Theo Điều 112 Bộ luật lao động năm 2019, người lao động được nghỉ làm hưởng nguyên lương những ngày lễ, Tết sau đây: Tết Dương lịch (1 ngày); Tết Âm lịch (5 ngày); Ngày chiến thắng (1 ngày), Quốc tế lao động (1 ngày), Quốc khánh (2 ngày), Giỗ Tổ Hùng Vương (1 ngày).
Năm 2023, người lao động có tất cả 19 ngày nghỉ lễ, Tết, trong đó bao gồm: 11 ngày nghỉ theo quy định và 8 ngày nghỉ bù.
Dưới đây là những khoản tiền mà người lao động có thể nhận được vào các dịp lễ, Tết của năm 2023:
Tiền lương làm thêm giờ
Các dịp lễ, Tết do nhu cầu công việc, doanh nghiệp có thể chủ động đề nghị người lao động đi làm.
Người lao động đi làm vào những ngày nghỉ lễ, Tết sẽ được tính lương rất cao. Ảnh minh họa
Trường hợp này sẽ được tính làm thêm giờ, quy định tại Điều 98 Bộ luật Lao động năm 2019.
Vào ngày nghỉ lễ, Tết quy định ở trên, người lao động đi làm được hưởng ít nhất bằng 300% so với tiền lương ngày làm việc bình thường, cộng thêm 100% tiền lương ngày nghỉ có hưởng lương (tổng cộng hưởng ít nhất 400%).
Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.
Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 98, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, Tết.
Như vậy, nếu tính cả lương khi nghỉ, người lao động đi làm vào các ngày lễ, Tết sẽ được trả lương như sau: Nếu làm việc vào ban ngày nhận ít nhất 400% lương; còn làm việc vào ban đêm nhận ít nhất 490% lương của ngày làm việc bình thường.
Trường hợp, nếu cần huy động người lao động làm việc trong dịp lễ, Tết thì người sử dụng lao động cũng cần đảm bảo các điều kiện tại khoản 2 Điều 107 bao gồm: Phải được sự đồng ý của người lao động; Bảo đảm số giờ làm thêm không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày, không quá 40 giờ/tháng; Bảo đảm tổng số giờ làm thêm trong năm không quá 200 giờ.
Nếu cố tình ép buộc người lao động đi làm vào ngày nghỉ quy định, người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt vi phạm về hành, quy định tại Nghị định 12/2022/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực lao động, người sử dụng lao động.
Tiền thưởng Tết
Ngoài những khoản tiền lương và tiền làm thêm, người lao động có thể nhận được những khoản tiền khác, đó là tiền thưởng.
Thưởng Tết là khoản tiền mà người lao động rất mong chờ. Ảnh minh họa
Theo Điều 104 Bộ luật Lao động năm 2019, thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động dùng để thưởng cho người lao động. Khoản thưởng được tính toán dựa trên kết quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp cùng mức độ hoàn thành công việc của người lao động.
Theo đó, việc thưởng cho người lao động không phải là khoản bắt buộc mà nó phục thuộc vào tình hình kinh tế của doanh nghiệp.
Nếu doanh nghiệp kinh doanh tốt thì có thể thưởng cho người lao động ở mức cao, giá trị lớn nhưng nếu tình hình kinh doanh không khả quan, doanh nghiệp có thể thưởng ít hoặc thậm chí không thưởng cho người lao động.
Như vậy, nếu năm 2022 vừa qua, doanh nghiệp nào kinh doanh thuận lợi, tài chính dồi dào có thể sẽ thực hiện chính sách thưởng Tết năm 2023 cho người lao động để cảm ơn những đóng góp của họ trong một năm qua.
Pháp luật cho phép doanh nghiệp được thưởng bằng tiền hoặc vật chất nhưng phải công khai quy chế thưởng để toàn bộ người lao động được biết.
Người lao động khó khăn nhận hỗ trợ từ quỹ Công đoàn
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành Kế hoạch 266 (ngày 26/10/2022) về việc “Tổ chức các hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động nhân dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023”.
Đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn sẽ được nhận hỗ trợ từ quỹ Công đoàn. Ảnh minh họa
Theo đó, Kế hoạch đề ra một số hoạt động chăm lo Tết cho đoàn viên, người lao động như: Tổ chức các hoạt động vui xuân; Tư vấn, khám sức khỏe, cấp phát thuốc miễn phí; Tư vấn pháp luật; Tặng quà cho đoàn viên, lao động có hoàn cảnh khó khăn.
Bên cạnh đó, Tổng Liên đoàn còn tổ chức phương tiện đưa, đón hoặc hỗ trợ toàn bộ, một phần vé tàu, xe, máy bay, phương tiện để đưa đoàn viên, lao động có nhu cầu về quê đón Tết, trở lại làm việc đảm bảo an toàn, thuận lợi, chu đáo...
Công đoàn cơ sở căn cứ vào nguồn lực hiện có, tự quyết định mức chi chăm lo cho đoàn viên, người lao động.
Đối với các đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn, Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố; Công đoàn ngành Trung ương và tương đương; Công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn…dựa vào kinh phí dự phòng và sử dụng quỹ hoạt động thường xuyên hiện có hỗ trợ mức 500.000 đồng/người (chi bằng tiền mặt). Nếu đơn vị có nguồn thu xã hội hóa, cân đối nguồn thu, chi thường xuyên trong năm có thể chủ động chi cao hơn; phần chi cao hơn có thể bằng tiền mặt hoặc hiện vật.
Bảng Anh