SM-6 khai hoả từ tàu chiến.
Tàu chiến Karelia (loại tàu trinh sát) của Nga đã tiếp cận lãnh hải của Mỹ ở khoảng cách chưa đầy 2 km và vô hiệu hoá 2 tên lửa tối tân SM-6 của Mỹ, Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết.
Theo dữ liệu sơ bộ, chúng ta đang nói đến việc sử dụng một phức hợp chế áp điện tử chưa được chính thức công bố nhưng chúng hoạt động rất mạnh mẽ.
Bộ Quốc phòng Mỹ tuyên bố, ban đầu các tàu theo dõi của Mỹ không thực hiện hành động ngăn chặn tàu chiến Nga đến gần bờ biển Mỹ. Sau đó, tàu chiến Nga này đã tiếp cận ở khoảng cách gần, cách lãnh hải của Mỹ một hải lý. Karelia đã sử dụng chế độ chế áp điện tử, kết quả là hai tên lửa của hệ thống phòng không/phòng thủ tên lửa tiên tiến của Mỹ đã bị vô hiệu hoá.
Lầu Năm Góc nhấn mạnh, hiện tại quân đội Mỹ chưa có bằng chứng, nhưng theo chỉ huy quân đội Mỹ, nguyên nhân dẫn đến việc 2 tên lửa SM-6 bị bắn hạ là do hành động của một tàu chiến Nga.
“Mọi thứ chỉ được biết đến khi cuộc thử nghiệm tên lửa của Mỹ thất bại. Mục đích của cuộc thử nghiệm là để chứng minh khả năng phóng tên lửa SM-6 của tàu khu trục. Nhưng cuối cùng, cả 2 tên lửa đều không thể đánh chặn được mục tiêu của chúng”, Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết.
“Mặc dù không có bằng chứng cho thấy, các tên lửa của Mỹ không thể bắn trúng mục tiêu là kết quả của sự tác động từ một tàu chiến Nga, nhưng chúng tôi sẽ làm rõ mọi chuyện. Cuộc điều tra về nguyên nhân thực sự của việc thất bại này đang được điều tra”, Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết thêm.
Tin đồn về việc hệ thống phòng không/phòng thủ tên lửa của Mỹ thất bại vì chế áp điện tử từ tàu chiến Nga đã có từ trước, nhưng đây là lần đầu tiên Lầu Năm Góc tuyên bố Nga thực sự có liên quan đến vụ việc.
Ngày 29/5, hệ thống phòng không/phòng thủ tên lửa Aegis của Lực lượng vũ trang Mỹ đã sử dụng 2 tên lửa SM-6 để đánh chặn mục tiêu tấn công. Thế nhưng, cả 2 quả tên lửa này đều thất bại. Aegis được đánh giá là hệ thống đáng tin cậy nhất trong các hệ thống phòng không/phòng thủ tên lửa của Mỹ. Nhưng, nó đã kết thúc trong thất bại.
SM-6 là loại tên lửa được phát triển để thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau.
Trong khi đó, SM-6 là loại tên lửa đã nhận được nhiều mỹ từ. Nó được phát triển để thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau, trong đó nhiệm vụ chính là đánh chặn. Tên lửa SM-6 có hệ thống radar tìm kiếm chủ động, vì vậy mà nó có thể tấn công mục tiêu nằm ngoài tầm nhìn của tàu chiến. Tầm bắn tối đa của SM-6 chưa được công bố chính thức, nhưng theo các chuyên gia, SM-6 có thể tấn công mục tiêu ở khoảng cách hơn 250 hải lý. Mặc dù đầu đạn của SM-6 có kích cỡ khá nhỏ nhưng khả năng sát thương của nó lại cực lớn.
Một nguồn tin cho biết, các quan chức cấp cao của quân đội Mỹ đã có mặt để chứng kiến cuộc thử nghiệm. Thế nhưng, nó đã thất bại. Được biết, vụ thử hệ thống phòng không/phòng thủ tên lửa Aegis nằm trong khuôn khổ cuộc tập trận lớn với sự tham gia của nhiều phương tiện và vũ khí khác nhau gồm: 29 máy bay không người lái, tàu ngầm không người lái...
Cần lưu ý rằng đây mới chỉ là phát ngôn của phía Mỹ. Đến hiện tại, Nga vẫn chưa đưa ra bất cứ bình luận nào liên quan đến cáo buộc này.
HOÀ AN (Theo SF, AVP)