Những “người mẹ” thắp sáng tương lai cho trẻ vùng biên

Những “người mẹ” thắp sáng tương lai cho trẻ vùng biên

Thứ 4, 09/03/2022 | 07:00
0
Mượn tạm nhà hoang, chuồng trâu để dạy học hay cầm điện thoại để “vợt” sóng... chính là những kỷ niệm khó quên của giáo viên tại mảnh đất vùng biên Tây Bắc.

Ký ức từ những ngày dạy học ở... chuồng trâu

Sau hơn 13 năm gắn bó với mảnh đất vùng biên Mường Khương (Lào Cai), cô giáo Lùng Thị Ngọc (Hiệu trưởng Trường Mầm non Nấm Lư) cũng đã có không ít kỷ niệm khó quên cùng các đồng nghiệp.

Ký ức về những ngày đầu “cắm bản” bỗng ùa về qua lời hồi tưởng của nữ Hiệu trưởng: “Ngày mới đặt chân đến mảnh đất Mường Khương này cũng là lúc tôi được phân công lên công tác tại xã khó khăn nhất của huyện, xã Tả Gia Khâu.

Khi ấy, điều kiện cơ sở vật chất vô cùng khó khăn, điểm trường chưa có điện và nước cũng thiếu thốn, mỗi ngày, chúng tôi phải tự đi tìm nguồn nước từ rất xa trường và đưa từng can về để sử dụng. Các cô ở điểm trường thường tranh thủ thời gian nấu bữa trưa cho các con bằng bếp củi, nên vào mùa Đông, khi nguồn nước càng trở nên khan hiếm, mỗi phụ huynh thường xách theo một can nước để phục vụ sinh hoạt cho các con.

Đường sá cũng là một thử thách lớn, có những điểm trường không thể đi xe máy vào, chỉ có thể để xe trên đường rồi đi bộ xuống, vượt qua một con dốc dài. Tôi còn nhớ, sau những giờ tan trường, tôi cùng học sinh, cô trò nối đuôi nhau đi vượt qua con dốc, học sinh đi nhanh hơn cả cô giáo, cô đuổi còn không kịp, có lẽ, vì các con sinh ra ở đây nên vốn quen với địa hình này rồi.

Hầu hết phòng học khi đó chỉ là lớp tạm, phải mượn nhà bỏ hoang, hoặc chuồng trâu, chuồng bò của người dân, quây vào và dọn dẹp sạch sẽ để đón học sinh vào học. Nhà công vụ của giáo viên cũng không có, chúng tôi phải mượn tạm trạm của đồn Biên phòng Tả Gia Khâu, rồi quây bạt vào để ở. Đó là những hình ảnh mà chúng tôi chẳng thể nào quên được, dù điều kiện đã và đang từng ngày được đổi mới”.

Giáo dục - Những “người mẹ” thắp sáng tương lai cho trẻ vùng biên

Cô giáo Lùng Thị Ngọc (Hiệu trưởng Trường Mầm non Nấm Lư) chia sẻ ký ức về những ngày đầu tiên.

Không chỉ có vậy, với những giáo viên quanh năm mưa nắng ở đây, việc liên lạc bằng điện thoại cũng gặp nhiều hạn chế. “Sóng điện thoại ở đây cũng rất hiếm!” - cô giáo Lùng Thị Ngọc thở dài “giáo viên muốn gọi điện thoại thì thường phải treo máy ở một điểm cố định nào đó để bắt sóng. Thế mà cũng có lúc sóng bị chập chờn, thầy cô muốn liên lạc chuyên môn có khi phải cầm điện thoại chạy qua chạy lại để “vợt” sóng, rồi bắt được sóng một cái là điện thoại sẽ chỉ được đặt y nguyên ở chỗ đó, để hễ có ai gọi điện còn có thể bắt máy”.

Chính vì những thiếu thốn về cơ sở vật chất, những khó khăn bộn bề trong cuộc sống và công việc tại địa phương, các thầy cô gắn bó với từng điểm trường, từng thôn bản luôn nỗ lực và sáng tạo, để cải thiện môi trường dạy học, vừa nâng cao thẩm mỹ cho trường lớp, vừa tạo không gian thân thiện để thu hút học sinh. Từng mảnh ghép tạo nên cảnh quan của các điểm trường đều do chính bàn tay của các thầy cô “hô biến”, nhờ vậy, học sinh luôn thích đi học hơn ở nhà.

Những kỷ niệm đáng nhớ

Bất đồng ngôn ngữ có lẽ chính là ấn tượng lớn nhất trong hành trình suốt 13 năm dạy học của cô giáo Sùng Thị Kim (sinh năm 1986), hiện là giáo viên tại Trường Mầm non Nấm Lư.

Nhắc đến “sự cố” lúc mới đi dạy của mình, cô giáo Kim vẫn không khỏi bật cười: “Kỷ niệm tôi nhớ nhất là năm đầu tiên, bản thân tôi cũng là người dân tộc Nùng, nhưng học sinh ở đây lại 100% là người Mông, và vốn tiếng Việt của các con còn rất hạn chế, nên lúc lên lớp, mới có chuyện bất đồng ngôn ngữ giữa cô và trẻ, cô nói một đằng, trẻ nói một nẻo.

Tôi còn nhớ, buổi đầu tiên lên lớp, sau khi nhận học sinh, tôi bắt đầu làm quen với các con. Khi tôi vừa giới thiệu tên mình xong, một bé đứng lên hỏi: “Cô giáo ơi, mùng chế?”. Tôi cứ nghĩ là con xin phép đi vệ sinh, nên cũng vẫy tay và nói với con: “Mùng chế, mùng chế”. Thế là, tất cả học sinh trong lớp chạy ùa ra ngoài để về nhà.

Hóa ra, “mùng chế” mà con nói là có ý hỏi cô, đã được đi về nhà chưa... Đúng là một kỷ niệm dở khóc dở cười mà có lẽ tôi không bao giờ quên được. Cũng nhờ vậy, mà tôi quyết định tìm hiểu thêm ngôn ngữ của các con, để có thể thuận lợi hơn trong giao tiếp và giáo dục”.

“Nghề giáo viên mầm non ở miền xuôi đã khó, chúng tôi ở miền ngược đây còn khó gắp trăm lần. Những năm đầu nhận công tác, nhiệm vụ “khoai” nhất chính là vận động học sinh và duy trì sĩ số. Sáng sớm, chúng tôi phải men theo những con đường đất trơn trượt, đến từng nhà, gõ cửa, đón trẻ, có khi còn phải chờ trẻ ăn cơm xong rồi mới đón được. Nếu giống như giáo viên miền xuôi, sáng ra, chỉ đứng đợi ở cửa lớp, thì có lẽ, sĩ số chỉ bằng 0.

Trẻ con ở đây lúc mới ra lớp thường rụt rè, nhút nhát hơn rất nhiều, có trẻ liên tục khóc đòi về. Sau một hồi được cô dỗ dành, trẻ cũng nín, nhưng gần đến giờ ăn cơm hoặc giờ đi ngủ là trẻ lại tự dưng bật khóc nấc lên. Những lúc ấy, cô giáo chỉ có thể dùng ngôn ngữ của các con để dỗ dành”, cô giáo Kim chia sẻ.

Giáo dục - Những “người mẹ” thắp sáng tương lai cho trẻ vùng biên (Hình 2).

 Cô giáo Sùng Thị Kim vẫn luôn nhớ về những kỷ niệm dạy học của mình.

Dù phải đối mặt với không ít thử thách, nhưng những giáo viên “cắm bản” như cô Ngọc, cô Kim vẫn không quản ngại gian nan, miệt mài với sự nghiệp trồng người đã chọn.

Cô Sùng Thị Kim tâm sự: “Điều khiến chúng tôi lựa chọn gắn bó với mảnh đất này, có lẽ chính là ở những gương mặt trẻ thơ đầy háo hức khi được lên lớp, và bởi chính những tình cảm dễ thương của các con. Trẻ ở đây rất quý cô giáo. Vào những ngày lễ Tết, khi trong nhà có bánh, có xôi hay có món gì ngon, là thường cứ mỗi trẻ một đùm, mang lên mời cô giáo. Với tôi, đó là những món quà dân dã nhưng lại rất ý nghĩa”.

Còn với cô Ngọc, món quà đặc biệt nhất của cô chính là một bó hoa dại được một cậu bé học sinh hái dọc đường, bện lại và tặng cô nhân một ngày 20/11. “Hành động bất ngờ của cậu bé đó, khiến tôi vô cùng xúc động, bởi lẽ, với trẻ vùng cao, các con vẫn chưa hiểu được những ngày lễ như 20/11 hay 8/3 là ngày gì và có ý nghĩa ra sao. Nên chỉ khi nào, học sinh thực sự rất thương quý thầy cô thì mới có thể làm như vậy. Điều đó thực sự rất đáng trân trọng!”, cô giáo Lùng Thị Ngọc bày tỏ.

Giáo dục - Những “người mẹ” thắp sáng tương lai cho trẻ vùng biên (Hình 3).

Học sinh ở vùng cao tuy không hiểu ý nghĩa của những ngày lễ Tết, nhưng lại có cách biểu hiện lòng thương quý với giáo viên rất đặc biệt.

Mỗi giáo viên đến với mảnh đất “khát” được mệnh danh là “Trường Sa cạn” tại Mường Khương, dù đứng trước biết bao gian nan, thử thách, vẫn lựa chọn ở lại, trở thành “người mẹ thứ hai” gắn bó để từng ngày thắp sáng tương lai cho những đứa trẻ vùng biên.

Tuệ Nhi

Top những lời chúc mùng 8/3 hay nhất dành cho cô giáo

Thứ 7, 05/03/2022 | 15:00
Nhận được những lời chúc ý nghĩa từ học trò, ngày mùng 8/3 của các cô giáo thêm ý nghĩa và hạnh phúc hơn bao giờ hết.

Ngỡ ngàng với màn “vũ điệu” của 2 cô giáo cùng hàng trăm học sinh vùng cao Quảng Bình

Chủ nhật, 29/09/2019 | 06:37
Màn "vũ điệu" sôi động của 2 cô giáo cùng hàng trăm học sinh tại một xã vùng cao thuộc huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình, khiến nhiều người không khỏi ngỡ ngàng.

Nhà trường nói gì về việc cô giáo bị động thai vì đi "biệt phái" vùng cao?

Thứ 4, 20/09/2017 | 14:38
Thông tin một cô giáo ở Quảng Nam bị động thai phải nhập viện do nhà trường "biệt phái" lên vùng cao đang khiến dư luận tỉnh này xôn xao. BGH nhà trường, nơi điều cô giáo này nói gì về sự việc?

Nhân ngày nhà giáo, nghĩ về những cô giáo vùng cao

Thứ 2, 21/11/2016 | 08:38
Nghề giáo từ xưa đến nay vẫn là một nghề cao quý. Ngày nay thỉnh thoảng đâu đó trong xã hội vẫn xuất hiện những câu chuyện không hay khiến nghề giáo có đôi chút bị hiểu nhầm.
Cùng tác giả

Ngắm căn nhà 52m2 đẹp lung linh của vợ chồng trẻ khiến ai nhìn cũng ngưỡng mộ

Thứ 5, 03/06/2021 | 07:00
Diện tích đất nhỏ hẹp nhưng cặp vợ chồng trẻ ở Đà Nẵng đã xây thành ngôi nhà đẹp như resort cao cấp khiến cộng đồng mạng xôn xao, thích thú.

Hà Nội đóng cửa các quán ăn đường phố, cà phê, trà đá vỉa hè từ 17h hôm nay

Thứ 2, 03/05/2021 | 14:42
Từ 17h hôm nay (3/5), Chủ tịch Hà Nội quyết định, tạm dừng hoạt động đối với các quán ăn, uống đường phố, trà đá vỉa hè, cà phê vỉa hè để phòng, chống Covid-19.

Ấm lòng cái cúi đầu cảm ơn giữa đường của cậu bé

Thứ 3, 20/04/2021 | 11:03
Hành động đẹp và nhân văn của cậu bé khi khoanh tay, cúi người cảm ơn tài xế ô tô nhường đường làm lay động trái tim của bao người.

Dự báo thời tiết: Bão số 10 sẽ suy yếu thành áp thấp nhiệt đới

Thứ 5, 05/11/2020 | 11:17
Dự báo trong 24 giờ tới, bão số 10 di chuyển theo hướng Tây Tây Nam và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới đi vào đất liền các tỉnh từ Quảng Ngãi đến Phú Yên.

Bão số 9 mạnh nhất từ đầu năm, nhà cấp 4 có thể bị phá hủy

Thứ 3, 27/10/2020 | 17:38
Bão số 9 là cơn bão rất mạnh, dự kiến sẽ ảnh hưởng tới đất liền trong đêm 27/10 và rạng sáng 28/10. Dự báo khu vực chịu ảnh hưởng nặng nhất là miền Trung nước ta.
Cùng chuyên mục

Từ 24/4, thí sinh thử đăng ký trực tuyến dự thi tốt nghiệp THPT

Thứ 3, 23/04/2024 | 21:00
Từ ngày 24/4, thí sinh học lớp 12 năm học 2023-2024 có thể đăng ký dự thi thử tốt nghiệp THPT trực tuyến trên hệ thống quản lý thi của Bộ GD&ĐT.

Quảng Ninh: Xử lý gần 160 học sinh vi phạm quy định giao thông

Thứ 3, 23/04/2024 | 13:57
Cùng với xử lý các trường hợp này, lực lượng chức năng tỉnh Quảng Ninh lập biên bản, xử lý theo quy định 50 cha mẹ giao xe cho con chưa đủ tuổi điều khiển.

Một số thay đổi quan trọng khi thi vào trường chuyên tại Tp.HCM

Thứ 3, 23/04/2024 | 11:16
Dự kiến từ năm học 2024-2025, công tác tuyển sinh lớp 10 chuyên tại Tp.HCM có nhiều thay đổi.

Đổi mới Chương trình giáo dục mầm non phải tháo gỡ được 3 điểm nghẽn

Thứ 3, 23/04/2024 | 10:28
Mục tiêu là phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ từ 3 đến 5 tuổi, đổi mới nội dung chương trình giáo dục mầm non là yêu cầu đặt ra trong giai đoạn hiện nay.

"Giáo dục nghề nghiệp không tuyển sinh được là một sự đau xót"

Thứ 3, 23/04/2024 | 10:01
Theo chuyên gia, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp nếu không sớm có giải pháp sẽ rất khó tăng nguồn tuyển sinh trong bối cảnh người học vẫn còn trọng bằng cấp.
     
Nổi bật trong ngày

Dự báo thời tiết ngày 23/4/2024: Hôm nay trời dịu mát hay nắng nóng?

Thứ 3, 23/04/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (23/4). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.

Đổi mới Chương trình giáo dục mầm non phải tháo gỡ được 3 điểm nghẽn

Thứ 3, 23/04/2024 | 10:28
Mục tiêu là phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ từ 3 đến 5 tuổi, đổi mới nội dung chương trình giáo dục mầm non là yêu cầu đặt ra trong giai đoạn hiện nay.

Dự báo nắng nóng gay gắt bao trùm khắp cả nước trong kỳ nghỉ lễ sắp tới

Thứ 3, 23/04/2024 | 19:00
Theo chuyên gia dự báo thời tiết, nắng nóng sẽ bao trùm khắp cả nước trong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

Bản tin 23/4: Đề xuất trường tiểu học có tối đa 40 lớp

Thứ 3, 23/04/2024 | 06:00
Đề xuất trường tiểu học có tối đa 40 lớp; Đã có 29 ca tử vong do bệnh dại tại 17 địa phương...

"Giáo dục nghề nghiệp không tuyển sinh được là một sự đau xót"

Thứ 3, 23/04/2024 | 10:01
Theo chuyên gia, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp nếu không sớm có giải pháp sẽ rất khó tăng nguồn tuyển sinh trong bối cảnh người học vẫn còn trọng bằng cấp.