảm nhận của học sinh xem các em tiếp thu những vấn đề đó thế nào.
Xã hội hiện đại cần những kỹ năng gì, năng lực gì để lớp trẻ có thể hòa nhập và hoàn thiện mình thì trong nhà trường hãy tập trung trang bị cho học sinh cái đó, cần bỏ những kiến thức quá trừu tượng, xa rời thực tế đời sống. Học cách chào hỏi, ăn mặc, ứng xử trong những tình huống khác nhau, cách vượt qua khó khăn, hòa nhập, chia sẻ với cộng đồng,... là những điều cần thiết trong cuộc sống hiện đại nhưng ít được nhắc đến trong các chương trình học.
Để trẻ ngơ ngác giữa cuộc sống đời thường cũng có lỗi một phần từ nhà trường. Nhà trường hiện nay vẫn nặng về rao giảng đạo lý như học sinh cần phải làm gì và vì sao cần phải làm điều đó. Giáo viên dường như ít nghĩ tới cảm nhận của học sinh xem các em tiếp thu những vấn đề đó thế nào.
Tuy nhiên, lỗi lớn nhất chính là từ các phụ huynh. Phụ huynh quá nuông chiều con cái, ưu tiên cho việc giúp con thông minh, tài giỏi và sao nhãng, xem nhẹ việc dạy phép tắc, lễ nghĩa, kỹ năng sống cho con. Việc dạy con của bố mẹ đang theo xu hướng thực dụng mà đôi khi bị cuốn theo những thành quả trước mắt nên xem nhẹ những yếu tố phát triển bền vững.
Đằng sau những đứa trẻ thành công luôn có bóng dáng của những phụ huynh dạy con thông thái. Mẹ của tỷ phú Elon Musk là một ví dụ. Bà mẹ của những đứa con nổi tiếng thành công này đã chia sẻ về việc nuôi dạy những đứa trẻ của bà: "Tôi đã nuôi nấng các con tôi như cha mẹ tôi đã nuôi dưỡng chúng tôi khi chúng tôi còn nhỏ: độc lập, tốt bụng, trung thực, ân cần và lịch sự... Tôi không đối xử với họ như trẻ sơ sinh hay la mắng họ”.
Con lớn của tôi, Elon, đang chế tạo ô tô điện để cứu môi trường và phóng tên lửa. Con thứ hai của tôi, Kimbal, bắt đầu mở các nhà hàng từ trang trại đến bàn ăn và đang dạy bọn trẻ xây dựng vườn rau và trái cây ở những trường học không được phục vụ. Và Tosca, con gái út của tôi, đang làm nhà sản xuất và đạo diễn phim thông qua công ty giải trí của riêng của nó. Mọi người thường hỏi tôi làm cách nào tôi có thể nuôi dạy những đứa trẻ thành công như vậy. Tôi nói với họ rằng tôi đã làm điều đó bằng cách dạy họ về sự chăm chỉ và để họ làm theo sở thích của mình, người mẹ chia sẻ.
“Từ khi còn nhỏ, các con tôi đã giúp tôi kinh doanh sản phẩm dinh dưỡng. Tosca sẽ vào văn phòng của tôi và gõ thư cho bác sĩ trên một trình xử lý văn bản. Elon đã rất giỏi trong việc giúp tôi giải thích các chức năng của trình xử lý văn bản. Kimbal cũng luôn hữu ích. Các con tôi được hưởng lợi vì chúng thấy tôi làm việc chăm chỉ chỉ để lợp mái nhà trên đầu, cho thức ăn vào bụng và mua quần áo cũ”, bà mẹ hạnh phúc chia sẻ.
Mỗi đứa trẻ thành công luôn có phụ huynh dạy con thông thái. Nếu không thể có ý tưởng gì thật lớn lao trong sự nghiệp trồng người thì cũng hãy thôi đừng cuốn theo những thành quả trước mắt mà xem nhẹ những yếu tố phát triển bền vững.