Nợ xấu tăng nhanh vì dịch Covid-19, ngân hàng cần làm gì?

Trần Thu Thảo
Thứ 7, 19/02/2022 | 19:30
0
Ngân hàng không thể chủ quan khi tỉ lệ bao phủ nợ xấu chỉ được tính toán với các khoản nợ xấu nội bảng, mà chưa tính đến nợ bán cho VAMC và các khoản nợ xấu tiềm ẩn.

Dịch Covid-19 bùng phát và kéo dài đến nay với diễn biến phức tạp, đã ảnh hưởng sâu tới toàn bộ nền kinh tế, gây những tác động tiêu cực tới hoạt động của các doanh nghiệp, ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng thanh toán của doanh nghiệp.

Trong 5 năm qua, ngành ngân hàng đã xử lý nợ xấu theo Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020 theo Nghị quyết 42 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu. Tuy nhiên, đến ngày 15/8 tới đây, Nghị quyết này sẽ hết hiệu lực thi hành. Ngày 19/2, báo Lao Động phối hợp với Hiệp hội Ngân hàng hội thảo "Cần Luật hoá Nghị quyết 42 để giải bài toán xử lý nợ xấu ngân hàng" nhằm đưa ra các giải pháp giúp ngân hàng đẩy nhanh xử lý tài sản đảm bảo, nợ xấu

Tỉ lệ nợ xấu có xu hướng tăng từ năm 2020

Số liệu từ NHNN cho thấy, cuối năm 2021 tỉ lệ nợ xấu nội bảng là 1,9% (tăng 0,21 điểm % so với cuối năm 2020), nếu tính thêm nợ bán cho Công ty Quản lý tài sản (VAMC) thì con số này là 3,9%. Tỉ lệ nợ xấu gộp (bao gồm nợ xấu nội bảng, nợ xấu bán cho VAMC chưa được xử lý và nợ xấu tiềm ẩn từ các khoản cơ cấu lại) tăng mạnh lên mức 7,31% cuối năm 2021 từ mức 5,1% cuối năm 2020 và gần tương đương với con số cuối năm 2017 (7,4%) - cũng là năm mà Nghị quyết 42 bắt đầu có hiệu lực. 

Tại hội thảo, TS Cấn Văn Lực - chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) cho rằng, nợ xấu của hệ thống các TCTD gia tăng là điều đã được dự báo trước khi mà sự bùng phát của đại dịch Covid-19. "Đặc biệt, làn sóng dịch Covid-19 lần thứ 4 với biến chủng Delta trong năm 2021 đã gây ra các tổn thất nặng nề đối với các hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, sinh kế và đời sống của người dân" - ông cho hay.

"Điểm sáng từ hệ thống TCTD là tỉ lệ bao phủ nợ xấu toàn ngành đã tăng mạnh trong vòng 6 năm qua, từ mức 66% cuối năm 2016 lên đến mức 150% nhờ động thái chủ động trích lập dự phòng của các NHTM niêm yết" - TS Cấn Văn Lực phát biểu.

Tài chính - Ngân hàng - Nợ xấu tăng nhanh vì dịch Covid-19, ngân hàng cần làm gì?

TS Cấn Văn Lực cho rằng, nợ xấu của hệ thống các TCTD gia tăng là điều đã được dự báo trước khi mà sự bùng phát của đại dịch Covid-19.

Đáng chú ý, có những ngân hàng đã tích cực, chủ động trích lập dự phòng rủi ro cho toàn bộ các khoản nợ cơ cấu theo thông tư 14 trước thời hạn (như Vietcombank, BIDV) và tỉ lệ bao phủ nợ xấu hợp nhất còn đạt mức cao kỷ lục từ trước tới nay tại một số ngân hàng (Vietcombank đạt 424%, BIDV đạt 219%, ACB đạt 210%…); qua đó tăng "sức đề kháng" cho toàn hệ thống trước những diễn biến khó lường của đại dịch.

"Tuy nhiên, các ngân hàng nói riêng và hệ thống tài chính nói chung không thể chủ quan khi mà tỉ lệ bao phủ nợ xấu chỉ được tính toán với các khoản nợ xấu nội bảng, mà chưa tính đến các khoản nợ xấu bán cho VAMC chưa được xử lý và các khoản nợ xấu tiềm ẩn từ nợ tái cơ cấu, và khả năng chuyển các khoản nợ từ nhóm 1,2 thành nợ xấu do điều kiện kinh doanh của các doanh nghiệp không thuận lợi trong thời gian tới (tỉ lệ nợ xấu gộp cao gấp 3,8 lần tỷ lệ nợ xấu nội bảng cuối năm 2021)" - ông Cấn Văn Lực nói thêm.

Covid-19 khiến bản chất của nợ xấu thay đổi

Phát biểu tại hội thảo, ông Trần Minh Đạt - Phó Tổng Giám đốc MB cho rằng, khó khăn của ngành ngân hàng trong xử lý nợ xấu tồn tại trong nhiều năm cũng đã được hướng dẫn giải quyết. Thu được nợ thì cũng là kênh dẫn vốn mới, đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh.

Tuy nhiên, việc triển khai Nghị quyết 42 được gần 2 năm thì Covid-19 lại xuất hiện, ông Trần Minh Đạt nhận định: "Đó là cái không may cho ngành ngân hàng. Covid-19 khiến bản chất của nợ xấu có sự thay đổi. Câu chuyện xử lý nợ của các ngân hàng trong bối cảnh đại dịch thực sự là rất khó, ảnh hưởng lớn đến chất lượng tín dụng và công tác xử lý nợ xấu" - ông nói.

Tài chính - Ngân hàng - Nợ xấu tăng nhanh vì dịch Covid-19, ngân hàng cần làm gì? (Hình 2).

Tại MB, để xử lý nợ xấu trong đại dịch, Phó TGĐ Trần Minh Đạt cho biết đã bám sát chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, tập trung cho vay trong những lĩnh vực ưu tiên theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước.

Tại MB, để xử lý nợ xấu trong đại dịch, ông Đạt cho biết đã bám sát chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, tập trung cho vay trong những lĩnh vực ưu tiên theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước. "Chúng tôi cũng tập trung cho vay trong những lịch vực ít bị ảnh hưởng bởi đại dịch. Ngoài ra, kiểm soát chặt chẽ, cơ cấu nợ cho những khách hàng đủ điều kiện theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước" - ông nói. 

Để nâng cao chất lượng tín dụng, Phó Tổng Giám đốc MB cho rằng, không chỉ là câu chuyện thu hồi nợ mà còn là quá trình xuyên suốt từ lựa chọn ngành nghề/lĩnh vực cho vay, lựa chọn doanh nghiệp tốt, quá trình giám sát/kiểm tra việc sử dụng vốn đúng mục đích.

"Khi mình đã lựa chọn tốt ngay từ đầu, nợ xấu sẽ ít phát sinh. Ngay cả khi chẳng may có rủi ro trong kinh doanh, nhưng khách hàng tốt, dùng vốn đúng mục đích thì cũng không bao giờ bị mất vốn hết" - ông nói.

"Chuyển từ thí điểm thành luật về thu hồi nợ xấu"

Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam Nguyễn Quốc Hùng đưa ra các giải pháp để xử lý nợ xấu.

Theo ông Nguyễn Quốc Hùng, cần rà soát toàn diện các Luật khác có liên quan đến xử lý nợ xấu và xử lý tài sản bảo đảm (TSBĐ) của khoản nợ xấu của TCTD để phân tích, đánh giá những điểm chưa thống nhất, còn mâu thuẫn, đảm bảo hài hòa, kết nối với các quy định của pháp luật khác có liên quan. Đồng thời quy định rõ nguyên tắc ưu tiên áp dụng Luật về xử lý nợ xấu khi phát sinh những quy định khác nhau.

Tài chính - Ngân hàng - Nợ xấu tăng nhanh vì dịch Covid-19, ngân hàng cần làm gì? (Hình 3).

Theo ông Nguyễn Quốc Hùng, cần rà soát toàn diện các Luật khác có liên quan đến xử lý nợ xấu và xử lý tài sản bảo đảm (TSBĐ) của khoản nợ xấu của TCTD.

Ông Hùng cũng cho rằng với việc ban hành Luật Xử lý nợ xấu, các cơ quan nhà nước có liên quan trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm rà soát, hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật liên quan; đề xuất ban hành mới/ sửa đổi/ bổ sung tại từng thời điểm phù hợp (nếu cần thiết) để thiết lập mối liên kết, đảm bảo sự liên thông, kết nối giữa các quy định pháp luật.

Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam cũng đề xuất cơ quan soạn thảo xây dựng theo hướng quy định cho phép các TCTD được lựa chọn áp dụng quy định của Luật Xử lý nợ xấu để xử lý các khoản nợ xấu phát sinh trước khi Luật về xử lý nợ xấu được thông qua, có hiệu lực.

Còn theo GS.TS Hoàng Văn Cường - Đại biểu Quốc hội (đoàn Tp.Hà Nội), để việc thu hồi nợ xấu trong thời gian tới có hiệu quả, cần tiếp tục sử dụng những quy định còn hiệu lực trong Nghị quyết 42.

"Tới đây, cần có chuẩn bị để chuyển từ thí điểm thành luật về thu hồi nợ xấu. Mặt thứ hai là chúng ta phải có những biện pháp quản lý dòng tiền khi các ngân hàng, quỹ tín dụng cho các doanh nghiệp vay để bảo đảm rằng những dòng tiền đó ngân hàng kiểm soát được. Khi những doanh nghiệp dùng dòng tiền đó tạo ra sản phẩm để tiêu thụ thì dòng tiền vào ngân hàng quản lý được và thu hồi được ngay, cũng tránh tình trạng nợ xấu tăng lên" - ông Cường nêu rõ.

Ngân hàng nào "nặng gánh" nợ xấu nhất năm 2021?

Thứ 2, 14/02/2022 | 13:29
Tổng nợ xấu năm 2021 của 15 ngân hàng dẫn đầu lên tới 3,68 tỷ USD, tăng 7,2% so với năm 2021. Trong đó, nợ xấu của Techcombank tăng trên 77%.

MB: Lợi nhuận năm 2021 đạt 12.697 tỷ đồng, bao phủ nợ xấu ở mức cao

Thứ 6, 28/01/2022 | 13:11
MB vừa công bố lợi nhuận sau thuế năm 2021 đạt 12.697 tỷ đồng, tăng 53,68% so với cùng kỳ năm 2020. Tỉ lệ bao phủ nợ xấu ở mức cao, riêng ngân hàng mẹ đạt gần 400%.

Nợ xấu của ACB tăng mạnh

Thứ 5, 27/01/2022 | 10:28
ACB báo lãi trước thuế gần 12.000 tỷ trong năm 2021, tăng tương ứng 25%. Bên cạnh đó, nợ xấu của ngân hàng cũng tăng hơn 50% trong năm qua lên 2.799 tỷ đồng.
Cùng tác giả

Cách nào kiểm soát công ty bảo hiểm không lách luật đầu tư bất động sản?

Thứ 5, 15/09/2022 | 20:03
Các doanh nghiệp bảo hiểm vẫn được đầu tư, sở hữu BĐS để làm trụ sở kinh doanh, địa điểm làm việc, nhưng không sử dụng và được mua cổ phiếu doanh nghiệp BĐS.

VN-Index tăng điểm phiên đáo hạn phái sinh

Thứ 5, 15/09/2022 | 17:40
Chứng khoán ngày 15/9 không có dòng cổ phiếu dẫn dắt dù vẫn tăng điểm. Một số nhóm được coi là khỏe hơn so với phần còn lại có thể kể đến phân bón, điện, BĐS...

Hoàng Anh Gia Lai thu hơn 11 tỷ mỗi ngày nhờ nuôi heo, trồng chuối

Thứ 4, 14/09/2022 | 18:07
Doanh nghiệp của bầu Đức ghi nhận doanh thu đạt 2.708 tỷ đồng sau 8 tháng đầu năm, trong đó ngành chăn nuôi chiếm 779 tỷ đồng, ngành cây ăn trái đạt 1.472 tỷ đồng.

Xả hàng cổ phiếu vốn hóa, chứng khoán giảm hơn 7 điểm

Thứ 4, 14/09/2022 | 17:42
Chứng khoán giảm phiên thứ 2 liên tiếp, trùng với diễn biến giảm của thị trường quốc tế khi sắc đỏ từ nhóm VN30 lan rộng ra tất cả các ngành nghề.

"Khoảng trống đột ngột" và niềm tin trên thị trường trái phiếu

Thứ 3, 13/09/2022 | 19:50
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp là một trong những "mạch máu" quan trọng của nền kinh tế nhưng có quan điểm cho rằng trái phiếu lại giống trò đánh bạc.
Cùng chuyên mục

Dấu ấn tín dụng chính sách giúp giảm nghèo, cải thiện đời sống người dân

Thứ 4, 24/04/2024 | 10:00
21 năm qua, vốn tín dụng chính sách tại Điện Biên đã hỗ trợ trên 430.000 hộ nghèo giúp cải thiện về cuộc sống, chuyển biến nhận thức, cách thức làm ăn.

Lăng kính chứng khoán 24/4: Không nên bán tháo ở các nhịp giảm

Thứ 4, 24/04/2024 | 06:00
Nhà đầu tư ngắn hạn không nên bán tháo ở các nhịp giảm, dừng bán và nắm giữ tit trọng cổ phiếu ở mức thấp hoặc có thể xem xét mua thăm dò với tỉ trọng thấp.

Áp lực bán dâng cao, thị trường lại "dò đáy"

Thứ 3, 23/04/2024 | 15:39
Lực bán áp đảo khiến VN-Index có lúc rơi về sát mốc 1.170 điểm trước khi thu hẹp đà giảm về cuối phiên. Thành quả tăng điểm của phiên đầu tuần gần như bị “bay sạch”.

Hà Nội: Rà soát truy thu thuế người có thu nhập từ thương mại điện tử

Thứ 3, 23/04/2024 | 15:31
Cục Thuế TP Hà Nội vừa có thư ngỏ gửi các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trên nền tảng số (kinh doanh thương mại điện tử).

Lãnh đạo MSB nói gì về trường hợp mất tiền gửi tại ngân hàng?

Thứ 3, 23/04/2024 | 14:30
Theo Tổng Giám đốc MSB Nguyễn Hoàng Linh, ngân hàng luôn tôn trọng quyền phán quyết của cơ quan chức năng để đảm bảo quyền lợi khách hàng.
     
Nổi bật trong ngày

Hà Nội: Rà soát truy thu thuế người có thu nhập từ thương mại điện tử

Thứ 3, 23/04/2024 | 15:31
Cục Thuế TP Hà Nội vừa có thư ngỏ gửi các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trên nền tảng số (kinh doanh thương mại điện tử).

Giá vàng 24/4: Vàng SJC bật tăng lên ngưỡng 83,8 triệu đồng/lượng

Thứ 4, 24/04/2024 | 09:47
Sáng nay, giá vàng thế giới giảm trong khi vàng trong nước bật tăng với vàng SJC tại nhiều doanh nghiệp vọt lên ngưỡng 83,8 triệu đồng/lượng.

Lăng kính chứng khoán 23/4: Nhịp giảm đã kết thúc?

Thứ 3, 23/04/2024 | 07:00
Thị trường hồi phục mang tính kỹ thuật và nhịp giảm có thể chưa kết thúc, NĐT nên tiếp tục thận trọng, tranh thủ nhịp phục hồi để cơ cấu danh mục về mức an toàn.

Giá vàng 23/4: Vàng SJC giảm sâu

Thứ 3, 23/04/2024 | 09:59
Giá vàng trong nước sáng nay lao dốc mạnh, trong đó các doanh nghiệp báo giá mua vàng miếng SJC chưa tới 80 triệu đồng/lượng.

Chủ tịch TPBank: Phấn đấu chia cổ tức bằng tiền mặt từ năm 2024

Thứ 3, 23/04/2024 | 12:25
Trong năm 2023, TPBank đã bỏ ra gần 4.000 tỷ đồng để chia cổ tức bằng tiền mặt cho cổ đông với tỉ lệ 15%. Đồng thời chia cổ phiếu thưởng với tỉ lệ hơn 39,19%.